• Vị thế công ty trong ngành:
+ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện nay là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước. Công ty Cao sy Tây Ninh là một công ty thành viên của Tập đoàn này.
Triển vọng phát triển của công ty và của ngành:
- Sản lượng khai thác của Việt Nam so với các nước hàng đầu khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,.. là khá lớn nên chúng ta không thể chủ động được về giá cũng như cung cầu sản lượng mà hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới. Vừa qua, Việt Nam được Thái Lan, Indonesia, Malaysia (3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới) mời tham gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới là một tín hiệu vui cho các nhà trồng cao su tại Việt Nam
- Thị trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc chiếm 60%, đây là rủi ro về thị trường mà công ty cần thận trọng vì chỉ cần một tác động nhỏ về cơ chế, chính sách từ phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến giá cao su.
Kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận trong các năm tới:
Kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức của công ty trong năm 2007 Năm 2007
đồng % tăng giảm so với năm 2006
Doanh thu thuần 526.000 13,28%
Lợi nhuận sau thuế 205.258 43,41%
Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
39,02% 4,47%
Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở
hữu 46,28% 9,72%
Cổ tức 5.815 đ/cp
+ Tình hình kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông 27/12/2006 thông qua: các dự án đầu tư mới đang và sẽ triển khai như sau:
Dự án trồng cao su sang Campuchia: Diện tích trồng mới 10.000 ha tại tỉnh
Kampongthom, thời gian đầu tư từ năm 2007 đến năm 2012, tổng giá trị dự án 500 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thùng phuy tại Xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, Tây
Ninh: công suất 600.000 thùng phuy/năm, dự kiến quý IV/2007 đưa vào hoạt động, tổng giá trị dự án:32,8 tỷ đồng.
Tham gia góp vốn dự án đường BOT 741 Đồng Xoài – Bình Phước dự kiến trong năm 2007, tổng giá trị tham gia trong dự án: 35 tỷ đồng.
Tham gia góp vốn xây dựng hạ tầng cơ sở KCN Chí Linh Tỉnh Hải Dương dự kiến trong năm 2007, giá trị tham gia dự án 20 tỷ đồng.
Tham gia xây dựng nhà máy phân lân tại KCN Chí Linh tỉnh Hải Dương, dư kiến năm 2007-2008, giá trị dự kiến tham gia 50 tỷ đồng.
Tham gia dự án trồng cây cao su Việt – Lào tại tỉnh Champasac – Lào, số lượng dự kiến trồng mới 50.000ha, dự kiến thực hiện 2004-2014, giá trị tham gia 250 tỷ đồng.
Xây dựng trạm bán nhiên liệu cấp I tại Xã hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, Tây Ninh, thời gian dự kiến hoàn tất và đưa vào hoạt động năm 2007, tổng giá trị dự án 5 tỷ đồng.
4. Các nhân tố rủi ro
Rủi ro về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt Chính phủ đã có chiến lược phát triển cho ngành nông nghiệp đến giai đoạn 2010. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt mức khá cao và ổn định, theo dự báo của các chuyên gia thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì 7-8% trong những năm tới là rất khả quan, do vậy rủi ro về kinh tế đối với công ty là không cao.
Rủi ro về luật pháp: là công ty TNHH chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Luật và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc vào định hướng phát triển ngành từ các chính sách nhà nước, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Rủi ro đặc thù: là một công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mủ cao su, trong thời gian qua diễn biến tích cực của ngành cao su thế giới đã tác động đến sự tăng trưởng của ngành cao su Việt Nam và giá cả cao su phụ thuộc vào sự biến động của giá cao su thế giới, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc (chiếm 60%) cũng mang đến nhiều rủi ro nếu như có sự hạn chế xuất phát từ phía nước bạn.
Rủi ro khác: Năng suất khai thác mủ của cây cao su phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trong những năm gần đây thời tiết diễn biến cũng thấ thường nên điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh đó Thiên tai, địch họa,…..là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra thì sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người cũng như tình hình hoạt động chung của công ty.
3.4 Tình hình nhà cung cấp
Nguồn cung
Trong khi nhu cầu thị trường thế giới về cao su ngày một tăngmạnh thì năm 2007, hầu hết các nước sản xuất cao su lớn đều sụt giảm về sản lượng. Thái Lan - nước sản xuất cao su lớn nhất thế
giới - sản lượng giảm khoảng 1,5%, xuống 3 triệu tấn do mưa lớn khiến cho hoạt động khai thác mủ bị gián đoạn và diện tích trồng cao su giảm. Nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới,
Indonexia, chỉ duy trì mức sản xuất 2,8 triệu tấn do những thay đổi thời tiết và năng suất thấp. Thêm vào đó việc trồng mới cao su ở một số nước bị đình đốn do các yếu tố thời tiết thất thường, thiếu đất trồng, nguồn nhân lực, chi phí tiền lương cao và tình trạng an ninh bất ổn. Tổng nguồn cung cao su thế giới trong năm 2007 chỉ tăng 2% so với năm 2006. Trong khi đó, diện tích trồng mới tại Braxin, Indonesia, Lào, Campuchia… cần một khoảng thời gian khá dài để đưa vào khai thác. Dự kiến năm 2008 sản lượng chỉ khoảng 9,7-9,8 triệu tấn. Nguồn cung cao su thiên nhiên dự báo sẽ còn khan hiếm ít nhất cho tới 2012. Một số nhà phân tích dự báo giá cao su sẽ tăng khoảng 18% trong năm 2008, lên 3 USD/kg so với khoảng 2,5 USD/kg vào năm 2007.
3.5 Tình hình hệ thống phân phối
Phương thức bán hàng của Công ty ngày càng được hoàn thiện, cụ thể là :
-Mạng lưới Đại lý phân phối hàng của Công ty luôn được xây dựng một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng Vùng, từng Khu vực. Yếu tố ổn định Thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất sự cạnh tranh nội bộ, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối luôn được Công ty đặc biệt coi trọng, điều này đã giúp cho Đại lý thực sự yên tâm đầu tư các nguồn lực để kinh doanh sản phẩm DRC.
-Công ty luôn cố gắng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời các loại hàng hoá theo yêu cầu của Khách hàng, giao hàng tận nơi và không để tình trạng hư hỏng, mất mác đáng tiếc nào xảy ra. -Tuỳ theo từng thời điểm, từng đối tượng Khách hàng, từng Vùng thị trường, chính sách giá cả được Công ty xây dựng, điều chỉnh một cách linh hoạt, hợp lý trên cơ sở gắn quyền lợi của Doanh nghiệp với lợi ích của Người bán hàng và Người sử dụng, giúp cho công tác tiêu thụ luôn được ổn định và vị thế cạnh tranh của sản phẩm DRC không ngừng được nâng cao.
-Các chính sách về chiết khấu thương mại, khuyến mãi, hổ trợ bán hàng trong năm qua cũng được Công ty quan tâm thực hiện nhiều hơn, đa dạng hơn và thiết thực hơn.
-DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam. Các nhà phân phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài.