Các hoạtđộng cụ thể:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thành phố yên bái pdf (Trang 33 - 40)

Trong năm 2004 vừa qua, Phòng Tổ chức - LĐTBXH thành phố đã tổ chức triển khai được nhiều hoạt động, phong trào đối với các đối tượng chính sách và người có công, thực hiện tốt công tác chi trả trong năm cho các đối tượng.

Nhân dịp tết Nguyên đán năm 2004, thành phố đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách.Tổng số quà thăm hỏi toàn thành phó là 3.362 xuất, trị giá 171.343.000 đồng. Thăm hỏi động viên, tặng quà kịp thời các đối tượng gia đình Thương binh, liệt sỹ nhân dịp kỷ niệm 57 năm ngày thương binh, liệt sỹ 27/7, tổng số quà thăm hỏi là 129 xuất, trị giá 12,9 triệu đồng.

Được thành lập theo quy định tại điều 1, Pháp lệnh ưu đãi người có công ngày 29/8/1994, Quỹ đền ơn đáp nghiã được thành lập trên cơ sở vận động, ủng hộ theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức và cá nhân để góp phần cùng Nhà nước thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Trong những năm qua, toàn thành phố đã tổ chức các cuộc vận động và xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa thu được 50.839.000 đồng.

Phối hợp vứi Bảo hiểm xã hội thành phố cấp thẻ khám chữa bệnh cho 900 đối tượng chính sách.

Phối hợp với Sở Lao động TBXH tổ chức cho 20 thương binh nặng, 2 thân nhân gia đình liệt sỹ đi điều dưỡng tập trung đợt 2. Đồng thời thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuế, miễn giảm học phí, ưu tiên cho con em các đối tượng chính sách, người có công. Phối hợp phường Nguyễn Phúc quy tập mộ liệt sỹ về nghĩa trang tỉnh. Ngày 8/4/2005 tại trung tâm bảo trợ xã hội thành phố đã tổ chức hỗ trợ lắp dụng cụ chỉnh hình 9 chân, tay giả, kính mắt) cho 40 đối tượng với số tiền trợ cấp là 427.000.000 đồng.

Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ các đối tượng ảnh hưởng chất độc màu da cam và con đẻ của người tham gia kháng chiến cho 214 đối tượng.

Thực hiện tốt công tác chi trả trong năm, đã chi trả trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng chính sách từ 2000 - 2003 với tổng số tiền là12.050.214.000 đồng, trợ cấp một

lần là 11.687.679.000 đồng. Riêng trong năm 2004 chi trả thường xuyên cho các đối tượng 3.535.000.000 đồng, trợ cấp một lần 903.339.000 đồng.Trả truy lĩnh tăng điều chỉnh mức trợ cấp theo Nghị định 210 ngày 20/12/2004 của Chính phủ là 472.962.000 đồng. Trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi và phong trào đền ơn đáp nghĩa đã tích cực chủ động thực hiện đạt được những kết quả rất đáng khích lệ đó là việc cấp thẻ BHYT cho 789 đối tượng chính sách được khám chữa bệnh thường xuyên theo ché độ chính sách, có 537 cháu là con thương binh, bệnh binh, liệt sỹ được giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.

Đến thời điẻm tháng 12/2004 phòng đang quản lý 1295 đối tượng được xác nhận là thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng với tổng số tiền chi trả là 293.266.000 đồng. Nhìn chung các chế độ trợcấp đối với Người có công đều được thực hiện đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời, tận tay người hưởng chính sách không để xảy ra các vụ vi phạm làm ảnh hưởng đến chính sách quy định đối với người có công.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, đất nước đang ngày càng đổi mới, phát triển nền kinh tế thị tờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập tương đối ổn định và ngày càng tăng lên. Trước sự biến đổi về nền kinh tế, xã hội của đất nước thì bên cạnh đó những người thuộc diện chính sách như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng cũng cần có sự đổi mới về tinh thần cũng như đời sống vật chất. Họ là những người đã hy sinh một phần xương máu của mình cho đất nước vì vậy họ là những người cần quan tâm trước tiên từ đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2004/ NĐ - CP ngày 20/12/2004 quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo đó từng bước nâng cao đời sống cho các đố tượng thương binh và người có công với cách mạng cũng như con em và gia đình của họ trong học tập và sản xuất. Các quy định tại Nghị định này thay thế các quy định tại khoản 3, Điêù1, Điều 2 Nghị định số 27/NĐ - CP ngày 23/5/1993; Điều 76 Nghị định số 28/NĐ - CP ngày 29/4/1995; khoản b Điều 1 Nghị định số 06/NĐ - CP ngày 21/01/1997; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 175/1999/NĐ - CP ngày 15/12/1999; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ - ngày 15/12/2000; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 03/2003/NĐ - CP ngày 15/01/2003. Các khoản trợ cấp và phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/10/2004.

Tại Điều 1 quy định mức chuẩn, căn cứ xác định chế độ trợ cấp, phụ cấp và mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định là 292.000 đồng.

Tại Điều 2 quy định mức trợ cấp mai táng phí là 2.400.000 đồng, trợ cấp 1 lần sau khi từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần bàng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi của người từ trần.

Trợ cấp ưu đãi trong gia đình đối tượng cũng quy định: Học sinh, sinh viên nếu không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi theo khoá học từ 1 năm trở lên tại các trường đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường phổ thông dân tộc nội trú nếu thuộc các tường hợp quy định thì được hưởng các chế độ trợ cấp mức 292.000 đồng/người/tháng.

Các mức trợ cấp và phụ cấp cho các đối tượng cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền Khởi nghĩa, Liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thương binh, Bệnh binh, QNBTNLĐ, QNMBNN và thân nhân của các đối tượng kể trên đã tăng hơn trước.

Nổi bật trong những năm qua là phong trào toàn dân chăm sóc Thương binh, Gia đình Liệt sỹ, Gia đình người có công với Cách mạng, phụng dưỡng bà mẹ Việt nam Anh hùng theo 5 chương trình cụ thể.

+ Chương trình xây dưng quỹ đền ơn đáp nghĩa, thành phố hàng năm đã huy động từ 90 - 100 triệu đồng vào quỹ '' Đền ơn đáp nghĩa'' để giúp các gia đình chính sách ổn định cuộc sống.

+ Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, đã tặng 512 sổ trị giá 324.000.000 đồng.

+ Chương trình ổn định đời sống Thương binh, bệnh binh được chăm sóc chu đáo ổn định cả về vật chất và tinh thần, không có thương binh nặng nào phải ở nhà dột nát, đời sống gia đình từ trung bình khá trở lên. Nhiều Thương binh, bệnh binh đã phát triển kinh tế gia đình trở thành giàu có, có người đã phấn đấu trở thành Anh hùng lao động.

+ Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, thành phố đã xây dựng được 112 ngôi nhà tình thương, tu sửa, nâng cấp 93 ngôi nhà trị giá 872.000.000 đồng giúp các gia đình chính sách từng bước ổn định về nhà ở.

+ Chương trình nhận đỡ đầu con Liệt sỹ mồ côi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt nam Anh hùng, thành phố có 95 con liệt sỹ mồ côi đươc nhận đỡ đầu, chăm sóc phụng dưỡng 1 bà mẹ Việt nam Anh hùng. Thể hiện tình cảm, đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta đối với những người có công với cách mạng. Trong công tác nghĩa trang liết sỹ: Thành phố có 2 nghĩa trang liệt sỹ và 1 nhà bia ghi tên các liệt sỹ ở 3 xã

( Minh Bảo, Nam Cường, Tuy Lộc) được xây dựng bằng phương châm của Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng thể hiện truyền thống quý báu '' Uống nước nhớ nguồn'' của nhân dân ta đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng đối tượng ( 1a, 1b) và số tiền ( 2a, 2b) của các đối tượng người có công được điều chỉnh từ sau Nghị định số 210/2004/NĐ - CP.

c) Nhận xét và đánh giá chung:

* Kết quả đạt được:

Trong những năm qua công tác thực hiện các chính sách xã hội đối với Thương binh, Liệt sỹ, Người có công với cách mạng đã hoàn thành tốt đời sống của cá đối tượng được hỗ trợ và đảm bảo góp phần tăng thu nhập cho từng gia đình. Được giúp đõ một phần kinh phí khi tu sửa lại nhà ở, có học bổng khuyến khích các em học sinh, con chính sách học giỏi, vượt khó, xây dựng được nhà tình nghĩa cho các gia đình Liệt sỹ, Bà mẹ Việt nam Anh hùng...

Tổ chức tốt nhiều phong trào, hoạt động thăm hỏi, động viên các đối tượng chính sách và gia đình họ trong các dịp lễ tết, ngày 27/7... đặc biệt trong năm vừa qua, thành phố đã vận động được nhiều cá nhân, tổ chức ủng hộ xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa và đã thu được nhiều kết quả nhất định góp phần nâng cao đời sống cho người có công.

Công tác chi trả cho các đối tượng được thực hiện tốt đảm bảo nguyên tắc: đúng đủ và kịp thời đến tay đối tượng. Đã giải quyết chính xác, nghiêm minh các hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ, loại bỏ những hồ sơ sai quy tắc, không đúng theo quy định của Pháp luật. Không để xảy ra các vụ việc vi phạm làm ảnh hưởng đến chính sách người có công, không có đơn thư khiếu nại tố cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc trả lời đơn thư, khiếu nại, kién nghị của nhân dân về công tác thực hiện chính sách ưu đãi được thực hiện công khai, dân chủ.

Phát huy những kết quả đạtđược trong những năm qua công tác thực hiện chính sách và phong trào chăm sóc Thương binh Liệt sỹ và Người có công với cách mạng. Trong những năm tới Phòng tổ chức LĐTBXH tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, Chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ nhiều hơn với các gia đình chính sách. Đẩy mạnh xã hội hoá phong trào toàn dân chăm sóc Thương binh, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ và Người có công, thực hiện tốt các chương trình xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.

* Những tồn tại và hạn chế:

Các hoạt động, tổ chức không thông báo cụ thể đến đối tượng, phần lớn các công văn được đưa đến các cấp xã, phường, nhưng xã, phường lại không thông báo cho đối

tượng biết. Vì vậy, đã xảy ra một số trường hợp khi thành phố tổ chức lắp dụng cụ chỉnh hình nhưng đối tưọng lại không biết và lỡ cơ hội.

Thủ tục làm hồ sơ xét tuyển, ưu tiên trong giáo dục còn khá phức tạp và gây khó khăn cho người dân.

Công tác xem xét, giải quyết hồ sơ hưởng Thương binh cho các đối tượng tại xã, phường còn chưa nắm chắc, giải quyết qua loa. Nhiều hồ sơ không đúng và khớp với tờ khai, một số khác lại tự điền thêm ngày tháng để đủ điều kiện đươc hưởng.

Công tác chăm sóc người có công phải được xã hội hoá và thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương duy trì và phát triển sâu rộng ra toàn xã hội, tránh việc thực hiện chỉ mang tính thời điểm, không liên tục.

III.những ý kiến đề xuất và kiến nghị:

Qua thời gian tìm hiểu thực tế công việc thực hiện các hoạtđộng công tác xã hội hoá tại phòng TCLĐTBXH thành phố Yên Bái cho thấy việc tổ chức hựchiện quản lý công ciệc của phòng đã triển khai rất tích cực, đạt hiệu quả cao và đảm bảo đúng kế hoạch của cấp trên giao cho. Đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cán bộ, nhân viên trong phòng với các cấp xã, phường về các hoạt động công tác xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định,, trong phạm vi kiến thức của mình, em xin được bày tỏ một só ý kién về hoạt động của đơn vị, cụ thể như sau:

- Trong công tác tạo việc làm, XKLĐ cho người lao động trên địa bàn thành phố còn nhiều hạn chế nhất định. Đó là công tác thông tin, tuyên truyền tơi người dân chưa cụ thể, rõ ràng. Phần lớn còn chưa nắm bắt được nội dung và yêu cầu công việc dẫn đến hoang mang, dao động. Vì vậy đề nghị các xã, phường cần tổ chức cung cấp thông tin cụ thể cho người dân. Có thể bằng nhiều hình thức như : Phát bằng loa phát thanh tại các xã, phường, thông báo tới các buổi họp ở các tổ dân phố.

- Các ban ngành, đoàn thể, đơn vị chưa có sự phối hợp nhất trí, đồng bộ trong các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. Việc xử phạt thực hiện còn hời hợt, chưa nghiêm minh và cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa các hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố.

- Các văn bản quy định về tổ chức hoạt động từ Phòng tới xã, phường đã hoàn thành tốt nhưng từ các xã, phường đến người dân thực hiện chưa đúng nguyên tắc, còn chậm và chưa linh hoạt tói đối tượng.

- Cần khuýen khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ tạo việc làm cho đối tượng chính sách và những người cai nghiện trở về với cộng đồng giúp họ ổn định cuộc sống.

- Đa dạng các hình thức vận động nhằm huy động nguồn từ thiện các tổ chức phi Chính phủ, các dự án nước ngoài góp phần giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam.

- Cần tăng cường công tác kiểm tra thực tế về việc thực hiện các dự án hỗ trợ người dân XĐGN tại các phường, xã nhằm hạn chế những bất hợp lý về việc sử dụng kinh phí.

lời kết luận

Phũng tổ chức LĐTBXH ra đời là sự sát nhập của 2 phũng Tổ chức và Phũng LĐTB&XH trong quá trỡnh sắp xếp, đổi mới bộ máy Nhà nước. Qua nhiều năm hoạt động theo cơ chế quản lý mới nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cỏn bộ cụng nhõn viờn trong phũng cựng với sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền địa phương, Sở LĐTBXH đó từng bước ổn định và phát triển sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh xó hội hoỏ chương trỡnh cham súc Người có công với cáchmạng nhằm ổn định đời sống tinh thần và vật chất cho các đối tượng trên ngày một tốt hơn. Đặc biệt chú ý tới cụng tỏc ưu tiên, ưu đói cho con em cỏc đối tượng chính sách trong lao động sản xuất và trong giáo dục đào tạo nhằm giúp đối tượng có điều kiện vươn lên, bên cạnh đó hũng cũng đó quan tõm chỳ ý tới cụng tỏc phũng chống và cỏc biện phỏp ngăn ngừa các tệ nạn xó hội, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm.

Để đạt những thành tựu đó là nhờ vào công tác tổ chức bộ máy cán bộ, đội ngũ công nhân viờn cú trỡnh độ và năng lực quản lý, công tác tốt đồng thời Phũng đó thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quản lý, điều hành thực hiện theo các quy định cụ thể mà Nhà nước đó đề ra và hoàn thành theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội tại phòng tổ chức lao động thương binh và xã hội thành phố yên bái pdf (Trang 33 - 40)