* Xây dựng phương án phục hồi kinh doanh để trình ra Hội nghị chủ nợ xem xét, thông qua.
Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, DN, HTX có quyền đồng thời là nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để trình Thẩm phán xem xét, quyết định và đưa ra Hội nghị chủ nợ xem xét quyết định. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua Nghị quyết. Trường hợp cần thiết thì thời hạn có thể được kéo dài thêm (không quá 60 ngày) khi có sự đồng ý của Thẩm phán.
Theo quy định tại Điều 69 thì phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh như: huy động công nghệ sản xuất; tổ chức lại bộ máy quản lý; sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất . . . Trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, con nợ cũng phải nêu rõ điều kiện thời hạn, kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 80) 13.
Có thể thấy chủ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là chủ thể duy nhất có nghĩa vụ xây dựng các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ nếu muốn được áp dụng thủ tục phục hồi. Bởi lẽ, vào thời điểm này chỉ có các chủ nợ là người hiểu rõ tình trạng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được những giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Điều đó không những giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được những cam kết thanh toán nợ cho các chủ nợ mà còn là quyền lợi của chính bản thân doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
* Nghĩa vụ thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua và được Tòa án công nhận.
Con nợ là chủ thể duy nhất có nghĩa vụ thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được thông qua tại Hội nghị chủ nợ nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Tòa án và chủ nợ trong quá trình thực hiện.
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được Thẩm phán công nhận sẽ có hiệu lực đối với con nợ 13 Theo PGS-TS. Dương Đăng Huệ, tạp chí TAND, đặc san chuyên đề về Luật phá sản tháng 8- 2004, tr110.
cũng như tất cả các bên có liên quan. Con nợ có trách nhiệm thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo đúng thời hạn, nội dung, Theo quy định của Điều 73 thì định kỳ 6 tháng một lần, DN, HTX có trách nhiệm báo cáo với Tòa án về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX tối đa là 3 năm (Điều 74). Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, DN, HTX có quyền thỏa thuận với các chủ nợ về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Điều 75).
Việc DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh toán được các khoản nợ cho các chủ nợ theo kế hoạch là một trong những căn cứ để Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Điều 76). Trong trường hợp này, DN, HTX sẽ được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản và được trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường như các doanh nghiệp khác.
Trong trường hợp DN, HTX thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, không đáp ứng yêu cầu về việc thanh toán nợ mà không thỏa thuận khác được với các chủ nợ thì Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN, HTX để trả nợ cho các chủ nợ (Điều 80) 14.