Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Môi trường chính sách và thủ tục đầu tư tại đăk lăk (Trang 41 - 43)

Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Phía đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài. Phía nam là các tỉnh Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Đây là trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía tây là vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.

Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường xuyên Á

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ HẠ TẦNG

bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar - Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước ngoài.

Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây. Về đường bộ: toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:

z• Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông z• Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột z• Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng z• Quốc lộ 14C: 68,5 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông. Đường hàng không

Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.

Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai. Xe buýt: Hiện nay có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.

MÔI TRƯỜNG, CHÍNH SÁCH

VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ tại

ĐẮK LẮK

Quy hoạch Phát triển Giao thông đến 2010 và 2020 Giao thông đường bộ

Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50% số km đường xã được cứng hóa.

Đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk được dự kiến: z• Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có.

z• Qui hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk-Phú Yên), đường Trường Sơn Đông và nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ.

z• Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn, buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Môi trường chính sách và thủ tục đầu tư tại đăk lăk (Trang 41 - 43)