V, Si, I.
Fe tham gia quá trình đồng hóa ni tơ vì ferredoxin là chất cho điện tử trong hoạt động của nitrate reductase và nitrite reductase.
Fe rất quan trọng đối với quá trình quang hợp vì tác động đến sinh tổng hợp chlorophyll a, C-phycocyanin và cytocrom.
Mn và Cu là các yếu tố quan trọng trong hệ truyền điện tử quang hợp và cần cho tất cả các loài tảo. Các nguyên tố này cũng tham gia vào hoạt động tế bào với tư cách là thành phần hoặc cofactor của enzyme.
B cần cho một số tảo lam và tảo silic, trong khi Mo tham gia quá trình cố định ni tơ và là thành phần của nitrat reductase. Vanadi là thành phần không thể thiếu đối với sinh trưởng của một số tảo lục và tảo biển. Coban hoặc vitamin B12 chứa Co cần cho sinh trưởng của một số loài tảo. Silic có trong thành tế bào của nhiều loài tảo, đặc biệt là tảo silic…
Ngoài ra, còn một số loài tảo có phương thức dinh dưỡng khuyết dưỡng (auxotroph) đối với một số vitamin như B12, B1, Biotin.[1]
2.1.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của tảo tảo
2.1.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của tảo tảo quan sát dễ dàng trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài tự nhiên. Mức độ quang ức chế phụ thuôc vào cường độ sáng và chất lượng phổ của ánh sáng. Mặt khác, ánh sáng có cường độ cao cũng ức chế hô hấp của các tế bào đang quang hợp mạnh.[1]
- sự thích ứng sáng – tối
Sự thích ứng sáng – tối ở tảo đơn bào được đặc trưng bởi sự thay đổi hàm lượng sắc tố nội bào.
Sự thích nghi màu của một số tảo lam được thay đổi bằng sự thay đổi sinh tổng hợp phycobiliprotein và carotenoid. Ví dụ: tế bào lyngbia plectonema, phormidium sp, sinh trưởng dưới ánh sáng có hàm lượng carotenoid tăng gấp đôi do tăng hàm lượng β-