III. Kiến nghị
2. Với bản thân Công ty
Với quá trình hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt nếu các doanh nghiệp không tự tìm cho mình một chỗ đứng vững vàng thì e rằng doanh nghiệp đó khó mà tồn tại lâu dài. Muốn như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng phải luôn luôn hoàn thiện Công ty về mọi mặt với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Sau đây là một số kiến nghị của tác giả bài viết đối với Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ:
2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty, việc quản lý tốt đội ngũ nhân sự trong công ty sẽ giúp DN phát triển một cách vững chắc và theo kịp sự thay đổi của thị trường. Nhân lực chính là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của Công ty. Vì vậy, đẩy mạnh công tác đào tạo, cử người ra nước ngoài đào tạo nhằm tiếp thu những công nghệ mới, phương pháp sản xuất quản lý mới,... để về phát triển Công ty là việc mà Công ty cần chú trọng. Phải có chính sách giữ người giỏi ở lại với Công ty, có những chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ nhân viên nhằm khuyến khích động viên họ làm việc. Duy trì được một đội ngũ nhân lực tinh nhuệ sẽ giúp cho Công ty nâng cao sức mạnh, vị thế trên thị trường bởi con người là cái gốc mang tới sự thành công.
2.2. Tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết giữa các CBCNV.
Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,… Qua đây góp phần tạo môi trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên
trong đơn vị. Từ đó sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy tính sáng tạo, năng động trong đội ngũ người lao động. Đây là nguồn gốc của việc tạo nên sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh; hình thành rõ nét văn hóa DN - yếu tố rất quan trọng trong quá trình hội nhập,cạnh tranh. Ban lãnh đạo cần phải tạo ra sự đoàn kết giữa các cán bộ cũng như giữa các tổ đội sản xuất, siết chặt sợi dây liên kết giữa các đội nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3. Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý1. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần). Vì vậy xây dựng một hệ thống kiểm soát tốt sẽ giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn.
Mặt khác DN cần nâng cao năng lực giám sát để quản lý hàng tồn kho hợp lý. Không ngừng khai thác tốt và phát huy lợi thế về năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần có chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Xúc tiến việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn, hiệu quả. Nghiên cứu cải tiến một số
tiêu chuẩn để đáp ứng một số yêu cầu về khảo sát chất lượng thi công công trình.
2.4. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ.
Việc hoạch định một cơ cấu vốn hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, lập kế hoạch của DN. Hoạch định một cơ cấu vốn tối ưu sẽ giúp DN giảm bớt chi phí sử dụng vốn, đảm bảo được tính thanh khoản, đảm bảo được tính linh hoạt trong tài trợ vốn, đa dạng hóa nguồn vốn ... để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, Công ty cần cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ dựa trên mục tiêu, hướng đi của Công ty trong mỗi năm hoạt động. Quản lý tốt các khâu của quá trình sử dụng vốn như: xác định nhu cầu vốn, tình hình phân bổ vốn,...
Trong năm tới Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu, tránh để tình trạng khách hàng nợ quá nhiều làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Nếu cần thiết, Công ty cần cử người theo dõi các khoản nợ, tổ chức thu những khoản nợ quá dài. Đối với hàng tồn kho cần có các dự toán chính xác hơn nữa.
2.5. Khai thác triệt để công suất sử dụng của các TSCĐ.
TSCĐ là nhân tố quyết định tới hiệu quả của quá trình sản xuất của DN. Vì vậy DN cần phải có sự đầu tư cũng như khai thác triệt để công suất sử dụng của các TSCĐ. Ở phần thực trạng đã cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ có phần khả quan, song nếu Công ty muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh thì cần phải có các biện pháp nhằm khai thác triệt để công suất sử dụng của các TSCĐ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhập khẩu những dây chuyền sản xuất công nghệ cao nhằm tăng năng suất lao động là điều thực sự cần thiết. Công ty cần lựa chọn cho mình phương pháp khấu hao thích hợp, tổ chức và quản lý tốt quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư TSCĐ. Luôn luôn có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ nhằm duy trì hoạt động bình thường của TSCĐ và tận dụng hết công suất của TSCĐ.
2.6. Cổ phần hóa DN.
Xác định rõ chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước, ngay khi được Nhà nước phê duyệt cổ phần hóa Công ty cần tổ chức các hoạt động cần thiết để tiến hành cổ phần hóa một cách nhanh nhất bao gồm:
- Kiểm kê, phân loại tài sản DN đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị DN; lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị DN theo chế độ Nhà nước quy định.
- Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
- Đối chiếu, xác nhận và thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hóa. Các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ được tính vào giá trị DN khi cổ phần hóa.
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
- Trên cơ sở đã giải quyết các vấn đề về tài chính, Công ty cần tiến hành xác định giá trị DN theo quy định của Nhà nước.
Tiến độ cổ phần hóa ngoài việc chịu sự tác động của các chính sách của Nhà nước, bên cạnh đó nó cũng phụ thuộc rất lớn vào bản thân DN cổ phần hóa. Thực hiện đúng quy trình cổ phần hóa, xác định chính xác giá trị của DN sẽ giúp cho quá trình cổ phần hóa ở các DNNN nói chung và Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng đạt kết quả tốt nhất.
Đây chỉ là những kiến nghị ở tầm vi mô song nó thực sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Thực hiện đồng bộ những điều trên, nhất định hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng lên nhanh chóng.
KẾT LUẬN
Với quá trình hội nhập hiện nay, sử dụng vốn hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các DN hiện nay đang là vấn đề hết sức cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi DN Việt Nam nói chung và đối với các DNNN nói riêng. Từ thực tế cho thấy ở các DNNN, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu SXKD trong kinh tế thị trường. Do vậy các DNNN cần phải có sự quyết tâm sử dụng đúng mục đích nguồn vốn NSNN cấp, đa dạng hóa các nguồn vốn vay, giảm chi phí sử dụng vốn nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng vốn.
Đối với công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, là một DNNN với quy mô không lớn, trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Do vậy, Công ty đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn nữa những nguồn lực sẵn có mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy sau thời gian tiếp xúc thực tế tại Công ty, nắm được tình hình và những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: ”Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ”. Trong bài viết của mình, em đã nêu ra được thực trạng sử dụng vốn của Công ty hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dựa trên thực trạng đó. Bố cục của bài viết được chia làm 3 chương theo trình tự: lý luận, thực tiễn và giải pháp. Em đã cố gắng xuất phát từ thực tế của Công ty để xây dựng các giải pháp mang tính đồng bộ. Nhưng do hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên những phân tích và giải pháp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô để em hoàn thành tốt bài viết cũng như bổ sung thêm vốn kiến thức cho bản thân. Cuối cùng, em xin cam đoan luận văn của mình là hoàn toàn do nỗ lực của bản thân cùng với sự tham khảo các tài liệu. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước – PGS.TS. Mai Văn Bưu - NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 2001.
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh – PGS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễ Ngọc Huyền. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội, 2004.
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại – Tập 2. PGS.TS. Hoàng Minh Đường; PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc. NXB Lao động – Xã hội. Hà Nội, 2005.
4. Giáo trình Khoa học Quản lý – Tập 2. TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, 2002. 5. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy
Hào. NXB Lao động – Hà Nội, 2004.
6. Harold T.Amrine – John A.Ritchey – Colin L.Moodie – Joseph F.Kmec. Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp. NXB Thống Kê – Hà Nội, 1995.
7. Paul A.Samuelson – William D.Nordhaus. Kinh tế học – tập 1. NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1997.
8. David Begg – Kinh tế học. NXB Thống kê – Hà Nội, 2007.
9. GS.TS. Trương Ngọc Lâm – Dương Đăng Chinh. Tài chính học – NXB Tài chính – Hà Nội, 1998.
10. Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan – Bảo toàn và phát triển vốn. NXB Thống kê. Hà Nội, 1992.
11. PGS.TS. Thái Bá Cẩn – Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng – NXB Tài chính – Hà Nội, 2003.
12.Trương Văn Bân – Bàn về cải cách toàn diện DNNN – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội, 1996.
13.PTS. Ngô Thế Chi – Đọc và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp – NXB Tài chính – Hà Nội, 1996.
14. PTS. Nguyễn Văn Công, Trần Quý Liên – Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh – NXB Thống kê – Hà Nội, 1996.
15. Josette Peyrard – Phân tích tài chính doanh nghiệp – NXB Thống Kê – Hà Nội, 1997.
16. Vốn – web: www.bachkhoatoanthu.gov.vn.
17. Cơ chế quản lý đối với công ty Nhà nước – Thời báo tài chính 14/6/04 – web: www.mof.gov.vn
18. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn trong các DNNN hiện nay – Nguyễn Thị Hà. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 12/2007. Trang 25 – 26.
19.Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN – web:www.tapchiketoan.com
20.Cơ chế quản lý đối với công ty Nhà nước: Cần nhấn mạnh các yếu tố thị trường – web: www.mof.gov.vn
21. Đổi mới cơ chế đầu tư và quản lý vốn Nhà nước theo luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 – web: www.moi.gov.vn
22. Cổ phần hóa doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp – web: www.tapchicongsan.org.vn
23. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức – web: www.chungta.com
24. Các báo cáo tài chính của Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ các năm 2005, 2006, 2007.