Nếu gạo Việt Nam giảm giá còn ½ thì người tiêu dùng có ăn nhiều gấp đôi không? Thông thường câu trả lời sẽ là không. Đó là do đặc điểm của nông sản là cung cầu khá bền (ít co giãn hay nhạy cảm với giá). Giả sử giá gạo tăng gấp đôi thì người nông dân cũng không có thể tăng sản xuất ngay được vì trồng lúa cần nhiều thời gian hơn so với sản xuất công nghiệp. Cung nông sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, thời tiết, đất đai hữu hạn nên việc gia tăng sản lượng thường khó hơn so với hàng hoá công nghiệp.
Độ co giãn của nông sản :
− Cà phê: 0,8
− Cacao: 0,5
− Đường: 0,4
Hình 7.1 cho thấy Cầu nông sản ít chịu tác động bởi giá cả thay đổi.
Mặt khác, chi tiêu cho nông sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng tiêu dùng của người dân ở các nước giàu. Nên giá nông sản đến tay tiêu dùng sẽ ít chịu tác động bởi giá nông sản thô trả cho người nông dân. Ví dụ: cà phê nhân Buôn Mê Thuộc và ly cà phê ở Luân Đôn.
Ngoài nông sản, khoáng sản cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo. Hiện nay cầu nhiều loại khoáng sản
cũng không co giãn theo giá vì những lý do sau:
− Sự phát triển các sản phẩm tổng hợp thay thế làm giảm nhu cầu về nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: cao su tổng hợp = cao su thiên nhiên, nylon = bông, plastic = da thuộc.
− Công nghệ cao cấp về các sản phẩm kỹ thuật cao đã giảm nhu cầu đối với nguyên vật liệu của các nước đang phát triển.Ví dụ: xe tiết kiệm nhiên liệu của Nhật.
− Sản phẩm dịch vụ đòi hỏi nguyên liệu ít hơn tăng nhanh hơn sản phẩm nguyên liệu. Ví dụ: chai dầu thơm Chanel 5.