- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:
1- Đối với Cơ quan Công an
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ Cơ quan Công an phải tăng cường công tác nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, dự báo chính xác diễn biến của tình hình tội phạm để có giải pháp đấu tranh phòng, chống phù hợp. Trong công tác điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ phải tập trung làm một số công tác sau đây:
Thứ nhất, phải tăng cường công tác điều tra cơ bản, kịp thời nắm được tình hình những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, để từ đó phân loại đối tượng, có biện pháp xử lý thích hợp. Công tác nắm tình hình người vi phạm pháp luật HN&GĐ nói chung, phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng, phải phục vụ kịp thời cho việc tham mưu, đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để chỉ đạo các ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Thứ hai, phải sử dụng các biện pháp xác minh, làm rõ hoạt động của những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, nhất là những người thường có hành vi bạo hành trong gia đình có hệ thống và số đối tượng có biểu hiện phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Số đối tượng này phải được lập thành danh sách riêng, nhanh chóng thông báo cho Cảnh sát khu vực, Công an để có biện pháp quản lý thích hợp.
Thứ ba, tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục số đối tượng vi phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở.
Trước hết, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở, phải thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Làm tốt công tác này, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ được ngăn chặn và bị đẩy lùi.
Trong công tác này, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự, Công an phụ trách xã phải phối hợp với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các cụm dân cư, tổ dân phố, tổ an ninh nhân dân… để tiến hành quản lý, giáo dục những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, có quyết định xử xử phạt hành chính về các hành vi này. Công tác này là một việc làm mang tính thường xuyên, liên tục, phải theo sát, nắm chắc diễn biến của số đối tượng này để có biện pháp phân loại, quản lý cho phù hợp. Đối với những người vi phạm nhiều lần có hệ thống, Công an cơ sở cần tham mưu cho chính quyền địa phương những biện pháp xử lý đúng pháp luật.
Thứ tư, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng của ngành Công an.
Mục tiêu được đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phong trào này phải được duy trì thường, xuyên liên tục. Thông qua phong trào, nhân dân, cán bộ, công nhân viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật HN&GĐ, đồng thời tích cực phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý với những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Lãnh đạo Công an các cấp phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời có các hình thức động viên, khen thưởng những đơn vị, cá nhân cán bộ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào, đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ.
Với chức năng điều tra các vụ án hình sự, Cơ quan điều tra cần tiến hành điều tra các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Để hoạt động của Cơ quan điều tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cần thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm mọi hành vi phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều bị khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, cơ quan điều tra các cấp cần nghiên cứu, tổng hợp tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, công tác điều tra, xử lý các tội phạm này, thực hiện công tác thống kê các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để rút ra những đặc điểm cần chú ý trong điều tra các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, rút ra những bài học kinh nghiệm để Cơ quan
điều tra trong toàn quốc tránh được những sai sót không đáng có trong việc điều tra, xử lý loại tội phạm này.
Thứ ba, giải quyết tốt những khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của điều tra viên trong các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Kiên quyết xử lý những điều tra viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.