Giai đoạn thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản (Trang 42 - 44)

2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ.

* Quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý.

Các chủ nợ có quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của con nợ. Thời hạn khiếu nại là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

* Quyền được thanh toán các khoản nợ từ tài sản của DN, HTX.

Trong trường hợp DN, HTX không thể phục hồi được hoạt động kinh doanh thì Tòa án phải ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX 14 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8- 2004, tr111.

lâm vào tình trạng phá sản. Khi đó, Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý, các chủ nợ được quyền thanh toán các khoản nợ của mình theo quy định của pháp luật phá sản, cụ thể:

- Đối với chủ nợ có bảo đảm:

Theo Điều 35 Luật phá sản (2004), các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản được xác lập trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì các khoản nợ này được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố không đủ thanh toán khoản nợ, thì phần nợ còn lại của chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán từ giá trị tài sản còn lại của DN, HTX như các khoản nợ không có bảo đảm. Nếu giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn khoản nợ phải thanh toán thì phần giá trị chênh lệch cao hơn sẽ được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN, HTX để thanh toán cho các nghĩa vụ tài sản khác của DN, HTX.

- Đối với chủ nợ không có bảo đảm:

Việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã từ giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được thực hiện theo thứ tự sau đây (Điều 37):

+ Phí phá sản;

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc: nếu giá trị tài sản đủ thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, Luật phá sản (2004) vẫn quy định thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản như quy định tại Điều 39 Luật PSDN (1993). Các khoản chi phí cho thủ tục phá sản và các khoản thanh toán quyền lợi cho người lao động vẫn được

ưu tiên trước các khoản nợ không có bảo đảm. Tuy nhiên, khác với Luật PSDN (1993), Luật phá sản (2004) đã bãi bỏ ưu tiên thanh toán cho các khoản nợ thuế. Nợ thuế được coi là một khoản nợ không có bảo đảm và được thanh toán cùng hàng với các chủ nợ không có bảo đảm khác theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp. Việc bãi bỏ ưu tiên thanh toán nợ thuế nhằm mục đích bảo đảm bình đẳng giữa các chủ nợ, khuyến khích chủ nợ không có bảo đảm tích cực tham gia vào thủ tục phá sản doanh nghiệp 15.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và con nợ trong thủ tục phá sản (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w