Sự không thống nhất trong các quy định trên của pháp luật đã gây khá nhiều rắc rối cho Ngân hàng Techcombank trong một giai đoạn ngắn “Quy chế về bảo

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 49 - 52)

- Techcombank nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Techcombank trực tiếp nhận chính TSBĐ để bù trừ cho nghĩa vụ của

Sự không thống nhất trong các quy định trên của pháp luật đã gây khá nhiều rắc rối cho Ngân hàng Techcombank trong một giai đoạn ngắn “Quy chế về bảo

rắc rối cho Ngân hàng Techcombank trong một giai đoạn ngắn. “Quy chế về bảo đảm tài sản của Ngân hàng Techcombank” được ban hành theo Quyết định số 238/QĐ-HĐ ngày 23/02 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank, theo đó, tại điểm 3 Mục 5 Chương II của quy chế có quy định “ Một tài sản được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ tại Techcombank; trường hợp tài sản là loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại Techcombank, với điều kiện phải thực hiện quy định tại điểm 1.4 Mục này”. Như vậy, trong một năm từ khi BLDS 2005 ra đời cho tới khi Nghị định 163/2006/NĐ-CP ra đời, Techcombank đã gặp nhiều rắc rối trong việc thực hiện quy định của pháp luật về phạm vi tài sản bảo đảm.

Sự ra đời của Nghị định 163/2006/NĐ-CP làm hết hiệu lực của Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 165/1999/NĐ-CP đã giúp thống nhất hơn các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm. Điều 5 Nghị đinh 163/2006/NĐ-CP quy định “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Vấn đề “phạm vi bảo đảm của tài sản” chỉ là một trong những khó khăn mà Ngân hàng Techcombank gặp phải về hệ thống văn bản pháp luật.

2.2 Khó khăn khi tiến hành xử lý TSBĐ trong thực tiễn.

Đối với TSBĐ là bất động sản:

Khi nhận TSBĐ là bất động sản, Techcombank cũng gặp phải một số khó khăn điển hình trong khâu xử lý TSBĐ như: Khách hàng không hợp tác, cố tính trốn tránh (nguyên nhân khách quan); Cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc không xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng (nguyên nhân chủ quan).

Khách hàng không hợp tác, cố tình trốn tránh là khó khăn hàng đầu mà Techcombank thường xuyên gặp phải. Việc xử lý TSBĐ trở nên phức tạp và nhiều

trường hợp dẫn đến không thể xử lý được. Trong những trường hợp này, Techcombank chỉ còn cách khởi kiện khách hàng tại tòa án. Với hướng giải quyết này, thời gian xử lý TSBĐ bị kéo dài hơn so với dự tính ban đầu của ngân hàng, thời gian tố tụng thường kéo dài, giá trị của TSBĐ thường không đúng thực tế bởi các cơ quan chức năng xác định giá trị tài sản theo khung giá nhà nước, các thủ tục tại Tòa án nhiều phiền hà… Không chỉ dừng tại đó, giai đoạn Thi hành án cũng làm mất rất nhiều thời gian của Ngân hàng. Thời gian xử lý TSBĐ càng kéo dài, Techcombank càng chịu nhiều tổn thất.

Trường hợp cán bộ thẩm định không xác định đúng giá trị của TSBĐ hoặc không xác minh chính xác mối quan hệ giữa khách hàng vay vốn và ngân hàng cũng gây khó khăn cho việc xử lý TSBĐ của Ngân hàng Techcombank. Khi xác định giá trị TSBĐ là

bất động sản, cán bộ thẩm định không nắm được giá trị thực của TSBĐ, không chú ý tới việc bất động sản có nằm trong khu vực khó bán hay không (đối với TSBĐ là nhà ở, xưởng sản xuất…). Điều này dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng khi xử lý TSBĐ bởi thời gian xử lý TSBĐ sẽ kéo dài, nhiều trường hợp sau khi xử lý TSBĐ ngân hàng lại không thu đủ nợ…

Đối với TSBĐ là động sản:

Khó khăn lớn nhất mà Ngân hàng Techcombank gặp phải khi xử lý TSBĐ là động sản là khách hàng thường cố tình trốn tránh, tẩu tán TSBĐ, dẫn đến ngân hàng không thể xử lý TSBĐ được và không thể thu hồi nợ. Ví dụ: Cá nhân vay tiền của ngân hàng để mua ô tô và giao cho ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu ô tô. Khi đến hạn trả tiền, cá nhân đó đem bán ô tô cho người khác, thu tiền về, sau đó chạy trốn. Lúc này, mặc dù ngân hàng có trong tay giấy tờ sở hữu của ô tô cũng không thể thu hồi lại khoản nợ mà khách hàng đã vay.

Trong những trường hợp này, nếu ngân hàng khởi kiện khách hàng thì bản thân ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Giả sử khách hàng được triệu tập nhưng không đến thì lúc này Tóa án có quyền xử vắng mặt và tuyên buộc khách hàng phải trả nợ và xử lý TSBĐ nhưng khách hàng lại không giao nộp TSBĐ. Lúc này bản án cũng không được thi hành vì không có đối tượng thi hành. Như vậy ngân hàng sẽ không có khả năng thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng đồng ý thanh toán nhưng số tiền rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thực hiện và thực hiện không đúng lịch (ví dụ một tháng phải trả 10 triệu nhưng khách hàng chỉ trả 2 triệu một tháng .. ) thì ngân hàng cũng không thể giải quyết vụ việc một các triệt để vì không có đầy đủ căn cứ khởi tố hình sự.

Trong một số trường hợp khác, khi giá trị TSBĐ không đủ để thu nợ, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ. Ví dụ: Doanh nghiệp mua xe ôtô trả góp.

Khi khoản vay của doanh nghiệp với ngân hàng bị quá hạn, doanh nghiệp đồng ý bàn giao xe để ngân hàng xử lý. Tuy nhiên, giá trị xe không đủ thu nợ. Sau khi xử lý TSBĐ là ôtô, ngân hàng tiếp tục yêu cầu khách hàng trả nợ nhưng khách hàng lúc này đã ngừng hoạt động, không có nguồn trả nợ. Như vậy trong trường hợp này ngân hàng không thể thu nợ được

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w