Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch

Một phần của tài liệu MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33)

Khái niệm:

Sự tạo lập mậu dịch xảy ra khi một vài sản phẩm quốc nội của một nước thành viên của liên hiệp thuế quan bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác.

S PT P Q D A B C D S F S T D T D F PF Hình 6.2 Trong đó:

ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước. ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu. PF: mức giá khi tham gia liên hiệp thuế quan (giá thế giới) thuế suất = 0%.

SF: lượng cung trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan. DF: lượng cầu trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan.

SF - DF: lượng nhập khẩu khi tham gia liên hiệp thuế quan, khi nhập khẩu tự do.

o Thặng dư của người tiêu dùng : A+B+C+D

o Thặng dư của nhà sản xuất : - A

o Nguồn thu từ thuế : - C

o Thu nhập quốc dân : B + D

Ngược lại với đánh thuế, giảm thuế đã làm tăng phúc lợi và tăng mậu dịch giữa các quốc gia. 6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch

Khái niệm:

Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch là hình thức chuyển từ tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất thấp sang tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất cao hơn vì quốc gia này là thành viên trong liên hiệp thuế quan nên sẽ nhận được những điều kiện thuế quan ưu đãi nhất so với quốc gia phi thành viên.

Mô tả:

Giá hàng hóa Việt Nam (PVN) là giá thấp nhất nên đồng thời cùng là giá thế giới. Việt Nam sản xuất và bán hàng cho Anh với giá thấp hơn Thụy Điển (PVN<PTĐ). Nếu Anh đánh thuế cho cả hàng hóa Việt Nam và Thụy Điển như nhau thì mức giá tính luôn thuế của hàng Việt Nam (Pt

VN) vẫn thấp hơn Thụy Điển (Pt

VN<Pt

TĐ). Nhưng do Anh và Thụy Điển trong liên hiệp thuế quan nên Anh không đánh thuế Thụy Điển mà chỉ đánh thuế hàng Việt Nam. Do đó hàng Việt Nam sau thuế sẽ cao hơn hàng Thụy Điển nên dân Anh sẽ nhập khẩu hàng từ Thụy Điển theo giá PTĐ. So với mua hàng từ Việt Nam (có thuế), người Anh sẽ có những thiệt hại và lợi ích như sau:

o Thặng dư của người tiêu dùng : + PtVNBDPTĐ

o Thặng dư của nhà sản xuất : - ACPtVNPTĐ

o Thu nhập quốc dân : + AEC+ BDF - EFJI

Hình 6.3 : Tác động của liên hiệp thuế quan làm chuyển hướng mậu dịch

Liên hiệp thuế quan EU đã làm mậu dịch giữa Anh và các nước ngoài khối giảm, ngược lại mậu dịch trong khối sẽ tăng lên.

6.4 Các định chế thương mại quốc tế

6.4.1 WTOTự nghiên cứu (Nhóm 01) Tự nghiên cứu (Nhóm 01) 6.4.2 ASEAN Tự nghiên cứu (Nhóm 10) 6.4.3 APEC Tự nghiên cứu (Nhóm 09)

6.4.4 Liên minh Châu Âu

Tự nghiên cứu (Nhóm 04 và 08) 6.4.5 IMF Tự nghiên cứu (Nhóm 11) 6.4.6 WB Tự nghiên cứu (Nhóm 06) 6.4.7 ADB Tự nghiên cứu (Nhóm 03) A B QS QD t S t Việt Nam Pt VN D C Q’S Q’ D P* Giá SAnh DAnh Q EU PTĐ SThụy Điển SViệt Nam P VN St Thụy Điển t I J H G E F D C

Chương 7 MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển

7.1.1 Bi quan

Nhiều trường hợp các nước nghèo khi mua bán với các nước giàu luôn bị thiệt thòi do bán hàng hóa sơ chế có giá rẻ, đồng thời phải nhập khẩu hàng tinh chế với giá cao. Và nếu theo các lý thuyết cổ điển, các nước nghèo có lợi thế về lao động rẻ thì chỉ có thể sản xuất những sản phẩm này mãi và người lao động mãi mãi không nâng được mức sống như người lao động ở các nước giàu. Do đó khi mậu dịch xảy ra chỉ làm cho các nước nghèo thì nghèo tiếp còn các nước giàu thì giàu tiếp. Cách nhìn bi quan này, dựa trên

trạng thái tĩnh của nền kinh tế và vì thế các nước nghèo không thế thoát nghèo nếu mậu dịch tự do. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7.1.2 Lạc quan

Thực ra nền kinh tế luôn động và đường cong học hỏi cũng cho thấy các nước đi sau có khả năng rút ngắn giai đoạn nghiên cứu để rút ngắn khoảng các với các nước đi trước. Các nước NICs cho thấy điều này là hoàn toàn đúng. Đầu tiên các nước này cũng tập trung vào những ngành thâm dụng nhân công rẻ, nhưng sau thời gian “học hỏi” các nước này nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến và rượt theo các nước đi trước rất nhanh. NICs cũng đã thành công khi tránh cạnh tranh trực tiếp với các nước công nghiệp ở những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn và công nghệ cao. Thành công của Nics là thành công của “kỹ thuật tĩnh tương đối”.

Ngược lại, các nước có nền kinh tế tập trung lại gặp thất bại khi sử dụng tính động của nền kinh tế thái quá bằng cách tập trung nguồn lực quá lớn cho sản xuất các ngành công nghiệp nặng, phức tạp vượt quá khả năng sản xuất hiệu quả của các nước này. Hậu quả là kinh tế trì trệ kéo dài.

7.1.3 Quan điểm của Harbenler

− Mậu dịch giúp sử dụng nguồn lao động dư thừa trong nước.

− Mậu dịch góp phần phân công lao động hợp lý và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

− Mậu dịch khuyến khích nảy sinh các tư tưởng mới, công nghệ mới, quản lý sản xuất mới.

− Mậu dịch tạo điều kiện cho vốn từ nước phát triển chảy sang các nước đang phát triển.

− Mậu dịch kích thích sản xuất và tiêu dùng nội địa gia tăng ở những quốc gia có dân số đông (như: Ấn Độ, Brasil).

− Mậu dịch là vũ khí chống độc quyền hữu hiệu, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

7.1.4 Cơ hội nào cho các nước nghèo?

Những lợi ích mang lại từ toàn cầu hóa đã được thừa nhận, tuy nhiên lợi ích này khác nhau ở mỗi quốc gia. Đối với các nước nghèo, đang phát triển, toàn cầu hóa có thể là cơ hội lớn để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Mặt khác toàn cầu hóa cũng có thể biến các nước này trở thành con nợ lớn. Do đó để gia nhập thế giới thứ nhất, các nước đang phát triển phải tận dụng được những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, các nước nghèo cần quan tâm hai vấn đề chính sau:

− Xác định vị trí của nền kinh tế để có những bước đi phù hợp trong việc thừa hưởng các tiến bộ khoa học công nghệ hay kinh nghiệm từ các nước đi trước.

− Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực trong nước.

7.2 ToT ở các nước đang phát triển

7.2.1 Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu của Prebisch và Singer đều cho rằng: tỷ lệ mậu dịch của nhiều nước kém phát triển đang xấu đi. Hàng nông sản xuất khẩu bán đi thì ngày càng mua được ít hàng hóa công nghiệp hơn từ các nước phát triển.

7.2.2 Thử lý giải nguyên nhân

ToT ở các nước đang phát triển thường có xu hướng giảm vì những nguyên nhân chính như sau:

− Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là nông nghiệp thô và sơ chế. Giá của mặt hàng này thường thấp và khó tăng cao; nhu cầu tiêu dùng lại ít co giãn theo thu nhập. Ví dụ như gạo (Việt Nam), lúa mỳ (Hoa Kỳ), thịt bò (Úc).

− Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là công nghiệp có giá trị cao. Nhu cầu công nghiệp hóa thúc đẩy các nước đang phát triển phải nhập khẩu ngày các nhiều các sản phẩm này.

− Mặt khác cầu hàng công nghiệp tiêu dùng theo thu nhập có độ co giãn cao hơn so với hàng nông nghiệp. Ví dụ: Tivi, xe gắn máy, điện thoại …

7.3 Xuất khẩu không ổn định

Tính chất khó dự trữ của nông sản cũng góp phần làm cho giá cả của nông sản bấp bênh và gây bất lợi cho nước sản xuất do: “được mùa thì mất giá, còn được giá thì mất mùa”.

Ví dụ: Việt Nam sản xuất hơn 30 triệu tấn gạo/năm, tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ trên 85% nhưng giá gạo trong nước thường phụ thuộc vào giá xuất khẩu. Năm nào xuất khẩu được giá thì gạo nội địa có giá cao, còn không thì ngược lại.

7.3.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng

Nếu gạo Việt Nam giảm giá còn ½ thì người tiêu dùng có ăn nhiều gấp đôi không? Thông thường câu trả lời sẽ là không. Đó là do đặc điểm của nông sản là cung cầu khá bền (ít co giãn hay nhạy cảm với giá). Giả sử giá gạo tăng gấp đôi thì người nông dân cũng không có thể tăng sản xuất ngay được vì trồng lúa cần nhiều thời gian hơn so với sản xuất công nghiệp. Cung nông sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, thời tiết, đất đai hữu hạn nên việc gia tăng sản lượng thường khó hơn so với hàng hoá công nghiệp.

Độ co giãn của nông sản :

Cà phê: 0,8

Cacao: 0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường: 0,4

Hình 7.1 cho thấy Cầu nông sản ít chịu tác động bởi giá cả thay đổi.

Mặt khác, chi tiêu cho nông sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng tiêu dùng của người dân ở các nước giàu. Nên giá nông sản đến tay tiêu dùng sẽ ít chịu tác động bởi giá nông sản thô trả cho người nông dân. Ví dụ: cà phê nhân Buôn Mê Thuộc và ly cà phê ở Luân Đôn.

Ngoài nông sản, khoáng sản cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo. Hiện nay cầu nhiều loại khoáng sản

cũng không co giãn theo giá vì những lý do sau:

− Sự phát triển các sản phẩm tổng hợp thay thế làm giảm nhu cầu về nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: cao su tổng hợp = cao su thiên nhiên, nylon = bông, plastic = da thuộc.

− Công nghệ cao cấp về các sản phẩm kỹ thuật cao đã giảm nhu cầu đối với nguyên vật liệu của các nước đang phát triển.Ví dụ: xe tiết kiệm nhiên liệu của Nhật.

− Sản phẩm dịch vụ đòi hỏi nguyên liệu ít hơn tăng nhanh hơn sản phẩm nguyên liệu. Ví dụ: chai dầu thơm Chanel 5.

7.3.2 Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế

− Thỏa thuận tiếp thị: nhà nước sẽ mua hàng của nhà sản xuất trong nước với giá thấp hơn giá thế giới ở những năm “thuận lợi”, đồng thời mua hàng với giá cao hơn giá thế giới ở những năm “khó khăn”. Ví dụ Ghana (cacao); Burma (gạo).

− Thỏa thuận dự trữ đệm: chính phủ sẽ tham gia thị trường bằng cách mua hàng hóa dự trữ khi giá thấp và bán ra khi giá cao. Ví dụ: thiếc (1956); cao su thiên nhiên (1986: 375.000 tấn = chi phí: 300 triệu USD/năm)

− Thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu: điều chỉnh lượng xuất khẩu nhằm mục đích giữ giá bán có lợi. Ví dụ: OPEC

− Thỏa thuận hợp đồng mua hàng: là thỏa thuận nhiều bên quy định giá tối thiểu cho bên mua và giá tối đa cho bên bán với một lượng hàng xác định. Ví dụ: Thỏa thuận lúa mì quốc tế (1949) bị phá vỡ do năm 1970 Liên Xô mua một khối lượng khổng lồ làm tăng giá nhanh.

7.4 Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển

7.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp để thay thế những hàng hóa nhập khẩu. Chiến lược này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, dùng các hàng rào thuế quan để nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ trong nước. Chiến lược này có những mặt yếu sau:

5 10 5 6 D Q P P D

Nông sản SP công nghiệp

1 2

Hình 7.1 : Độ nhạy cảm của cầu so với giá

− Ngành công nghiệp được bảo hộ nên dễ rơi vào tình trạng trì trệ, sản xuất kém hiệu quả, kém cạnh tranh.

− Thị trường nội địa không nuôi nổi, không có lợi thế về quy mô.

− Xu hướng toàn cầu hóa và thế giới phẳng làm các chiến lược này có thể không tác động đến các công ty xuyên quốc gia.

− Các nhóm lợi ích cũng dễ dàng lợi dụng chính sách này.

7.4.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI)

Chiến lược này hướng đến xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. EOI tập trung toàn bộ nguồn lực trong nước và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm mục đích xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Chính sách thương mại tự do thường hữu dụng trong chiến lược này.

7.4.3 Công nghiệp hóa ở một số nước

− Bài học Thái Lan về mở cửa nhanh.

− Bài học Singapore: đứng trên vai người khổng lồ, chiến lược vệ tinh.

− Bài học Đài Loan: chiến lược thị trường ngách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Bài học Mỹ, Nhật về tổ chức hiệp hội.

7.5 Các chính sách của Việt Nam

− Chính sách bảo hộ nền công nghiệp non trẻ?

− Chính sách tập trung phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước?

− Bài học Ngọt hóa bán đảo Cà Mau và chi phí cơ hội tăng lên.

− Bài học đóng cửa.

− Bài học về xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi liên kết.

− Bài học đi tắt đón đầu và lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm.

− Bài học thuế quan

Phụ lục 01

Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành Mức độ thâm dụng vốn theo ngành

Hoa Kỳ (1992) K/L ($/người) x/may(lần)

May mặc 8.274 1,0

Da & SP da 12.465 1,5

Đồ dùng nội thất 21.735 2,6

Kim loại cơ bản 123.594 14,9

SP Dầu mỏ và than 468.085 56,6

Nguồn:Dennis R. Appleyard et al (2006). International Economics. Fifth edition. McGraw Hill. p.129.

Lợi thế về nguồn lực sản xuất dồi giàu

Hoa Kỳ Việt Nam

r (%/năm) 6 18

w ($/giờ) 8 3.375 ĐVN ≈ 0,21

GDP/capita

($/n) 2007 46.000 2.600

r/w thấp cao

có sẵn/dư thừa tư bản lao động

Tỷ lệ vốn/công nhân (1990)

Quốc gia K/L Quốc gia K/L

Thụy Sỹ 73.549 Hàn Quốc 17.995 Đức 50.116 Mexico 12.900 Canada 42.745 Hongkong 12.762 Nhật Bản 36.480 Argentina 11.244 Hoa Kỳ 34.705 Chile 9.543 Ý 31.640 Thái Lan 4.912

Đài Loan 25.722 Philippines 3.698 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh 21.179 Ấn Độ 1.991

Nguồn:Steven Husted, Michael Melvin. International Economics. Fifth edition. Addison Wesley. p.91.

Phụ lục 02

Ngoại thương Việt Nam Tình hình xuất nhập khẩu

Quy mô và tốc độ

Bảng 01: Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngoại thương Việt Nam (1989 – 2006)

Đơn vị tính : triệu USD

Kim ngạch XK % thay đổi Kim ngạch NK % thay đổi Kim ngạch XNK % thay đổi

1989 1,946 2,566 4,512 1990 2,404 24 2,752 7 5,156 14 1991 2,087 -13 2,338 -15 4,425 -14 1992 2,581 24 2,541 9 5,122 16 1993 2,985 16 3,924 54 6,909 35 1994 4,054 36 5,826 48 9,879 43 1995 5,449 34 8,155 40 13,604 38 1996 7,256 33 11,144 37 18,399 35 1997 9,185 27 11,592 4 20,778 13 1998 9,360 2 11,500 -1 20,860 0 1999 11,541 23 11,742 2 23,283 12 2000 14,483 25 15,637 33 30,119 29 2001 15,029 4 16,218 4 31,247 4 2002 16,706 11 19,746 22 36,452 17 2003 20,149 21 25,256 28 45,405 25 2004 26,485 31 31,969 27 58,454 29 2005 32,447 23 36,761 15 69,208 18 2006 39,826 23 44,891 22 84,717 22

Nguồn: tính từ Asian Development Bank (ADB) - Key Indicators 2007 (www.adb.org/statistics)

− Kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 20 lần trong vòng 17 năm qua với tốc độ tăng bình quân là 19%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18% trong giai đoạn 1989-2006. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu của nước ta lớn gấp 17 lần so với năm 1989. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch

Một phần của tài liệu MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33)