Các kiểu loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chủ Lai:

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI (Trang 34 - 47)

V Cấu trúc của đề tài:

2. Các kiểu loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chủ Lai:

Chúng ta đều biết: không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về

không gian nên mang tính chủ quan và in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn. Khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi thấy tương ứng với hai chặng

đường sáng tác của nhà văn là hai kiểu không gian nghệ thuật vừa có sự khác biệt vừa có sự tiếp biến với nhaụ

2.1. Chặng đường sáng tác thứ nhất ( 1978 - 1986): Không gian sử thi nhiều bình diện có sự xuất hiện manh nha chất tiểu thuyết

Có thể khẳng định không gian nghệ thuật trong Nắng đồng bằng, là nơi "giao thoa" chất sử thi đậm nét với chất tiểu thuyết mờ nhạt

Trong các tác phẩm của Chu lai, đặc biệt trong các tác phẩm xuất hiện sau khởi

điểm "đổi mới" 1987, chúng tôi thấy nhà văn có khả năng tinh nhậy đặc biệt khi phát hiện và phản ánh những vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất trong xã hội Việt Nam đương

đại: - số phận người lính thời hậu chiến, sự tha hoá nhân cách trong cơ chế thị trường, sự thay đổi những nhìn nấc thang giá trị trong xã hội hôm nay, hình mẫu con người lý tưởng hôm nay là aỉ... Những phát hiện của Chu Lai mang tính dự báo cao và đã gây tranh luận sôi nổi trong giới phê bình văn học và trong bạn đọc. Rất ít nhà văn đang cầm bút hôm nay có khả năng làm được điều đó.

Chu Lai còn là nhà văn hầu như thuỷ chung suốt đời với đề tài số phận người lính trong và sau chiến tranh. Với một đất nước đã trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, đây là một đề tài không bao giời cũ. Viết về đề tài này, Chu Lai đã có nhiều đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết. Thông qua hành trình sáng tác và sự tự đổi mới mình của Chu Lai, chúng ta nhìn thấy bóng dáng quá trình vận động, đổi mới thi pháp tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến naỵ

Trong các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi chọn Nắng đồng bằng để nghiên cứu bởi vì: đây là tiểu thuyết đầu tiên của Chu Lai và đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Việt Nam. Giọng điệu, ngôn ngữ, cá tính sáng tạo của nhà văn bắt đầu định hình từ tác phẩm này với cảưu điểm và nhược điểm. Hơn thế nữa; Nắng đồng bằng là

một trong số ít tác phẩm của văn xuôi đương đại mang tính "bản lề": vừa chuẩn bị

"khép lại" mô hình tiểu thuyết mang tính sử thi từng thống trị giai đoạn 1945 - 1975, vừa có những dấu hiệu của mô hình tiểu thuyết phi sử thi sẽ phát triển mạnh mẽ sau năm 1986 . Trong Nắng đồng bằng, đặc điểm của cả hai kiểu tư duy nghệ thuật kiểu trên đều có mặt: - chất sử thi vẫn còn dù đã có phần nhạt đi chất tiểu thuyết đích thực

đã xuất hiện dù mới chỉ thấp thoáng. Cái sắp kết thúc và cái sắp bắt đầu đã gặp gỡ

nhau dù chỉ thoáng qua trong tác phẩm nàỵ

Trong rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu của Nắng đồng bằng - những vấn đề

ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận ở mức độ sơ lược chúng tôi chọn vấn đề Không gian nghệ thuật để nghiên cứu vì nó chưa được đề cập đến trong bất cứ

công trình nghiên cứu nào về Chu Laị Qua vấn đề Không gian nghệ thuật trong Nắng đồng bằng, chúng ta không chỉ thấy quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của nhà văn mà còn gián tiếp nhìn thấy sự thay đổi loại hình nhân vật trung tâm so với tiểu thuyết Việt Nam ở giai đoạn 1945- 1975.

Về khái niệm Không gian nghệ thuật trong rất nhiều định nghĩa của các giáo trình Lí luận văn học, của T điển thuật ngữ văn học, của “150 thuật ngữ văn học”...

gặp gỡ của nó với các định nghĩa trong các tài liệu khác: "Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình thức nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cùng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định" (Giáo trình Dân luận thi pháp học, N.Giáo dục- 1998,tr.88).

Qua khảo sát và đánh giá, chúng lôi nhận thấy trong Nắng đồng bằng, nhà văn đã tập trung khắc họa hai loại không gian cơ bản sau đây: Không gian sử thi nhiều bình diện của một số phận lịch sử tập thể (gồm không gian thiên nhiên, không gian xã hội, không gian chiến trận); Không gian nội tâm gắn với dòng hồi ức.

2.1.1. Không gian sử thi nhiều bình điện của số phận lịch sử tập thể .

Trong loại không gian này, chất sử thi dù đã nhạt bớt so với không gian nghệ

thuật trong tiểu thuyết Việt Nam 1945- 1975 nhưng vẫn đậm hơn chất tiểu thuyết bắt

đầu xuất hiện. Mô hình không gian mang tính sử thi vẫn được lặp lại với một chu kỳ

quen thuộc: - hậu cứ - chuẩn bị chiến dịch - tiến hành chiến dịch - trở về hậu cứ.... Tâm điểm vẫn là không gian của những chiến dịch, những trận đánh và mọi kiểu không gian khác đều xoay quanh và phụ thuộc vào nó.

Nắng đồng bằng bao quát một không gian rộng lớn và gắn bó với nó là số phận tập thể của trung đội đặc công của nhân vật Linh: - không gian vùng ven Sài gòn những năm kháng chiến chống Mĩ, tính từ năm 1968 trở về saụ Trong loại không gian sử thi này, chúng tôi bắt gặp những kiểu không gian cụ thể mà trong đó, chất tiểu thuyết đích thực đã manh nha xuất hiện.

2.1.1.1. Không gian thiên nhiên đa sắc tháị

Đây là kiểu không gian thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp vừa lãng mạn vừa hiện thực với nguyên tắc tương phản xuất hiện với hai dạng thức sau:

Thứ nhất, không gian thiên nhiên khắc nghiệt gắn với thử thách mất mát được miêu tả bằng bút pháp hiện thực và đậm chất tiểu thuyết.

Đó là hình ảnh cánh rừng bị tàn phá bởi bom đạn và chất độc hoá học. Thiên nhiên được nhìn bởi đôi mắt u uất đau buồn của những người lính đang rút về hậu cứ

với bao tổn thất sau cuộc tổng tấn công 1968: “măng lồ ô sắp tàn. Nom hao hao những ngọn nến khổng lồđang cháỵ Cháy nhợt nhạt. Cháy giữa một trời mưa” (Tr.6). Không gian thiên nhiên này được miêu tả với hàng loạt hình ảnh như những ám ảnh nghệ

thuật. Những cơn mưa dầm dề như những nỗi buồn không dứt, sông suối gào thét trong mùa lũ như những thử thách tiếp nối nhau thách thức những người lính đói khát, mệt lả nhưng can trường: "Nắng vẫn chói chang. Lũ réo ầm ầm. Nhìn mặt sông thấy chóng mặt" (Tr.21). Còn hình ảnh "Nắng" hiện ra sau bao sự hi sinh cũng nhuốm màu

bi thảm: "cây cối, cỏ lác (.... ) một thứ nắng đỏ sẫm như tiết" (Tr.47) trong tác phẩm nàỵ Con đường hành quân xuất hiện trong kiểu không gian thiên nhiên khắc nghiệt vừa tượng trưng cho thử thách, vừa là con đường - số phận đang ở những khúc quanh gập ghềnh, khốn khó nhất. Nó gắn với tâm trạng người lính sau tổng tấn công 1968 rút khỏi thành phố như những người thua trận: "Tấm phên tre lót trên đường thồ rung lên cót két. Bùn đất lép nhép trào qua những kẽ phên, nhuộm nâu những bàn chân bước mệt mỏi" (Tr.7) Nếu so sánh với không gian thiên nhiên trong Dân chân người lính

của Nguyễn Minh Châu ta thấy chất sử thi ở đây đã nhạt di, chất tiểu thuyết đã manh nha xuất hiện. Không chỉ còn là những bức tranh thiên nhiên hoặc phơi phới vui tươi hoặc hào hùng kỳ vĩ, nếu có đau thương cũng chỉ thoáng qua rồi lại bừng sáng vẻđẹp hồi sinh. Ở đây có nhiều cảnh gắn với sự bi thảm như từng thấy trong chiến tranh xuất hiện dù chưa nhiều trong cái nhìn hiện thực.

“Cây cối, cỏ lác xung quanh bị phạt trụi thui lủi như vừa qua đám cháy lớn, đang còn hầm hập nóng, những thân cây to bằng hai ba người ôm gục xuống tước xơ như

cái cổ bị chặt chưa đứt ....” (Tr.47)

Nhưng không gian thiên nhiên khắc nghiệt trong cái nhìn tiểu thuyết nghiêm ngặt, trần trụi chiếm tỷ lệ ít ỏi trong tác phẩm. Cái nhìn sử thi vừa lãng mạn vừa hào hùng xuất hiện ở kiểu không gian thiên nhiên thứ haị

Thứ hai, không gian thiên nhiên thơ mộng được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn và gắn với cái nhìn sử thị Trong kiểu không gian thơ mộng này, chúng ta gặp những cánh rừng xanh tươi, có mưa ngọt lành, nắng rực rỡ sau những đau thương mất mát. Có thể coi đây là giai điệu tình ca êm ái đan xen vào khúc ca bi tráng của chiến trận.

Đây cũng là bức tranh "tâm cảnh" phản chiến tâm trạng của nhân vật: - một "khoảng bình yên" trước trận đánh, một khoảng khắc mơ mộng nhớ về quê hương ở tận miền Bắc xa xôị..

Đặc biệt hình ánh dòng sông thơ mộng xuất hiện rất nhiều lần trong kiểu không gian nàỵ Đây là những âm thanh mà nhân vật Linh nghe được từ dòng sông: "Dưới kia vẳng nghe rì rầm tiếng sóng mơn man với gió" (Tr. l4). Còn đây là dòng sông mơ

mộng - dòng sông tâm trạng của người lính đang sống giữa sự huỷ diệt của quân thù: “Trời hửng sáng ( ...) con sông nước lớn ăm ắp đôi bờ màu trắng sữa” (Tr. l7). Dòng sông bình yên và mơ mộng trong bom đạn cũng là dòng sông tâm trạng của những người lính anh hùng. Chỉ có cái nhìn sử thi mới miêu tả hình ảnh dòng sông như thế: “Linh vẫn nhè nhẹ sải tay bơi, một bên má áp lên sóng, bượn đi âm thanh trong lòng nước nghe quen thuộc quá ( ...) sau anh, nước xé ra thành muôn con sóng bé, lượn lờ

tới giữa sông” (Tr. 103- l04). Ngay cả một địa danh từng gắn với nỗi đau thương cũng

được gọi tên và miêu tả thật thơ mộng: “Bầu con gái”. Bầu nước - nơi một tiểu đội nữ

thanh niên xung phong bị trực thăng Mỹ hạ cánh bắt sống cũng được miêu tả thật đẹp

đẽ thanh bình: "Nước trong vắt lấp xáp dưới chân, toé lên trăng lắp lánh. Cả mặt bầu, hoa cỏ may cũng nở trắng xoá như mặt biển rờn rợn sóng, lại như mây sa la đà" (Tr.

29)

Tô điểm cho vẻ đẹp thơ mộng của không gian thiên nhiên là hình ảnh "Mưa" và "Nắng". Hình ảnh nắng rực rỡ ấm áp như tinh thần lạc quan của người lính vẫn lấp lánh trong máu lửa hi sinh: "Linh ngỡ ngàng nhìn nắng chạy (...) nó chạy như trượt như bay (...) Nắng chạy thật vuị Nắng chạy rủ gió chạy đằng saụ Gió lao sao lùa cây lá đó đây, cứ ngỡ nắng cười" (Tr. 155). Nếu "Nắng" là niềm vui, lòng lạc quan cách mạng thì "Mưa" lại gợi nhớ một mái ấm hạnh phúc, một bếp lửa gia đình: "Dòng sông mênh mang mưa xoá nát. bờ bến, trông như biển. Mặt biển trắng bạc lăn tăn nhưđang sôi, đang reọ Những sợi mục trắng xối đuổi nhau, bay là là mặt sông như những làn khói trắng (...) Mưa này mà có một mái nhà, một bếp lửa .... " (Tr. 132) Những giọt mưa gợi buồn và gợi khát khao về một mái ấm gia đình này rất hiếm hoi trong tiểu thuyết Việt Nam mang tính sử thi xuất hiện trước 1975. Bởi vậy, trong Nắng đồng bằng của Chu Lai, chất sử thi không còn thuần khiết tuyệt đối như trước nữạ Những giọt mưa buồn kể trên đã báo hiệu: trong người anh hùng thời đại không chỉ có quyết tâm chiến đấu và lý tưởng cách mạng, những khao khát riêng tư của "cái tôi" cá nhân

đã bắt đầu xuất hiện. Và chỉ có sự hài hoà cái chung cái riêng ấy mới cho ta hình ảnh về một con người hoàn chỉnh.

2.1.1.2. Không gian xã hội đa sắc thái :

Nếu không gian thiên nhiên vừa là không gian bối cảnh cho nhân vật xuất hiện và hành động vừa là "gương soi" cho tâm trạng nhân vật thì không gian xã hội lại là bối cảnh sinh hoạt của người lính. Cũng như ở không gian thiên nhiên, không gian xã hội

được miêu tả bằng hai sắc thái: Vừa đầm ấm thơ mộng vừa dữ dội bi hùng. Không gian xã hội ở đây là hậu cứ của những người lính đặc công. Nó xuất hiện đan xen vào trước hoặc sau các trận đánh, như những khoảng nghỉ trầm lắng giữa hai cao trào sôi sục trong một bản nhạc. Một cánh rừng với mưa gõ đều xuống mái tăng và bếp lửa ấm (Tr. 17). Một vùng đất nhỏ ven sông Sài Gòn lẫn vào cây lá (Tr 105- 109). Bên những khung cảnh ấm ấp ấy là khung cảnh ác liệt: hậu cứ của đơn vị Linh với cảnh xử tử hình út Hạnh (Tr. 287- 299). Cảnh xử tử kẻ thù như vậy chưa từng xuất hiện trong bất cứ

tiểu thuyết Việt Nam nào ở giai đoạn 1945 - 1975. Do áp lực của đề tài chiến tranh, không gian xã hội gắn bó với số phận người lính vẫn chịu sự chi phối và nhiều khi hoà lẫn vào không gian chiến tranh - kiểu không gian quan trọng nhất trong tác phẩm nàỵ

2.1.1.3. Kiểu không gian chiến trận bi hùng được miêu tả bằng cái nhìn vừa sử

thi vừa tiểu thuyết:

Có thể khẳng định Nắng đồng bằng của Chu Lai là "điểm" giao thoa của hai mô hình tiểu thuyết của hai thời đạị Sự gặp gỡ ấy thể hiện rõ nét nhất ở kiểu không gian chiến trận. Vẫn là những trận đánh ác liệt với bao hy sinh rồi chiến thắng. Nhưng Chu Lai bắt đầu miêu tả sự hy sinh với tính chân thật của lịch sử và chiều sâu nhân bản cần có. Do yêu cầu của lịch sử, của chính trị và vì tất cả cho chiến thắng cuối cùng, tiểu

thuyết sử Việt Nam trước 1975 thường tiết chế và giảm nhẹ sự hy sinh vốn có. Cái chết của nhân vật Lữ trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu đã được lãng mạn hoá là một minh chứng cho điều đó. Nhưng ở đây ta thấy trung đội đặc công của Linh có lúc gần như bị xoá phiên hiệụ Số lượng các chiến sĩ và dân quân du kích ngã xuống không ít. Sự thật lịch sử bắt đầu được phản ánh ở một góc nhìn mớị Và ở hàng loạt tiểu thuyết sau này của Chu Lai như ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần..., hoặc ở

Nỗi buồn chiếnl tranh của Bảo Ninh, Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang...góc nhìn mới mẻ này sẽ thành phổ biến - đó là góc nhìn tiểu thuyết đích thực.

Đó là cảnh thương binh Toàn tự sát bằng lựu đạn sau trận đánh dữ dội. Bi thảm và ghê rợn hơn là cảnh lấy xác tử sĩ: "Một con kì đà mầm mẫm bỗng vùng bỏ chạy khỏi tử thị Linh bước nhanh lại, quỳ xuống. Giữa miệng Tùng, một cái cọc cắm sâu lút gáy xuống đất" (Tr. 59). Mặc dù ngay sau cảnh bi thảm này là trận đánh thông minh xoá sổ một trung đội Mĩ, cái hùng đã xuất hiện để nâng cái bi lên thành bi tráng, chúng ta vẫn không khỏi xót thương và đau đớn. Trước Chu Lai chưa có một nhà văn nào miêu tả cận cảnh một hình ảnh ghê rợn đến thế. Rồi khung cảnh dữ dội của trận

đánh giữa Linh với một đại đội Mĩ. Không gian chiến tranh đậm nét sử thi nhất là trận

đánh tiêu diệt tên quận trưởng ác ôn Xầm diễn ra trên một con đường. Lại một con

đường trở thành chiến trường như rất nhiều lần xuất hiện hình ảnh con đường trong tiểu thuyết nàỵ Sự hi sinh của Sáu Hoá được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng anh hùng: "Đêm ấy, trong tiếng sóng vỗ mơn man bờ cát, tiếng bìm bịp kêu âm âm trong lòng nước, trong ánh hoả châụ.. Sáu Hoá như một cậu bé nét mặt thảnh thơi ngồi dựa đầu vào vai cô gái cùng thôn. Trên môi anh phảng phất một nụ cười mãn nguyện. Bỗng anh ngồi thẳng dạy, buông một tiếng nói thật chậm, thật nhỏ

Một phần của tài liệu THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)