Nhiều tín hiệu tham khảo

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE cho mạng di động băng (Trang 89 - 90)

Trong trường hợp điển hình, một đầu cuối di động đơn sẽ phát trong một tài nguyên được cho trước (một tập hợp sóng mang con nào đó trong suốt một khung nào đó) trong một cell. Tuy nhiên, trong các cell lân cận, thường có truyền dẫn đường lên đồng thời trong cùng tài nguyên. Trong trường hợp đó, điều quan trọng là để tránh tình huống mà ở đó hai đầu cuối di động trong các cell lân cận sử dụng tín hiệu tham khảo đường lên giống nhau, khi đó sẽ kéo theo một nguy cơ tiềm năng của nhiễu cao giữa các truyền dẫn tín hiệu tham khảo. Do đó, trong các cell lân cận, các tín hiệu tham khảo đường lên nên được dựa trên các chuỗi Zadoff-Chu khác nhau (từ các bộ chuỗi Zadoff-Chu giống nhau), tức là các

giá trị khác nhau cho chỉ số u trong công thức (4.1). Để tránh việc lập kế hoạch cell quá phức tạp, điều quan trọng là số lượng các tín hiệu tham khảo đường lên có độ dài nào đó không được quá nhỏ. Đây là nguyên nhân tại sao tín hiệu tham khảo đường lên được dựa trên các chuỗi Zadoff-Chu độ dài tốt nhất, tối đa hóa số lượng chuỗi với một độ dài chuỗi cho trước.

Một cách khác để tạo ra nhiều tín hiệu tham khảo đường lên là dựa vào thuộc tính tự tương quan zero của các chuỗi Zadoff-Chu. Thuộc tính này ngụ ý rằng việc dịch theo chu kỳ một chuỗi Zadoff-Chu thì trực giao với chính nó. Do đó, nhiều tín hiệu tham khảo đường lên có thể được tạo ra bằng cách dịch theo chu kỳ tín hiệu tham khảo cơ bản giống nhau. Phương pháp này có thể được sử dụng khi hai cell được đồng bộ với nhau và thường trong trường hợp các cell thuộc về cùng eNodeB. Phương pháp cũng có thể được sử dụng nếu có hai đầu cuối di động phát trên cùng tài nguyên trong cùng một cell, nó có thể xảy ra trong trường hợp đường lên SDMA.

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE cho mạng di động băng (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)