Tội loạn luân (Điều 150 BLHS 1999)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pdf (Trang 51 - 52)

Theo thống kê của TANDTC, từ năm 1997 đến 2004, TAND các cấp trong cả nước xét xử sơ thẩm 24 vụ án với 32 bị cáo về tội loạn luân, chiếm tỷ lệ 2,68% trong số các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

Tình hình tội loạn luân được thể hiện ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Số vụ án, bị cáo về tội loạn luân, được xét xử sơ thẩm

Năm Số vụ án, bị cáo

về tội loạn luân

Số vụ án, bị cáo về các tội xâm phạm chế độ

HN&GĐ

Tỷ lệ% về số vụ án

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 1997 3 4 196 227 1,53 1998 5 5 269 311 1,86 1999 7 11 215 261 3,26 2000 4 6 89 103 4,49 2001 1 2 46 50 2,17 2002 0 0 37 40 0 2003 2 2 16 18 12,5 2004 2 2 26 36 7,69 Tổng 24 32 894 1046 2,68 Nguồn: TANDTC.

Từ thống kê trên, có thể rút ra nhận xét sau:

Thứ nhất, trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2004, năm 1999 có số vụ án về tội loạn luân lớn nhất: 7 vụ với 11 bị cáo, nhưng chỉ chiếm 3,25% trong tổng số vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Năm 2003, TAND các cấp chỉ xét xử 02 vụ về tội loạn luân, nhưng lại chiếm tỷ lệ 12% trong tổng số án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.

Thứ hai, năm 2002 không có vụ án nào về loại tội này được đưa ra xét xử. Toàn bộ 24 vụ án về tội loạn luân này đều được xét xử sơ thẩm ở TAND cấp huyện. Không có vụ án nào được TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử sơ thẩm.

6- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151 BLHS 1999)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pdf (Trang 51 - 52)