Nâng cao hiệu lực quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, các đoàn thể và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Hải Phũng hiện nay pot (Trang 82 - 98)

chức năng, các đoàn thể và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng

Đây là giải pháp quan trọng thể hiện vai trò chủ động, tích cực của các chủ thể trong quá trình xây dựng đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Sự buông lỏng quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân với cán bộ, đảng viên là một nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, đi đôi với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải tăng cường sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng đối với cán bộ, đảng viên. Trong thời gian tới để làm tốt vấn đề này đối với cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng, cần thực hiện đồng bộ có hiệu quả các vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Yêu cầu của vấn đề này, trước hết cần đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ năng lực, trình độ và khả năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cần cụ thể hóa xây dựng quy chế hoạt động của từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị thành phố, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đạt hiệu quả. Công tác quản lý cần gắn chặt với công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm, qua đó kịp thời giải quyết. Hoàn thiện, đảm bảo hệ thống văn bản quản lý, điều chỉnh một cách phù hợp, đồng bộ và không chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, nhất là trong quản lý các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những biểu hiện sai trái, vi phạm nguyên tắc, vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên.

Thứ hai,tăng cường công tác kiểm tra đảng. Công tác kiểm tra có vị trí, vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng; không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Đấu tranh khắc phục suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên càng cần phải tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác quan trọng này. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, những kẻ hủ hóa vì thiếu đạo đức cách mạng, đồng thời vì các cơ quan "thiếu kiểm tra".

Trong tình hình hiện nay, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là từ mặt trái của KTTT đã làm cho việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cán bộ, đảng viên gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Tính phức tạp đó đã đặt ra cho công tác kiểm tra không khỏi những khó khăn, lúng túng. Trong khi đó, như Đảng ta nhận định, việc kiểm tra chấp hành đường lối, chính sách và kỷ luật Đảng "kém hiệu quả". Vì vậy, công tác kiểm tra cần phải được tăng cường và nâng cao chất lượng hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói riêng.

Từ thực tiễn trên, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX chỉ rõ: "Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy và của ủy ban kiểm tra các cấp để xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tham nhũng, tiêu cực, gây thiệt hại nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết trong cấp ủy, trong cơ quan lãnh đạo, giữa những người lãnh đạo chủ chốt" [32, tr. 108]. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ thành phố Hải Phòng cũng nhấn mạnh: "Các cấp ủy tiếp tục nâng cao nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo và tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra. Nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động công tác kiểm tra" [67, tr. 48]. Để tăng cường công tác kiểm tra nhằm xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản:

+ Gắn trách nhiệm của tổ chức đảng, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy các cấp (nhất là bí thư) với hiệu quả của công tác kiểm tra.

+ Thực hiện cơ chế phát huy vai trò của đảng viên và quần chúng trong công tác kiểm tra. Đây là vấn đề thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đã được pháp luật quy định trong việc mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tham gia quản lý nhà nước, họ phát hiện những sai trái của cán bộ, đảng viên, qua đó đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Để phát huy vai trò này các cơ

quan nhà nước, cần tạo điều kiện hơn nữa để nhân dân thực hiện việc giám sát, đấu tranh chống những hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên.

+ ủy ban kiểm tra các cấp và các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ chủ động tham mưu, đề xuất và giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch để cấp ủy tiến hành các cuộc kiểm tra theo Điều lệ Đảng quy định. Hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp phải gắn liền và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố, nhất là phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm gắn với kiểm tra nhiệm vụ được phân công. Trọng tâm kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật, phân phối lưu thông, trong sử dụng các nguồn vốn...

+ Nâng cao khả năng ngăn chặn và tính giáo dục của công tác kiểm tra. Kiểm tra với mục đích ngăn ngừa khuyết điểm, nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức đảng. Đồng thời thông qua kiểm tra để xem xét, xử lý kịp thời những vi phạm, khuyết điểm của đảng viên, tổ chức đảng. Giải quyết kịp thời các đơn tố cáo, khiếu nại, nhất là những đơn thư có liên quan đến các cấp ủy viên; nâng cao tính giáo dục của công tác kiểm tra Đảng.

Thứ ba,thực hiện tốt quy chế dân chủ, nhất là quy chế dân chủ ở cơ sở. Cần phải cụ thể hóa và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong tất cả mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Trên cơ sở đó, tạo môi trường để đảng viên có chính kiến của mình trong sinh hoạt, kiên quyết đấu tranh với những sai trái, bảo vệ lẽ phải, tránh mọi biểu hiện trù úm cán bộ khi có ý kiến trái với ý kiến lãnh đạo. Tuy nhiên, dân chủ phải đảm bảo nguyên tắc, tránh dân chủ hình thức hoặc dân chủ quá trớn, quá trình dân chủ hóa gắn với đào tạo; bồi dưỡng tri thức, năng lực cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt dân chủ trong Đảng, "giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình. Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ" [67, tr. 48], làm cơ sở thực hiện tốt dân chủ trong các tổ chức và lĩnh vực hoạt động khác.

Dân chủ hóa mọi cơ quan, mọi lĩnh vực sẽ góp phần xây dựng cơ quan vững mạnh về mọi mặt, tạo sự đoàn kết, thống nhất, góp phần ngăn chặn việc cán bộ, đảng viên lợi dụng để tham ô tài sản của nhân dân, khắc phục lối làm việc tùy tiện, cảm tính, phát huy được trí tuệ của tập thể trong việc ra quyết định, nghị quyết; tệ quan liêu, cửa quyền được hạn chế, niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên được củng cố. Như vậy, bằng những biện pháp dân chủ hóa đời sống xã hội, giúp cho người cán bộ, đảng viên nâng cao tính tự giác trong hoạt động của mình, làm việc có hiệu quả vì lợi ích quần chúng, đó chính là đạo đức mới, đạo đức cách mạng trong điều kiện KTTT hiện nay.

Thứ tư, phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm của cán bộ, đảng viên hiện nay. Sự tham gia tích cực, có hiệu quả của quần chúng nhân dân trong xây dựng Đảng sẽ càng làm cho Đảng thêm vững mạnh, càng làm tăng thêm mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Những khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên, của tổ chức đảng, do nhiều nguyên nhân, có thể tổ chức và cấp ủy không phát hiện được, hoặc không phát hiện kịp thời, nhưng không thể che hết được "tai mắt" của nhân dân. Bởi vì theo Hồ Chí Minh, "Họ chẳng những trông thấy những người tốt, việc tốt, mà họ cũng trông thấy những người xấu, việc xấu trong Đảng" [59, tr. 225]. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thì nhất thiết phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân. Không phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân thì việc xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên không thể đạt được kết quả mong muốn, những khuyết điểm của cán bộ, đảng viên không được khắc phục kịp thời, tổ chức đảng và đảng viên không thể "tiến bộ mau"; đồng thời đó còn là dấu hiệu của sự "xa dân", một thứ bệnh quan liêu mà chính Hồ Chí Minh đã nhiều lần cảnh báo đối với cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhất là đối với những đảng viên có chức, có quyền.

Nhân dân đi theo Đảng làm cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và bao giờ cũng mong muốn Đảng thật sự vững mạnh, trong sạch, đại diện xứng đáng cho họ, dẫn dắt họ đi đến mọi thắng lợi. Vì vậy, phát huy vai trò của mọi cán

bộ đảng viên, của quần chúng nhân dân là yêu cầu khách quan. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của công tác xây dựng Đảng, vấn đề ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong công tác này còn chưa được chú ý đúng mức. Có nơi chỉ hô hào chung chung, nhưng thực tế quần chúng không thể "can dự" vào được quá trình xây dựng Đảng, có cấp ủy và tổ chức đảng đã bỏ qua lực lượng đông đảo đảng viên thường và quần chúng ở đơn vị.

Để làm tốt vấn đề này, cần phải có quy chế rõ ràng lấy ý kiến của quần chúng về tổ chức đảng, cấp ủy, về đảng viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phải thật sự tôn trọng ý kiến đóng góp của quần chúng, chống mọi sự lợi dụng để xuyên tạc tình hình làm sai lạc nhận thức của quần chúng đối với sự việc, để từ đó lấy ý kiến làm cơ sở chống đối, "đấu đá" lẫn nhau. Quần chúng nhân dân là người xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, vì sự vững mạnh của Đảng, chứ không phải là người bảo vệ những lợi ích ích kỷ của những cá nhân lợi dụng danh nghĩa Đảng để trục lợi cho riêng mình.

Như vậy, những giải pháp trên là một thể thống nhất quan hệ chặt chẽ với nhau, đều có vị trí vai trò quan trọng, không được xem nhẹ một giải pháp nào. Thực hiện tốt giải pháp này cũng có nghĩa là góp phần thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại, nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức và xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay.

Tóm lại, thực trạng đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng trong điều kiện KTTT hiện nay thể hiện cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tiến bộ và lạc hậu, tích cực và tiêu cực trong vấn đề đạo đức, lối sống. Mặt tích cực, tiến bộ là chủ đạo và ngày càng khẳng định trong thực tiễn, trong tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng. Mặt tiêu cực, lạc hậu là rất nguy hại, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; là mối nguy cơ đe dọa đến chính sự tồn tại và phát triển của Đảng; đến chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức đảng của Đảng bộ thành phố.

Sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Mỗi nguyên nhân có tác động riêng, ảnh hưởng riêng đến sự suy thoái đạo đức, trong đó những nguyên nhân thuộc về chủ quan của bản thân đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng và trách nhiệm các cấp lãnh đạo, quản lý của thành phố đối với việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên là quyết định.

Những giải pháp về tạo môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội; về công tác giáo dục; về phát huy tính tiền phong gương mẫu của cán bộ chủ chốt; về tự rèn luyện, tự tu dưỡng của cán bộ, đảng viên; về phát huy vai trò của các lực lượng và tổ chức là một thể thống nhất quan hệ chặt chẽ với nhau, đều có vị trí vai trò quan trọng, không được xem nhẹ một giải pháp nào. Thực hiện tốt giải pháp này cũng có nghĩa là góp phần thực hiện tốt giải pháp kia và ngược lại, nhằm khắc phục sự suy thoái đạo đức và xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay.

Sự phát triển đất nước theo định hướng XHCN, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi rất cao tầm lãnh đạo của Đảng và năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sự phát triển và tính chất trầm trọng của những biểu hiện suy thoái đạo đức trong cán bộ, đảng viên đã đặt ra một cách cấp bách phải có sự "tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn" nhiệm vụ xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói riêng, để Đảng bộ thành phố thực sự ngang tầm với nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân Hải Phòng, thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ đã đề ra, xây dựng Hải Phòng phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh.

Kết luận

Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đạo đức, đặc biệt là đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, về tính thống nhất giữa đức và tài trong xây dựng bồi dưỡng đạo đức cho người cán bộ, đảng viên là việc làm cần thiết và đúng hướng.

Sự biến đổi to lớn về mặt kinh tế đã làm ảnh hưởng sâu sắc những giá trị đạo đức xã hội. Một mặt, KTTT cùng với những giá trị tích cực của truyền thống đã củng cố và tạo điều kiện hiện thực hóa những lý tưởng đạo đức cách mạng. Mặt khác, do tính tự phát của KTTT hiện nay, cùng với những tâm lý lạc hậu của xã hội cũ đã tạo điều kiện làm suy giảm, xói mòn đạo đức cách mạng, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng viên biến họ trở thành những người cơ hội. Vì vậy, yêu cầu đạo đức quan trọng và cấp bách, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng phải rèn luyện là: Có lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên CNXH, phấn đấu tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trau dồi chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, thói quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở Hải Phũng hiện nay pot (Trang 82 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)