- Vay nợ: Nhà nước tiến hành vay nợ theo hai cách để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, bao gồm:
Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị thị trường cho đến nay và hướng
3.1.1 Cân đối ngân sách ở một số nước trên thế giớ
Cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề không chỉ đặt ra ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. Vì cân đối ngân sách có mối liên hệ mật thiết với sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế- xã hội của một quốc gia. Điển hình như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… là những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao, vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo tốt. Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của các nước này, chính là họ có một ngân sách nhà nước ổn định và thặng dư. Mặc dù hiện tại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, dẫn đến ngân sách nhà nước của Nhật, Mỹ bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng trong quá khứ họ đã làm được điều mà các quốc gia khác không dễ gì thực hiện, đó là duy trì một tình trạng ngân sách ổn định và thặng dư trong nhiều năm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Với tiềm lực là những quốc gia phát triển mạnh về kinh tế và có nền công nghiệp hàng đầu, trong thời gian sắp tới họ sẽ có những chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.
- Cân đối ngân sách nhà nước ở Mỹ: Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) đến cuối những năm 60 kinh tế Mỹ phát triển một cách nhanh chóng. Mỹ đã vân
dụng học thuyết của Keynes để phục hồi kinh tế, kiểm soát thu chi ngân sách một cách triệt để với việc chính phủ tăng chi tiêu công cộng và đầu tư cho kinh tế phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tính trung bình năm 1950- 1958 tỷ lệ chi kinh tế trong tổng chi ngân sách chiếm 13%- 15%. Đến những năm 70 và 80 nền kinh tế Mỹ lại rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách như: cải cách thuế để đảm bảo nguồn thu trong ngân sách, cải cách chi tiêu ngân sách phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội. Tuy nền kinh tế Mỹ ở giai đoạn này dần được phục hồi, nhưng tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn tăng ở những năm 1980, 1990, 1995. Do đó, Mỹ đã kiên quyết giảm bội chi ngân sách và hướng tới chiến lược thăng dư ngân sách trong thời gian tới nhằm tăng cường tài chính quốc gia, đáp ứng tốt các vấn đề về an sinh xã hội. Trong 4 năm (1998-2001), Mỹ đã đạt mức thặng dư ngân sách là 127 tỷ USD. Nhưng kể từ khi Tổng thống Bush lên nắm chính quyền thì ngân sách nhà nước của Mỹ đã có nhiều biến động. Từ một ngân sách thặng dư đã chuyển sang thâm hụt ngân sách chỉ một năm sau đó. Bỡi lẽ, Mỹ đã chi khá nhiều ngân sách khắc phục hậu quả của cuôc khủng bố vào tháng 9/ 2001, trong khi đó lại cắt giảm thuế từ việc thừa hưởng nguồn thặng dư ngân sách. Những năm tiếp theo Mỹ lại chi quá nhiều cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan, vẫn duy trì chính sách cắt giảm thuế đã góp phần đẩy nhanh mức thâm hụt ngân sách lên đến 413 tỷ USD vào năm 2004 và mức kỷ lục 454,8 USD năm 2008 và ước tính thâm hụt ngân sách có thể lên đến 482 tỷ USD năm 2009 29. Mỹ đang đối mặt với ngân sách thâm hụt khá lớn và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, theo nhận định của các nhà chính trị Mỹ thời gian tới tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn có thể tăng mạnh, do Mỹ phải chi hỗ trợ nhiều để đưa đất nước thoát khỏi suy thoái. Để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách đang diễn ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một số biện pháp như: cắt giảm chi phí chiến tranh bằng cách rút bớt quân tại Iraq, chấm dứt chính sách miễn thuế tạm thời đối với những người có thu nhập từ 250.000 USD/năm trở lên, sắp xếp lại bộ máy chính phủ,…và thực hiện gói kích cầu để phục hồi kinh tế. Ông Obama nhấn mạnh: "Nước Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để khống chế thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi" 30. Với những giải pháp trên, ngân sách Mỹ có thể sẽ khắc phục được tình trạng thâm hụt, dần trở lại cân đối và tiến tới thặng dự
- Cân đối ngân sách nhà nước ở Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách để khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và theo đuổi một ngân sách cân đối, ổn định. Nhật đã gia tăng tiết kiệm trong chi tiêu dùng, đầu tư phát triển kinh tế, giảm chi phí cho quân sự . Nhìn
29 Xem: www.asset.vn
30Xem:http://www.sbsc.com.vn/news/detail.do;jsessionid=6C080B3A2BF0C77BE99B2AC28E9548CD.www5?id=56095 id=56095
chung, Chính phủ duy trì được một ngân sách cân bằng cho đến giữa những năm 1960 với các chính sách thắt chặt tài chính và mở rộng tiền tệ. Tuy nhiên đến năm 1965- 1966, nguồn thu ngân sách giảm sút, chính phủ Nhật Bản đã thành lập ngân sách bổ sung bằng việc phát hành trái phiếu để bù đắp sự thiếu hụt nguồn thu, đảm bảo cho ngân sách cân đối và phục hồi tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70, 80, 90 biến động liên tục, từ suy thoái đến tăng trưởng rồi trở lại suy thoái. Vì vậy, vấn đề ngân sách nhà nước cũng không ổn định, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách như: phát hành trái phiếu để bù đắp thiếu hụt, kiềm chế chi tiêu, tăng chi đầu tư, cắt giảm thuế để kích cầu,…Để đảm bảo nguồn tài chính cho nhà nước. Hiện nay, kinh tế Nhật Bản đang rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ đã có những điều chỉnh về ngân sách để giải quyết sự suy thoái nghiêm trọng đang diễn ra. Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua một ngân sách cao kỷ lục tới 88.500 tỷ Yên (980 tỷ USD) dành cho tài khóa 2009 (bắt đầu từ tháng 4/2009), tăng 6,6% so với ngân sách tài khóa 2008, bao gồm việc cắt giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, giảm viện trợ nước ngoài và làm nợ công tăng, các đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Nhật Bản sẽ tăng 31,3% so với tài khóa 2008 lên 33.290 tỷ yên để bù đắp cho nguồn thu thuế dự kiến sụt giảm 31. Với những giải pháp nêu trên, trong thời gian sắp tới Nhật Bản có thể là nước sẽ thoát khỏi suy thoái kinh tế sớm nhất thế giới và không ảnh hưởng đến sự thăng bằng ngân sách ở nước này.
- Cân đối ngân sách nhà nước ở Trung Quốc: Trung Quốc bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ năm 1978. Cho đến nay, mô hình kinh tế của Trung Quốc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, rồi lại tiếp tục chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Cùng với sự chuyển biến mô hình kinh tế, cuộc cải cách nền tài chính Trung Quốc cũng đi theo các mô hình đó. Về cơ bản, là từ chỗ điều tiết trực tiếp và điều tiết vi mô về tài chính đã chuyển đổi thành điều tiết gián tiếp và điều tiết vĩ mô về tài chính32. Trong đó chính phủ đặc biệt chú trọng đến vấn đề cân đối ngân sách trong phân cấp giữa chính quyền trung ưong và chính quyền địa phương. Trước cải cách, cân đối ngân sách nhà nước Trung Quốc có đặc trưng là tập trung cao độ nguồn tài chính vào ngân sách trung ương để thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập trung và thực hiện bao cấp cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1980 trở đi, chính sách ngân sách và thuế đã được thi
hành một cách nhất quán, linh hoạt theo hướng kiềm chế quy mô thâm hụt của ngân
sách quốc gia. . Mức thâm hụt ngân sách đã giảm từ 5,1% GDP trong năm 1979 xuống còn 1,2% GDP trong năm 1981. Trong cải cách, chính phủ đã bắt đầu phân chia nguồn 31Xem:http://www.vtca.vn/Chitiettintuc/tabid/10606/ArticleID/108726/tid/10517/language/vi-VN/Default.aspx
thu cho địa phương nhằm tăng cường quyền tự chủ cho địa phương trong việc cân đối ngân sách, thực hiện cơ chế khoán ngân sách. Từ năm 1994, Chính phủ đã chấm dứt tình trạng vay tiền ngân sách, thay vào đó sử dụng phương pháp phát hành trái phiếu các loại. Theo Luật Ngân sách quốc gia có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995, hệ thống ngân sách của Trung quốc được chia thành 5 cấp theo kết cấu cấp chính quyền. Ngân sách của từng cấp sau khi được phê chuẩn không được phép sửa đổi, điều chỉnh. Ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phải thực hiện nguyên tắc lường thu để chi, cân đối thu - chi, không được để bội chi ngân sách. Các cấp chính quyền không được phép phát hành trái phiếu, không được phép chiếm dụng hoặc giữ lại vốn của ngân sách cấp trên, đồng thời có nhiệm vụ thu nộp ngân sách cấp trên kịp thời, đầy đủ. Một việc làm chưa từng có trong thực tiễn kinh tế thế giới là Chính phủ cắt giảm tỷ lệ nguồn thu thuế từ 30% GDP năm 1979 xuống còn 10,3% GDP năm 1996. Tuy nhiên, Việc giảm các nguồn thu không làm mất cân đối ngân sách, do các khoản chi NSNN được cắt giảm với tốc độ nhanh hơn, từ mức 36,4% GDP năm 1979 xuống 11,5% năm 1996. Xét về cơ cấu chi thì các khoản chi của Chính phủ Trung ương giảm mạnh từ 20,7%GDP năm 1979 xuống còn 3,8% năm 1996; chi tiêu của chính quyền địa phương giảm với tốc độ ít hơn từ 15,7% GDP xuống còn 8,3% GDP. Điều này cũng thể hiện sự phân cấp quản lý ngày càng nhiều cho các cấp chính quyền địa phương. Để có thể giảm chi tiêu của NSNN phải nói tới vai trò của tài chính trong việc thực hiện chính sách lao động và xã hội 33. Tóm lại, Trung Quốc đã rất thành công trong việc cải cách nền tài chính quốc gia, đặc biệt vấn đề cân đối ngân sách nhà nước được quan tâm đúng mức tạo tiền đề cho sự phát triền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Hiện tại do phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế, con số thâm hụt ngân sách của Trung Quốc lên đến 950 tỷ NDT, chiếm 3,1% trong tổng GDP của năm 2008.