Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật

Một phần của tài liệu 253279 (Trang 36 - 38)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật

cứ pháp lý phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. trái pháp luật. trái pháp luật.

Việc xác định mối quan hệ nhân - quả này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ai là chủ thể phải có TNBTTH? Như ta đã biết từ một nguyên nhân có thể phát sinh nhiều hậu quả và ngược lại hậu nhất định có thể được phát sinh từ nhiều nguyên nhân tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể mà sự

kiện diễn ra. Tuy nhiên thực tế chứng minh trong mỗi một hoàn cảnh nhất định thì từ một nguyên nhân nhất định chỉ phát sinh ra một hậu quả nhất định. Như vậy ta xác định mối quan hệ nhân - quả này chính là việc xác định đâu là hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân khách quan dẫn tới phát sinh hậu quả - thiệt hại xảy ra trên thực tế; mà thiếu nguyên nhân đó thì không phát sinh hậu quả trong trường hợp được nêu ra.

Do đó việc xác định mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến xâm phạm quyền lợi NTD chính là việc xác định thiệt hại xảy ra mà NTD phải chịu có đúng là kết quả tất yếu của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Đây chính là cơ sở pháp lý xác định nhà sản xuất kinh doanh nào có TNBTTH và mức độ BTTH là bao nhiêu. Trong mối quan hệ nhân - quả này thì hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho NTD vì vậy trong mối quan hệ giữa cái sinh ra và cái được sinh ra này thì hành vi vi phạm pháp luật này phải diễn ra trứơc khi kết quả- thiệt hại của NTD xảy ra.

Việc xác định đúng mối quan hệ này không phải lúc nào cũng dễ dàng đặc biệt là trong trường hợp do vi phạm quyền lợi của NTD vì thiệt hại xảy ra thường là kết quả của nhiều nguyên nhân.Vì vậy cần xác định đâu là nguyên nhân thứ yếu, đâu là nguyên nhân thiết yếu có tính quyết định đến việc gây ra hậu quả- thiệt hại xảy ra để từ đó có thể xác định mức độ TNBTTH của mỗi chủ thể của hành vi gây thiệt hại cụ thể.Theo quan điểm của Ts Phùng Trung Tập thì việc xác định quan hệ nhân - quả giữu hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, cần phải xác định được những đặc điểm:

“Một là tính thời gian trong quan hệ nhân qủa: quan hệ này là diễn biến trong quá trình thuộc về một khoảng thời gian cụ thể. Do vậy hành vi được coi là nguyên nhân phải diễn ra trước kết quả, người có hành vi trái pháp luật phải BTTH.

Hai là tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả: Tính hiển nhiên phản ánh mối quan hệ bản chất của sự vật, sự việc trong những điều kiện nhất định nó vận động, phát triển theo xu hướng nhất định phải như thế này mà không phải như thế kia.

Ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả: Tồn tại độc lập với ý thức của con người, con người không thể tuỳ tiện xoá bỏ nó”.(1)

Một phần của tài liệu 253279 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w