II. CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN
1.2. Nội dung của biện pháp
1.2.1. Xác định hợp lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Tiêu thức lựa chọn nhà cung ứng:
Để thực hiện biện pháp này xí nghiệp cần phải xác định được những công việc chủ yếu ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới chi phí nguyên vật liệu
Về chất lượng nguyên vật liệu phải đảm bảo các thông số kỹ thuật, an toàn của đồ án thiết kế, các nguyên vật liệu mua về phải có mác chứng nhận của nhà sản xuất và phải phù hợp với yêu cầu của bên A.
Về giá cả phải chọn nhà cung ứng có giá trị nguyên vật liệu rẻ nhất, hợp với tình hình tài chính của công ty.
Về chi phí vận chuyển, cần giảm thiểu chi phí tối đa. Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Về thời gian cung cấp cần đúng thời gian tiến độ thi công công trình, đảm bảo cho quá trình xây lắp được tiến hành liên tục, tránh chi phí bảo quản.
Trong quá trình lập dự toán cần xác định được nguồn cung ứng vật liệu trên cơ sở mà nhà nước ban hành và phù hợp với thực tế của xí nghiệp. Phải xây dựng một định mức tiên tiến.
Một mặt tiết kiệm chi phí, mặt khác rút ngắn thời gian thi công góp phần làm giảm giá thành. Chẳng hạn cột bê tông đúc sẵn với chiều dài 3,5m tiết diện 0,2 x 0,3 giá 40.000 đồng trong khi tự làm chi phí mất 42.000 đồng và phải mất 3 ngày trong khi đó lắp cấu kiện chỉ mất vài giờ.
Hiện nay công ty không tích trữ các nguyên vật liệu chủ yếu, do nhu cầu đến đâu thì mua đó. Vì vậy, công ty cần tính toán chính xác, đặc biệt là dự toán làm sao cho các đội một khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng ở mức bình quân hàng năm rồi từ đó yêu cầu đưa đến theo yêu cầu, áp dụng một lần đưa đến nhiều lần. Nếu công ty mua với số lượng lớn, việc làm này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí thông qua hưởng triết khấu giá theo khối lượng, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu không cần đến các chi phí dự trữ. Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu thích hợp cả về địa điểm, chất lượng và giá cả. Tuỳ theo từng công trình mà lựa chọn nhà cung ứng gần địa điểm thi công, hạn chế tới mức tối đa chi phi vận chuyển bốc dỡ.
Mỗi năm công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như: sắt thé, xi măng, cát, sỏi, đá, gạch … với số lượng lớn ngày một tăng. Ví dụ như xi măng với số lượng bình quân cho xây lắp khoảng 3000 tấn. Với thị trường xi măng nước ta hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất xi măng trong nước và công ty liên doanh với nước ngoài. Do đó có rất nhiều kênh phân phối trên khắp đất nước, vì vậy công ty có rất nhiều sự lựa chọn.
Do giá nguyên vật liệu bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ nên công ty phải xác định địa điểm cung ứng sao cho tổng chi phí thấp nhất. Với những công trình thi công trên địa bàn tỉnh thì tận dụng nguyên vật liệu tại địa phương đó để giảm chi phí vận chuyển.
Thực hiện được những vấn đề đó thì ngoài những hiệu quả về chi phí nguyên vật liệu, giảm giá thành nó còn có tác dụng tích cực đến chủ động cung
ứng nguyên vật liệu, giảm chi phí dự trữ, không phụ thuộc vào khách hàng và giảm thiểu mức giao động giá cả của thị trường theo mùa, theo nhu cầu xây dựng.
Do giá cả nguyên vật liệu bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, chi phí bảo quản nguyên vật liệu. Nên khi quyết định mua nguyên vật liệu ta phải tính tất cả các chi phí sao cho chi phí này là nhỏ nhất.
Ví dụ : Đối với công trình N105NPS nếu ta mua nguyên vật liệu là xi măng PC tại các đại lí tại hà nội thì đơn giá là 682đ/kg, còn nếu mua tại công ty xi măng Chinhfont Hải phòng thì đơng giá là 681đ/kg, với chi phí vận chuyển bằng ô tô ( khoảng 10 tấn) là 300.000đ . Đối với công trình này ta cần sử dụng 3000 tấn xi măng. Vậy để chọn phương án nào ta làm như sau:
-Chi phí vận chuyển từ Hải Phòng về hà nội là: 300 × 300.000 = 90.000.000 (đ )
Nếu mua tại Hải Phòng tổng chi phí là :
681 × 3.000.000 + 90.000.000 =2.133.000.000 ( đ ) Nếu mua tại hà nội tổng chi phí là:
682 × 3.000.000 =2.046.000.000 ( đ )
Như vậy với công trình này ta nên mua ở hà nội chi phí nguyên vật liệu rẻ hơn và giá thành giảm được một lượng là: 87.000.000 ( đ ), tiết kiệm được chi phí vận chuyển và đảm bảo nguyên vật liệu kịp thời, không mất chi phí bảo quản và trông coi nguyên vật liệu.
Hiệu quả:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu, giảm giá thành - Tránh tình trạng lãng phí, hao hụt nguyên vật liệu
- Có nguồn thu mua ổn định đảm bảo cho tiến độ thi công được ổn định
Những điều kiện để thực hiện vấn đề trên:
- Để thực hiện nội dung này được tốt đòi hỏi phòng kế hoạch tổng hợp phải có người chuyên trách theo dõi giá cả vật tư hàng ngày trên các báo chí,
tạp chí của ban vật giá Chính phủ ban hành … Hiện khối văn phòng cơ quan công ty đã trang bị toàn bộ máy vi tính nên công ty chú ý khai thác thông tin qua mạng internet. Vì vậy công ty nên cử một người ở phòng kế hoạch kỹ thuật dự thầu chuyên trách về công việc này đi học quản trị mạng internet 3 tháng với chi phí là 600.000 đồng về phục vụ cho công ty để nắm bắt tình hình nguyên vật liệu. Bởi buôn bán các thông tin qua mạng đã trở thành phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
- Đối với cồng trình có giá trị lớn công ty nên tổ chức đấu thầu cung cấp nguyên vật liệu để tránh phát sinh chi phí do giá cả thị trường lên xuống thất thường.
- Công ty cần liên kết với nhà cung ứng hoặc đặt quan hệ đối tác lâu dài thông qua hợp đồng kinh tế mua bán, liên doanh liên kết.
- Để lập các dự toán được chính xác, các cơ quan chức năng cần phải có các văn bản hướng dẫn kịp thời như: ban hành giá vật tư, vật liệu hàng tuần, hàng tháng. Bổ xung định mức khối lượng và đơn giá các nguyên vật liệu mới.
Cấp phát kịp thời sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công:
- Việc cấp phát nguyên vật liệu phải được thực hiện có tính toán cấp đúng lúc, đầy đủ, tránh lãng phí, tránh trường hợp cấp phát quá muộn làm chậm tiến độ thi công hay cấp quá sớm làm tăng thêm chi phí chông coi bảo quản nguyên vật liệu. Đồng thời phải có chế độ phạt rõ ràng đối với những người sử dũng lãng phí nguyên vật liệu hay làm thất thoát nguyên vật liệu. Cũng như khen thưởng những người có thành tích trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đặc thù của các công trình xây dựng là các công trình nằm dải rác nên không có kho dự trữ nguyên vật liệu mà chỉ có các đội tự quản và trông coi cất giữ nguyên vật liệu của công ty. Do đó cần xác định tiến độ thi công một cách chính xác đẻ từ đó đưa ra thời gian cấp phát nguyên vật liệu hợp ký, đảm bảo tiến độ thi công của công trình.
1.2.2. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại công trường thi công
Căn cứ:
Tại công trường công tác quản lý nguyên vật liệu xây dựng tồn đọng lớn nhất là khâu bảo quản và sử dụng. Đa số các nguyên vật liệu để ngoài trời, chỉ có một số nhỏ vật liệu được bảo quản để ở kho chứa nhỏ di động tại công trường như: côngtennơ, nhà tạm để chứa xi măng sắt thép …Số vật liệu để ngoài trời chịu tác động của yếu tố tự nhiên cộng với khó quan sát, dễ gây tình trạng mất mát. Hơn nữa mặt bằng thi công chật hẹp vừa là nơi dự trữ bảo quản nguyên vật liệu vừa là nơi bố trí máy móc thiết bị thi công nên biện pháp khắc phục ở đây là xắp xếp chỗ để các loại vật liệu không chồng chéo lên nhau gây khó khăn cho việc sử dụng hoặc bỏ đi do lẫn các loại vật liệu. Đối với các loại vật liệu có giá trị cao, dễ bị giảm chất lượng do điều kiện tự nhiên như: ximăng, sắt thép, thiết bị nội thất … phải để ở nơi có mái che và để cách mắt đất, còn các loại vật liệu như: cát, sỏi, đá, gạch … cần bố trí hợp lý tạo điều kiện cho thi công, tránh mất cắp, hao hụt. Đối với trường hợp ăn cắp thì công ty nên có quy chế phạt quy định hình thức phạt, mức cao nhất là đuổi việc, còn các trường hợp khác thì dùng hình phạt hành chính bằng cách trừ vào lương.
Trong quá trình thi công cần có các bài toán kinh tế hay hướng dẫn cụ thể cho công nhân tránh gây hao hụt vật liệu. Chẳng hạn trước khi trộn vữa để xây phải tính toán làm sao trộn 1 lần là vừa đủ xây hết không để ứ đọng làm hư hỏng vữa. Cũng trong thi công đổ cột bê tông làm khung, giả sử chiều cao tầng nhà là 3,2 - 3,5 m. Để cắt sắt cây phi 12 làm cột thép thì ta không nên cắt theo mẫu chuẩn là 3,2 - 3,5 m, vì ngoài tiêu chuẩn trên thanh sắt phải hở từ 20 -30 cm để nối đổ bê tông tiếp cột ở tầng trên, nếu cứ cắt theo mẫu là chiều cao của cột thì chỉ căt được 2 thanh trong 1 cây sắt dài 11m, phần còn lại thừa không dùng được do không đủ dài. Vậy giải pháp là chống cả cây lên vừa đỡ phải nối, gia cố, vừa tận dụng không bị lãng phí do cắt gọt.
Trong cấp phat nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tránh cấp phát thừa, cấp phát không đúng chủng loại. Công
ty phải có biện pháp quy trách nhiệm bồi thường và phạt do cá nhân sử dụng không đúng và lấy cắp, đối với trường hợp làm sai và sử dụng vật liệu không đúng thì nên quy định phạt bằng tiền và mức phạt bằng mức gây thiệt hại. Do các công trình của công ty nằm rả rác ở khắp nơi, nhu cầu sử dụng vật liệu lại diễn ra thường xuyên, công ty không tổ chức kho bãi dự trữ kho vật liệu chung mà giao khoán cho từng đội ở từng công trình quản lý vật liệu của đội mình.
Hiệu quả:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật của công nhân lao động - Phát huy các ý tưởng, sáng kiến của cá nhân trong quá trình thi công - tiết kiệm chi phí, giảm thấp hao hụt
Điều kiện thực hiện:
- Để tránh tình trạng khoán trắng phòng kế hoạch tổng hợp và phòng kế toán cần có sự so sánh đối chiếu giữa thực tế và dự toán để tìm nguyên nhân phát sinh chi phí tăng nguyên vật liệu, từ đó tìm biện pháp làm giảm phát sinh trên
- Hơn nữa để tạo thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào xây lắp nhanh chóng, kịp thời hoàn thành đúng tiến độ và kiểm soát được nguyên vật liệu các đội cần áp dụng " phiếu xuất vật tư theo định mức " và áp dụng khoán nguyên vật liệu theo định mức công việc cho các tổ thi công.
- Để thực hiện điều này cần có người tổ trưởng, có kiến thức dày dặnkinh nghiệm và có chế độ khen thưởng phat huy sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân và tiền thưởng chính là giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được.
- Công ty cần hoàn thiện nội quy, quy chế sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 2: Lựa chon hình thức hợp đồng lao động hợp lý
2.1. Mục đích của biện pháp
Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 10% tổng chi phí trong khoản mục giá thành . Do vậy giảm chi phí nhân công có ý nghĩa rất lớn trong
công tác hạ giá thành của sản phẩm xây dựng.Vậy để đạt được mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm xây lắp xí nghiệp cần phải tiến hành đồng thơì các biện pháp giảm các khoản mục chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công.
Thực tế, giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí lao động luôn đi đôi với tăng năng suất lao động ( NSLĐ ). Yếu tố đóng vai trò quyết định chính là trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ tay nghề của người lao động không những ảnh hưởng đến NSLĐ mà còn là nguyên nhân của việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tổ chức các hình thức lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, giờ máy, có tác động lớn thúc đẩy việc nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm.
2.2. Nội dung của biện pháp
Về chi phí nhân công của công ty đều tăng so với dự toán. Để giảm được chi phí ta thực hiện các biện pháp sau:
Dựa vào thiết kế, dựa vào dự toán, khối lượng công việc thực tế để lập biểu đố nhân lực thực tế, chủ yếu dựa vào tính chất công trình, tính chất công việc mà xác định số lượng lao động cần thiết, biết tình hình thừa thiếu để chủ động điều tiết. Đối với các đội xây dựng cần duy trì đội khung bao gồm các vị trí chủ chốt, còn các vị trí khác khi nào có nhu cầu thì đi thuê ngoài hoặc ký hợp đồng có thời hạn.
Về cơ cấu lao động là phải hợp lý, phải đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa lao động quản lý và lao động sản xuất, giữa lao động trong biên chế và lao động thời vụ. Hiện nay tỷ lệ lao động trong biên chế và lao động thời vụ của công ty là 1 :4, tỷ lệ này vẫn chưa được hợp lý lắm, tỷ lệ này nên ở mức 1 : 6 thì mới hợp lý. Vì đội ngũ lao động trong công ty bây giờ chỉ có khoảng 1000 người, bao gồm cả đội ngũ thiết kế, thi
công, kỹ thuật..., do đặc thù của ngành xây dựng là có những công trình kéo dài hàng chục năm, trong thời gian đó công ty còn nhận nhiều các công trình khác nữa nên trong nhiều trường hợp cần thêm lực lượng rất lớn các cộng tác viên Đối với lao động là công nhân kỹ thuật thì công ty nên thuê theo hợp đồng có thời hạn, đây là lực lượng lao động dự bị cho loại lao động trong biên chế. Còn đối với lao động phổ thông thì hợp đồng theo thời vụ và theo tính chất công việc mà có kế hoạch thuê, tỷ lệ lao động phổ thông không nên vượt quá 40% tổng số lao động trong công ty.
Việc bố trí lao động hợp lý cũng là một vấn đề cần thiết, bố trí lao động phải theo đúng sở trường, kỹ năng bậc thợ và máy móc tránh sự chồng chéo. Với những công việc yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật cao thì nhất thiết phải được những người có tay nghề cao đảm nhiệm. Ngược lại với những công việc đơn giản khác thì lao động phổ thông cũng có thể làm được. Lao động phổ thông có thể thuê ngay tại địa phương nơi có công trình thi công của công ty.
Bảng 22: Chi phí nhân công trong công trình N105NPS
( Hạng mục Makét ) Loại lao động Số người Mức trả Chi phí NC trong 6 tháng thi công(đ) Lao động trong danh sách 7 2952000(đồng/ tháng ) 17712000 Lao động thuê ngoài 25 1924000 ( đồng/ tháng ) 48100000 Tổng cộng 32 65812000
Vậy nếu công ty không thuê nhân công bên ngoài thì chi phí nhân công công ty phải thanh toán là:
32 × 2952000 = 94464000 ( đồng )
Nếu thuê ngoài công ty đã tiết kiệm được một chi phí là: 94464000 - 65812000 = 28652000 ( đồng )
Vậy với việc thuê ngoài công ty đã giảm được giá thành công trình