1/ Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ :
Vì thuê tàu chợ không có hợp đồng mà chỉ có vận đơn làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Nguồn luật điều chỉnh vận đơn gồm có: Công ước quốc tế, luật hàng hải các nước và các tập quán hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi quốc tế nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển chủ yếu là các công ước quốc tế .
1.1 Công ước Bruxell 1924
1.1.1/ Sự ra đời của công ước : Từ lâu, do ưu thế các chủ tàu thường áp đặt các điều kiện chuyên chở có lợi cho họ, đặc biệt là các điều kiện miễn trách cho người chuyên chở. Các điều kiện này nhiều đến nỗi có thể nói người chuyên chở
hầu như không chịu trách nhiệm gì về hàng hoá cả . Mọi rủi ro mất mát hàng hoá đều do phía người thuê tàu chịu .
Do sự đấu tranh của giới kinh doanh, các chủ hàng xuất nhập khẩu. Ngày
25/8/1924 " Bản công ước quốc tế để thông nhất một số quy tắc pháp luật về vận đơn đường biển " đã được đại diện ngoại giao 26 quốc gia ký kết tại Bruxell (Bỉ). Đây là công ước quốc tế đầu tiên áp dụng cho vận đơn đường biển. Do ký tại Bruxell nên công ước này còn được gọi là " Công ước Bruxell 1924" hoặc " Quy tắc Hague ".
1.1.2/ Nội dung chủ yếu của của Công ước :
a/ Khái niệm người chuyên chở : Theo công ước Bruxell 1924, Người chuyên chở được định nghĩa như sau : " Người chuyên chở gồm chủ tàu, hoặc người thuê tàu ký kết một hợp đồng vận tải với người gửi hàng "
- Chủ tàu là người có quyền sở hữu về chiếc tàu . Nếu chủ tàu tự mình đứng ra kinh doanh chuyên chở thì chủ tàu là người chuyên chở. Ngược lại, nếu chủ tàu không kinh doanh tàu mà mang tàu của mình cho người khác thuê, tức là cho người khác quyền sử dụng con tàu của mình thì họ không phải là người chuyên chở .
- Thông thường những người thuê tàu dài hạn để kinh doanh chuyên chở là người chuyên chở . Nhưng không phải tất cả những người thuê tàu dài hạn đều là người chuyên chở . Chỉ những người nào là thành viên của hợp đồng vận tải ký với người xếp hàng, cấp vận đơn đường biển và chịu trách nhiệm về hàng hoá mới là người chuyên chở. Còn những người nào thuê tàu dài hạn tuy cấp vận đơn, nhưng không chịu trách nhiệm về hàng hoá thì không phải là người chuyên chở và khi ký vận đơn phải chú thích " Chỉ là đại lý " ( As agent only) .
b/ Phạm vi áp dụng Công ước :
Hàng hoá : " Hàng hoá "gồm của cải, đồ vật, sản phẩm, vật phẩm bất kỳ loại nào trừ súc vật sống và hàng hoá theo hợp đồng vận tải được khai là chở trên boong và thực tế chở trên boong. Như vậy hàng hoá gồm các của cải vật dụng, dụng cụ .... được chở trên tàu và được chứng thực vào vận đơn đường biển . Tất
cả những hành lý được chở trên tàu nhưng không ghi vào vận đơn thì không phải là hàng hoá .
Theo Công ước, súc vật sống và hàng xếp trên boong không được coi là hàng hoá .Vì vậy nếu xảy ra tổn thất đối với hàng hoá đó thì không vận dụng Công ước để đòi tàu bồi thường .
Đối với hàng hoá ghi trên vận đơn là xếp trên boong, nhưng trên thực tế lại xếp trong hầm tàu thì phải coi là hàng xếp trong hầm tàu và vẫn phải thực thi Công ước. Ngược lại, hàng hoá ghi là chở trong hầm tàu, nhưng thực tế lại xếp trên boong thì phải coi đây là lỗi thuyền trưởng và vẫn thi hành Công ước .
- Giới hạn thời gian : " Chuyên chở hàng hoá bao gồm khoảng thời gian từ lúc xếp hàng lên tàu đến lúc dỡ hàng ra khỏi tàu "
Theo Công ước Bruxell 1924 , Người chuyên chở chịu trách nhiệm bắt đầu từ lúc lô hàng đầu tiên được xếp lên tàu, cho đến lúc lô hàng cuối cùng được dỡ khỏi tàu .
c/ Nghĩa vụ của người chuyên chở ;
Điều 3 Công ước Bruxell 1924 quy định người chuyên chở có các nghĩa vụ sau :
i). Trước và lúc bắt đầu hành trình , người chuyên chở phải cần mẫn thích đáng để :
- Làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển
- Biên chế , trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu .
- Làm cho các hầm , kho lạnh , kho mát và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng để chở hàng hoá một cách thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá.
ii) Người chuyên chở phải tiến hành một cách cẩn thận và thích hợp việc xếp, di chuyển, sắp xếp, bảo quản và chuyên chở hàng hoá đến địa điểm giao hàng cuối cùng ghi trong vận đơn .
Trong quá trình chuyên chở phải thường xuyên chăm sóc, kiểm tra tình hình hàng hoá để tránh hư hỏng mất mát. Nếu người chuyên chở không làm tròn
trách nhiệm này tức là đã mắc lỗi thương mại và phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những lỗi thương mại đó .
iii). Khi nhận hàng xong để chuyên chở, người chuyên chở có nghĩa vụ cấp một bộ vận đơn gốc theo yêu cầu của người gửi hàng .
d/ Miễn trách của người chuyên chở .
Điều 4 " Công ước Bruxell 1924 " quy định những trường hợp, nguyên nhân mà người chuyên chở được miễn trách đối với sự hư hỏng, mất mát của hàng hoá .( Sẽ trình bày chi tiết tại chương II)
Người chuyên chở và chủ tàu không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng, mất mát của hàng hoá do tàu không đủ khả năng, trừ phi tình trạng đó do thiếu sự cần mẫn hợp lý của người chuyên chở trước và lúc bắt đầu hành trình để :
+ Làm cho tàu đủ khả năng đi biển .
+ Trang bị dụng cụ, cung cấp nhân lực và tiếp tế cho tàu đầy đủ .
+ Tu sửa tốt và thích hợp các quầy, phòng lạnh và các bộ phận khác của con tàu dùng cho việc nhận hàng, chứa hàng, chuyên chở và bảo quản hàng .
Một khi có mất mát hay hư hỏng, do tàu không đủ khả năng đi biển thì người chuyên chở hay bất kỳ người nào khác, muốn được miễn trách nhiệm theo quy định của điều này, phải chứng minh đã có sự cần mẫn thích đáng và đã khẩn trương hợp lý. Tức là thuyền trưởng phải hành động với mức độ khôn khéo trung bình mà bất cứ thuyền trưởng hay chủ tàu nào cũng làm được như vậy .
Tuy nhiên, Công ước cũng giới hạn là người chuyên chở chỉ phải khẩn trương hợp lý trước và lúc bắt đầu hành trình ở cảng bốc hàng và ở các cảng ghé dọc đường mà thôi. Sau khi tàu đã khởi hành, mà phát hiện ra là tàu thiếu khả năng đi biển, thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm về việc tàu thiếu khả năng đi biển .
e/ Giới hạn bồi thường của người chuyên chở
Điều 4,5 Công ước Bruxell 1924 quy định " Trong bất kỳ trường hợp nào, người chuyên chở và tàu không phải chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá vượt quá số tiền 100 Bảng Anh một kiện hay một đơn vị hàng hoá hoặc số tiền
tương đương bằng ngoại tệ khác, trừ khi người gửi hàng đã kê khai tính chất và giá trị hàng hoá đó trước khi xếp hàng lên tàu và ghi vào vận đơn "
f / Điều khoản khiếu nại - tố tụng :
Tại cảng dỡ hàng, nếu hàng hoá có tổn thất, hoặc mất mát do bất kỳ nguyên nhân nào, người nhận hàng có quyền khiếu nại người chuyên chở để đòi bồi thường, miễn là họ phải tuân theo những bước sau:
Thông báo tổn thất :
+ Đối với tổn thất rõ rệt : Thông báo bằng văn bản về mất mát, hay hư
hỏng và tính chất chung của những mất mát ấy, gửi cho người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở tại cảng dỡ hàng trước hoặc vào lúc trao hàng cho người nhận .
+ Đối với tổn thất không rõ rệt: Thông báo bằng văn bản phải gửi trong
vòng ba ngày kể từ khi giao xong hàng tại cảng dỡ hàng .
Thời hiệu tố tụng: Theo Công ước Bruxell 1924 thời hạn này là 1 năm kể từ ngày giao xong hàng hoặc ngày hàng hoá đáng lẽ phải giao tại cảng đích (nếu hàng mất tích) .
Công ước Bruxell 1924 còn qua hai lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1968 và 1979 với các nội dung như sau :
+ Lần sửa đổi năm 1968 nhằm nâng cao trách nhiệm của người chuyên chở. Công ước quy định khi vận đơn đã ký hậu chuyển nhượng, cho người thứ ba thì người chuyên chở mất quyền chứng minh ngược lại những gì đã ghi trong vận đơn. Lần sửa đổi này cũng kéo dài thời hiệu khiếu nại lên trên 1 năm, nếu các bên thoả thuận kéo dài thời gian này sau khi nguyên nhân kiện cáo phát sinh .
Nghị định thư này còn bổ sung thêm vào điều 3 như sau “ Việc kiện tụng đòi một người thứ ba bồi thường có thể đưa ra ngay cả khi, hết thời hạn một năm quy định trong mục trên, nếu việc đó được đưa ra trong thời gian được luật của toà án thụ lý vụ việc cho phép. Tuy nhiên, thời gian cho phép không ít hơn 3 tháng kể từ ngày người đứng ra kiện tụng đòi bồi thường đã thanh toán khiếu nại hoặc đã nhận được đơn kiện mình” .
Lần sửa đổi này thay trị giá đền bù từ đồng bảng Anh sang đồng Francs Pháp với mức đền bù 10.000 FFr vàng(1 FFr tương đương 65,5 mg vàng 90%Au) cho một kiện hay 30 FFr vàng cho 1kg hàng hoá tuỳ theo sự lựa chọn của chủ hàng .
+ Lần sửa đổi năm 1979 :
Lần bổ sung này đồng Franc Pháp được thay bằng SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) .Tức là 666,666 SDR cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hoá hoặc 2 SDR cho 1 kg hàng hoá cả bì tuỳ chọn.
1.2/ Công ước Hamburg 1978
1.2.1/ Sự ra đời của công ước : Năm 1978 do có sự đấu tranh của các chủ hàng đòi cân bằng lại quyền lợi và nghĩa vụ giữa người chuyên chở và chủ hàng. Liên hợp quốc nhóm họp và cho ra đời công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Bản công ước ký tại Hamburg (Đức) nên gọi là công ước Hamburg 1978. Đây được coi là bản công ước tiến bộ nhất dưới góc nhìn của các chủ hàng còn các chủ tàu thì không được hài lòng lắm . Dưới đây là các nội dung chủ yếu của công ước .
1.2.2/ Nội dung của công ước Hamburg 1978:
a/ Khái niệm người chuyên chở : " Người chuyên chở là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình ký một hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển với người gửi hàng "
b/ Phạm vi áp dụng công ước :
Điều 1 của công ước định nghĩa về hàng hoá : " Hàng hoá gồm cả súc vật sống. Nếu hàng hoá được đóng gói trong container, pallet hay công cụ vận chuyển tương tự , hoặc khi hàng hoá được bao gói thì hàng hoá bao gồm cả công cụ vận chuyển hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp"
Điều 4 của Công ước quy định về phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở : " Chuyên chở hàng hoá bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hoá ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng ". Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hoá từ lúc nhận
hàng từ người gửi đến khi hàng được giao tận tay người nhận. Người chuyên chở có thể nhận hàng từ người gửi hàng hoặc người làm thay người gửi hàng hoặc một cơ quan hay người thứ ba nào đó theo quy định của cảng xếp hàng ...Người chuyên chở có thể giao hàng bằng cách trực tiếp cho người nhận hoặc theo quy định của hợp đồng, tập quán, luật lệ tại cảng dỡ hàng.Trong định nghĩa này, khi nói đến người chuyên chở người gửi hàng, người nhận hàng còn có nghĩa nói đến người làm công hay đại lý của họ nữa .
c/ Trách nhiệm của người chuyên chở :
c.1) Thời hạn trách nhiệm : Kể từ khi nhận hàng để chở từ người gửi hàng, từ một cơ quan có thẩm quyền hay từ một người thứ ba theo luật lệ quy định ở cảng xếp hàng, tiếp tục suốt quá trình chuyên chở, cho đến khi giao xong hàng ở cảng đến cho người nhận, đại diện của người nhận, cơ quan có thẩm quyền, hoặc người thứ ba theo luật lệ quy định tại cảng đến .
+ Cơ sở trách nhiệm : Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát, của hàng hoá và chậm giao hàng nếu sự kiện gây ra mất mát, hư hại hoặc chậm giao hàng xảy ra, trong khi hàng hoá còn nằm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở, trừ phi người chuyên chở chứng minh được rằng anh ta, người làm công hay đại lý của anh ta đã làm những việc cần thiết, để ngăn ngừa sự kiện đó xảy ra và hậu quả của nó.
Hàng hoá bị coi là chậm giao khi, không được giao ở cảng dỡ hàng quy định, trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo thời gian đã thoả thuận rõ ràng, hoặc nếu không có sự thoả thuận như vậy thì trong thời gian hợp lý, có thể đòi hỏi ở một người chuyên chở cần mẫn , có xét đến hoàn cảnh của sự việc .
Hàng hoá được coi là mất, nếu không được giao trong vòng 60 ngày liên tục kể từ ngày hết hạn giao hàng .
i/ Mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá, hoặc chậm giao hàng do cháy gây ra, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng, cháy xảy ra là do lỗi hay sơ suất của người chuyên chở, hay người làm công hoặc đại lý của người chuyên chở.
ii/ Mất mát hư hỏng hoặc chậm giao hàng mà, người khiếu nại chứng minh được do lỗi hoặc do sơ suất của người chuyên chở, người làm công hoặc đại lý của người chuyên chở gây ra, trong qúa trình thi hành mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để dập tắt lửa và để hạn chế hậu quả của nó .
+ Đối với súc vật sống, người chuyên chở không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra do bất kỳ rủi ro đặc biệt nào, vốn có trong loại chuyên chở này .
+ Trừ trường hợp tổn thất chung, người chuyên chở không chịu trách nhiệm khi mất mát hư hỏng, hay chậm giao hàng xảy ra do thi hành những biện pháp nhằm cứu sinh mạng tài sản trên biển .
+ Khi lỗi lầm hoặc sơ suất của người chuyên chở, người làm công hoặc đại lý của người chuyên chở, cùng với một nguyên nhân khác gây ra mất mát hư hỏng hoặc chậm giao hàng, thì người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi việc mất mát hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra do lỗi hoặc sơ suất đó, với điều kiện là người chuyên chở chứng minh được phần mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không do lỗi hoặc sơ suất đó gây nên .
c.2/ Giới hạn trách nhiệm
+ Trường hợp hư hỏng mất mát hàng hoá : Trách nhiệm của người chuyên chở chỉ giới hạn bằng số tiền tương đương 835 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị hàng hoá hoặc 2,5 SDR cho 1 kg hàng hoá cả bì tuỳ theo cách tính nào cao hơn.
+ Trường hợp chậm giao hàng : Trách nhiệm người giao hàng được giới hạn bởi số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước của số hàng bị giao chậm, nhưng không quá số tiền cước của toàn bộ hợp đồng .
Trong mọi trường hợp, tổng trách nhiệm của người chuyên chở không được vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá .
Đối với những nước không phải là thành viên của IMF hoặc các nước cấm sử dụng SDR, thì có thể áp dụng giới hạn trách nhiệm là 12.500 đơn vị tiền tệ cho một kiện hay 37,5 đơn vị tiền tệ cho 1Kg hàng hoá tuỳ theo cách tính nào cao hơn.
-Nếu container, pallet hay công cụ vận tải tương tự nào được dùng để đóng