1. Một số giải pháp về cơ cấu.
Như đã phân tích, cơ cấu NNL của chúng ta nói chung và củớcCong ty đóng tàu Hạ Long nói riêng là một trong những vấn đề nổi cộm trong những bất cập của NNL, để mà phát triển được các yếu tố khác một cách đồng bộ đòi hỏi chúng ta phải cơ cấu và đào tạo lại NNL bởi vì vấn đề cơ cấu và vấn đề đào tạo được mọi người quan tâm đầu tiên trong vấn đề cải tổ. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần tập trung một số việc sau:
- Khẩn trương điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo NNL
- Xây dựng thống nhất tiêu chuẩn đánh giá nhân lực trình độ cao.
- Hoàn thuện chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật đối với nhân lực trình độ cao.
- Thực hiện chế phát hiện nhân tài trong sử dụng lao động, giáo dục văn hoá, đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
- Hoàn thiện chính sách đãi ngộ với nhân lực trình độ cao.
Thực tế là liên tục trong nhiều năm quy mô đào ĐH, CĐ của nước ta mở rộng quá mức, gấp 2 đến 3 lần so với đào tạo THCN và 6-7 lần so với đào tạo công nhân kỹ thuật, quy mô đào tạo nghề giảm mạnh trong các năm gần đây. Mặc dù nhà nước ta đã có chính sách khuyến khích và mở rộng quy mô đào tạo nghề nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được người học và chưa có chính sách thật sụ thu hút người tham gia học nghề do đó công tác lựa chọn
công nhân kỹ thuật của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng chung của đất nước.
Để khắc phục được nhược điểm này Công ty cần phải chủ động trong việc tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả. Ngoài ra Công ty cần chủ động liên doanh liên kết với một số trường đào tạo nghề để tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ NNL trong tương lai của Công ty.
Bên cạnh việc chú trọng công tác tuyển dụng Công ty cần chú trong hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng lại nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
2. Một số giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ NNL:
Để tiếp tục tạo bước phát triển mới trong đào tạo NNL xuất phát từ thực trạng đào tạo NNL ở nước ta và ở Công ty hiện nay thì trong những năm trước mắt cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Tiếp tục cụ thể hoá tiêu chuẩn về NNL trên cơ sở đó triển khai thực hiện quy hoạch về đào tạo NNL.
Quy hoạch này cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như đánh giá đúng thực trạng đội ngũ NNL hiện có tại Công ty, các cơ sở đào tạo NNL.
Trên cơ sở đó sắp xếp lại các phương pháp và trương trình đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại, rà soát và tiếp tục đổi mới, chuẩn hoá nội dung chương trình, cơ cấu ngành đào tạo về lĩnh vực NNL ở từng bộ phận phòng ban phân xưởng và đơn vị. Nội dung chương trình đào tạo cần được xây dựng trên cơ sở tiếp tục những kinh nghiệm tiên tiến của các Công ty đóng tàu trên thế giới , đồng thời dựa trên những kinh nghiệm truyền thống sẵn có của Công ty.
Thứ hai: Có kế hoạch, chương trình đào tạo lại, đào tạo bổ xung và nâng cao kiến thức cơ bản đối với đội ngũ NNL với nội dung và hình thức thích hợp với từng đối tượng. Trong chương trình đào tạo lại, trước hết tập trung vào đối tượng là NNL có trình độ tay nghề cao tại các bộ phận chủ chốt, gồm đào tạo lại, bồi dưỡng với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng NNL.
Thứ ba: Tăng cường đầu tư cho đào tạo NNL: trong những năm qua nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong quỹ đầu tư cho quy hoạch và phát triển cán bộ của Công ty đã tăng lên đáng kể.
Đầu tư cho đào tạo đội ngũ NNL trong những năm trước mắt không chỉ để phát triển theo chiều rộng mà trước hết là nhằm mục tiêu tiếp tục hoàn thiện và khai thác thế mạnh của nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng lao động hiện có, nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ năm: Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đào tạo NNL. Có chính sách cụ thể động viên khuyến khích đội ngũ trong chí thức đông đảo là người Việt Nam đang công tác, nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp đào tạo NNL.
Thứ sáu: Đẩy mạnh và tạo điều kiện chăm lo giáo dục toàn diện cho sinh viên, trước hết là chính trị, tư tưởng, truyền thống văn hoá dân tộc để bảo đảm tạo ra nhân cách của sinh viên Việt Nam. Có lý tưởng vì xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh và nhậy bén thông minh, tiếp thu được công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại. Đây chính là một nhân tố căn bản góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Thứ bảy: Thực hiện tiêu chuẩn hoá NNL, nhất là đội ngũ NNL có trình độ, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt lực lượng lao động có đủ phảm chất và năng lực, kiên quyết chuyển khỏi vị trí công tác nếu họ không thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Việc bố trí và sử dụng NNL phải gắn bó với yêu cầu, tiêu chuẩn và phù hợp với sở trường.
Thứ tám: Có giải pháp cụ thể khắc phục dần sự bất hợp lý trong chính sách đối với NNL nói chung, tạo điều kiện vật chất và tinh thần đủ sức tạo động lực cho đội ngũ đang làm nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng và phát triển NNL làm việc có chất lượng và hiệu quả tốt hơn, thu hút họ tập trung vào nhiệm vụ đào tạo, hạn chế tối đa sự chảy máu chất xám của đội ngũ cán bộ này.
Thứ chín: Kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp đào tạo cho phù hợp với cơ cấu nguồn nhân lực của từng lĩnh vực, từng bộ phẩn để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa trong công tác đào tạo.