Nguồn: Mô hình cơ cấu tổ chức của Techcombank

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 34 - 37)

I/ MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank.

Nguồn: Mô hình cơ cấu tổ chức của Techcombank

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của Ngân hàng Techcombank.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền giữa hai kỳ Đại hội cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị có quyền tìm kiếm, lựa chọn và đề xuất những cán bộ đủ tiêu chuẩn vào các vị trí Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh) để đệ trình Hội đồng quản trị phê duyệt và bổ nhiệm. Ngoài ra Hội đồng quản trị còn có tránh nhiệm đánh giá và đề nghị chế độ đãi ngộ đối với Ban Tổng giám đốc hay chuẩn bị chương trình làm việc của Đại hội cổ đông.

Số thành viên của Hội đồng quản trị không cố định. Nhiệm kỳ 2009 – 2014, Hội đồng quản trị của Techcombank có 10 thành viên.

Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu gồm: Trưởng ban Kiểm soát, Kiểm soát viên chuyên trách và Kiểm soát viên. Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Ban kiểm soát có tránh nhiệm báo cáo trước Đại hội cổ đông tình hình thực hiện và chấp hành các quy định trong toàn bộ hệ thống của Ngân hàng.

Số thành viên ban kiểm soát không cố định. Nhiệm kỳ 2009 – 2014, Ban kiểm soát của Techcombank gồm 5 thành viên.

Ban Tổng giám đốc

Ban điều hành gồm : Tổng giám đốc, và các Phó Tổng giám đốc. Ban có chức năng điều hành và quản lý các hoạt động của Hội đồng tín dụng, Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có, các Khối và các chi nhánh trực thuộc. Đồng thời có chức năng báo cáo với Hội đồng quản trị, Ủy ban Kiểm soát rủi ro và Ban Kiểm soát về tình hình hoạt động tài chính của toàn bộ hệ thống.

Ngoài ra ban Điều hành còn có chức năng xét duyệt các khoản vay, xây dựng các chính sách quản trị các rủi ro thị trường và các giới hạn rủi ro thị trường nhưng phải thông qua phê duyệt của ban Kiểm soát và Ủy ban Kiểm soát rủi ro.

Ủy ban Kiểm soát rủi ro :

Ủy ban kiểm soát rủi ro xác định chủ trương, chính sách cơ bản cũng như các giới hạn rủi ro chủ yếu trên cơ sở đề xuất của ban Điều hành và các ủy ban, cơ cấu điều hành rủi ro của Ngân hàng. Các chính sách quản trị rủi ro được thành lập trên nguyên tắc tối thiểu hóa và kiểm soát rủi ro thay vì loại trừ rủi ro. Các loại rủi ro trong chính sách quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị gồm : rủi ro tín dụng, các rủi ro thị trường ( lãi suất, thanh khoản, ngoại hối), rủi ro về khai thác và các rủi ro khác.

Hội đồng tín dụng:

Hội đồng Tín dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng các chi nhánh thực hiện chức năng điều hành, quản lý rủi ro, thẩm định các khoản vay : phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa rủi ro.

Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có:

Thực hiện chức năng quản lý các khoản dư Nợ, dư Có của các hoạt động kinh doanh tài chính và tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra Ủy ban có trách nhiệm báo cáo với Ban điều hành về tính hình tài sản Nợ - Có của ngân hàng.

Khối Bán hàng và Kênh phân phối:

Khối bán hàng và Kênh phân phối có vai trò và trách nhiệm là đầu mối trong việc trực tiếp lên kế hoạch bán hàng và giám sát chất lượng, cũng như hoạch định chiến lược phát triển mạng lưới. Theo đó, khối sẽ thiết lập các chỉ tiêu (KPIs) và phân bổ xuống từng vùng, lên kế hoạch giám sát việc thực hiện chiến lược mạng lưới, thiết kế các module cho chi nhánh tiêu chuẩn, quản lý mạng lưới ATM trên toàn hệ thống đảm bảo sự nhất quán, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên để nâng cao chất lượng hiệu quả bán hàng, dịch vụ …

Khối dịch vụ Khách hàng (DVKH) doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khối DVKH doanh nghiệp vừa và nhỏ có chức năng: xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của Techcombank trong phân khúc khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), phối hợp với khối Quản lý Bán hàng và Kênh phân phối tổ chức, triển khai và giám sát các hoạt động kinh doanh thuộc phân phân khúc khách hàng Doanh nghiệp SME

Khối DVKH Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiệm vụ: xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của Techcombank cho phân khúc khách hàng SME, tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng, tiền gửi, các chương trình tín dụng/phi tín dụng cho các đối tượng khách hàng SME, xây dựng các chính sách khách hàng. Chính sách bán hàng, chính sách giá đối với phân khúc khách hàng SME…

Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính

Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính là đầu mối xây dựng, triển khai các chiến lược/chính sách/chương trình/hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng đạt/vượt chỉ tiêu được giao đối với các khách hàng thuộc phân khúc Khách hàng doanh nghiệp lớn (theo quy định của Techcombank); đồng thời thiết lập và phát triển mối quan hệ với các định chế tài chính trong và ngoài nước để hỗ trợ và phát triển hoạt động kinh doanh cho Techcombank.

Khối Tài chính và kế hoạch

Khối tài chính và kế hoạch có chức năng lập và là nguồn duy nhất của tất cả các báo cáo quản trị, số liệu thông tin quản trị, thông tin kế toán, báo cáo tài chính và kế hoạch vốn.

Khối tài chính và kế hoạch cùng hợp tác với các đơn vị khác để thực hiện phác họa, quản lý các hệ thống và dự án tài chính của Ngân hàng.

Các khối và các chi nhánh chịu sự quản lý, điều hành của Ban Điều hành. Ngoài ra còn chịu sự giám sát của Ban Kiểm soát.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w