Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái

Một phần của tài liệu tc596 (Trang 31 - 44)

1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.

1.1. Khái quát về công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. Tên giao dịch: Công ty TNHH Mỹ thuật và Thương mại Hà Thái

Tên viết tắt: Hathaiart

Hình thức sở hữu: Tư nhân

Địa chỉ giao dịch: 20 Láng Hạ, tầng 7 tòa nhà Seaprodex – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 04.7762431/7762432

Fax: 04.8359142

Website: www.hathaiart.com.vn

Email: ads@hathaiart.com.vn

Lĩnh vực kinh doanh: Quảng cáo thương mại Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa thông tin

Danh mục sản phẩm:

+ Quảng cáo thương mại.

+ Quảng cáo trên các phương tiện công cộng, biển tấm lớn, tấm nhỏ các loại. + Thiết kế dàn dựng nội thất, triển lãm, showroom.

+ Sản xuất, thiết kế vật phẩm quảng cáo. + In ấn ấn phẩm quảng cáo.

+ Tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị chuyên đề.

+ Buôn bán vật tư, thiệt bị phục vụ Quảng cáo thương mại. Lĩnh vực chủ yếu: Quảng cáo trên tấm biển tấm lớn, tấm nhỏ các loại

1.2. Lịch sử hình thành công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.

Bảng 10 - Quá trình hình thành công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.

Năm Đặc điểm theo giai đoạn (bối cảnh, nhiệm vụ, chức năng kinh doanh, hình thức sở hữu…)

Năm 2000-2001 -Năm 2000: công ty được thành lập với số vốn ban đầu 2.1 tỷ đồng. Giấy đăng ký kinh doanh số 0102000398, cấp ngày 28/04/2000

-Khó khăn: nguồn vốn eo hẹp, khả năng huy động vốn thấp.

-Thuận lợi: có tiền đề phát triển từ 1 cửa hàng với 2 năm phát triển nên công ty đi vào kinh doanh với nhiều kinh nghiệm đã có.

-Xây dựng xưởng quảng cáo

Năm 2001-2002 -Thất thoát 500.000.000 VNĐ do đầu tư sai dây chuyền sản xuất, nguyên nhân xuất phát từ thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sản xuất.

-Tìm thêm được 3-4 khách hàng mới, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước.

Năm 2002-2004 -Kinh doanh trên đà phát triển nhưng do nhận thấy việc đầu tư vào xưởng sản xuất không đem lại lợi nhuận, công ty đã bỏ bộ phận sản xuất và bán xưởng.

Năm 2004-2005 -Tìm được khách hàng lớn là TOYOTA -Doanh thu tăng với tốc độ ổn định

(Nguồn: Phó giám đốc Phạm Văn Anh)

1.2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.

a.Cách thức tổ chức:

Công ty phân chia thành 3 phòng ban là phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng thiết kế, chịu sự quản lý của 2 Phó Giám đốc và 1 giám đốc. Tuy nhiên các bộ phận không hoạt động độc lập mà luôn hỗ trợ nhau trong việc thực hiện công việc.

(Nguồn: Phòng Hành chính)

b. Cơ cấu nhân viên tại các phòng ban và chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban: Bảng 12 - Phân bố nhân sự STT Phòng ban Số lượng (người) Chức năng và nhiệm vụ 1 Phòng hành chính

03 - Theo dõi các giấy tờ sổ sách có liên quan đến sự hoạt động của công ty.

- Chuẩn bị các hồ sơ, tư liệu và hợp đồng dự trù cho bộ phận kinh doanh khi tiếp xúc với khách hang.

- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán.

- Lưu trữ các hợp đồng, tài liệu của tất cả các dự án.

2 Phòng thiết kế

04 - Thiết kế, sáng tạo, đưa ra những ý tưởng về Maket cho bộ phận kinh doanh dựa trên những thông tin về nhu cầu của khách hàng do bộ phận kinh doanh cung cấp.

3 Kinh doanh 04 - Thực hiện công đoạn 1 của quá trình hoàn thành biển quảng cáo tấm lớn, đó là tìm kiếm khách hàng cho công ty, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu, trình

GIÁM ĐỐC Hà Huy Mạnh PHÓ GIÁM ĐỐC Đỗ Ngọc Khương PHÒNG Hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC Phan Văn Anh

PHÒNG Kinh doanh

PHÒNG Thiết Kế

bày bản đề xuất và thuyết phục khách hàng.

- Thực hiện công đoạn 2 (nếu khách hàng không thỏa mãn với những địa điểm sẵn có của công ty) và 3.

- Với mỗi nhân viên kinh doanh thì phụ trách một nhóm khách hàng. Họ là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Họ vừa là nhân viên của công ty lại vừa là người thay mặt khách hàng theo dõi và giám sát suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

- Một công việc khác nữa của các nhân viên kinh doanh đó là tìm kiếm đối tác và mời họ thuê địa điểm đặt biển quảng cáo.

4 Giám đốc 03 - Quản lý và theo dõi hoạt động của các phòng ban dưới sự quản lý.

- Lên mục tiêu và kế hoạch cho bộ phận trực thuộc thực hiện.

- Tham gia việc ký kết hợp đồng với các khách hàng (đối với Phó Giám đốc kinh doanh)

- Trao đổi và làm việc với các ủy ban chính quyền để tiến hành việc mua hay thuê các địa điểm để đặt biển quảng cáo.

2. Môi trường kinh doanh, nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái.

2.1. Nguồn lực của công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái. a. Nguồn nhân lực của công ty:

Bảng 13 - Bảng thống kê trình độ học vấn của các nhân viên tại các phòng ban trong công ty:

STT Phòng ban Số lượng (người) Tỉ lệ số nhân viên tốt nghiệp Đại Hoc, Trung Cấp, Cao Đẳng

1 Phòng hành chính 03 100%

2 Phòng thiết kế 04 50% (50%còn lại hiện đang là sinh viên các trường Mỹ thuật)

3 Kinh doanh 04 100%

4 Giám đốc & các Phó Giám đốc

03 100% (trong đó có 2 trong số 3 người trong ban Giám đốc đã từng tu nghiệp ở nước ngoài). (Nguồn: Phòng Hành chính)

Tổng số nhân viên hiện có của công ty là 14 người, trong đó cụ thể được phân chia theo như bảng trên. Với qui mô về nhân lực như trên thì có thể thấy rằng đây không phải là một công ty có qui mô lớn, số lượng hiện tại thì nó phù hợp với qui mô của một công ty nhỏ, song chất lượng nguồn nhân lực lại khá tốt. Hầu hết các nhân viên là đã tốt nghiệp Đại học hay Trung cấp, Cao Đẳng. Do vậy họ có trình độ và có kiến thức về công việc. Có thể nhìn nhận và đánh giá đây là một nguồn nhân lực khá tốt của công ty. Tuy nhiên, có một khó khăn nhỏ đó là những nhân viên kinh doanh của công ty không có người nào có kiến thức bài bản về lĩnh vực Quảng cáo nói riêng và lĩnh vực Marketing nói chung. Nhưng điều này đã được khắc phục dựa trên những kinh nghiệm thực tế về công việc, do vậy điều này không phải là một trở ngại lớn cho công ty.

Ngoài ra, một bộ phận giúp công ty Thương mại & Mỹ thuật Hà Thái có những thành công như hiện nay, đó là bộ phận lãnh đạo, bao gồm 2 Phó Giám đốc và 1 Giám đốc. Hà Thái có một đội ngũ ban Giám đốc rất trẻ (độ tuổi trung bình là 33) nhưng lại có một nguồn kiến thức dồi dào và khả năng kinh doanh nhanh nhạy nên chỉ sau 5 năm hoạt động, công ty đã có những thành công nhất định và có doanh thu đều đặn.

b, Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện có của công ty:

Tài sản cố định chiếm tỉ lệ không lớn lắm trong tổng số tài sản của công ty, chủ yếu là các phương tiện và máy móc phục vụ cho hoạt động của công ty, bao gồm: - 10 máy vi tính - 3 máy tính xách tay - 3 máy in thường - 1 máy in màu - 1 máy in khổ A3 - 1 máy cắt - 1 máy fax - 1 máy scan

- 15 máy điện thoại cố định

 Tổng trị giá: 500.000.000 VNĐ

Mặc dù tổng giá trị các trang thiết bị không nhiều nhưng nó có một vai trò quan trọng trong kinh doanh của công ty, nó giúp cho mọi hoạt động của của công ty được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.

c, Vốn, nguồn vốn:

- Vốn kinh doanh: 900.000.000 - Quỹ và dự trữ: 120.000.000

- Vốn lưu động: 300.000.000đ/tháng

Về mặt tài chính, công ty là một doanh nghiệp tư nhân, do vậy lượng vốn không nhiều và chủ yếu là huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu nên gặp nhiều khó khăn khi ký được những hợp đồng lớn do khả năng huy động vốn thấp.

Nhưng, đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như Hà Thái thì khối lượng tài sản lưu động không phải là một yếu tố quyết định do các khoản đầu tư đều chủ yếu nằm trong các dự án. Còn tiền mặt chủ yếu được dung để đầu tư mua trang thiết bị khác, tiền in ấn, tiền tạm ứng cho nhân viên… Sau khi hoàn tất dự án thì khoản tiền thu từ khách hàng sẽ được đưa vào tài sản lưu động của công ty, từ đó có thể đầu tư tiếp vào các dự án khác và thanh toán các khoản chi trước đó, một phần để trả cho nhân viên.

2.2. Môi trường kinh doanh:

Bất kỳ một hoạt động nào đều được tiến hành trong một môi trường nhất định, và hoạt động quảng cáo cũng vậy. Quá trình một thông điệp từ doanh nghiệp thuê quảng cáo được mã hóa thông qua các công ty quảng cáo và các phương tiện truyền thông đến với khán giả nhận tin và được giải mã thì nó đều chịu tác động của môi trường xung quanh bao gồm môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, văn hóa, chính trị.

a, Môi trường kinh tế:

Theo thông cáo báo chí của Tổng cục thống kê cuối năm 2005 thì có thể thấy rằng GDP nước ta năm 2005 tăng 8,4% so với năm 2004, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4 %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% và khu vực dịch vụ tăng 8,5%. Trong 8,4% tăng trưởng chung, công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,2 điểm phần trăm: dịch vụ 3,4 điểm phần trăm và nông lâm thủy sản 0,8 điểm phân trăm. Con số 8,4% của tăng trưởng GDP cho thấy nước ta đang trên đà phát triển, và theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì đây được coi là một con số “ấn tượng” vì trong năm vừa qua nước ta đã gặp nhiều khó khăn về kinh tế do có dịch cúm gà.

Ngoài ra, với chính sách và chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thu hút được nhiều đầu tư, cũng theo báo cáo của Tổng cục thống kế cuối năm 2005, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm vừa qua tính đến ngày 15/12/2005 đã có 771 dự án mới được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,9 tỷ USD, bình quân vốn 1 dự án mới được cấp phép là 5,1 triệu USD. Các dự án mới được cấp phép trong năm vừa rồi chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Có 41 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép. Có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được cấp phép dự án đầu tư mới tại Việt Nam. Có 509 lượt dự án được tăng vốn trong năm nay, với tổng số vốn tăng thêm là 1825,8 triệu USD (công nghiệp tăng 1407,4 triệu USD; xây dựng tăng 92,1 triệu USD; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 204 triệu USD và dịch vụ tăng 214,4 triệu USD). Tính chung trong năm nay, cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm đạt 5,72 tỷ USD, là mức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài khá cao so với những năm gần đây. Và đây cũng là những con số tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.

Bởi các công ty nước ngoài càng nhảy vào nhiều thì cạnh tranh càng khốc liệt, các công ty hiện đang kinh doanh trên thị trường đều phải có những biện pháp và chiến lược để bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có của mình nếu không muốn bị đè bẹp. Và quảng cáo lại luôn là sự lựa chọn trước tiên với những hình thức đa dạng khác nhau, mà trong đó, quảng cáo ngoài trời vẫn được quan tâm vì hiệu quả cao mà chi phí lại không lớn.

Khi Việt Nam càng tiến gần đến việc gia nhập WTO thì các công ty đang đầu tư tại Việt Nam và đã có những thị phần nhất định, hay những công ty mới nhảy vào thị trường Việt Nam đều chú trọng và gia tăng đầu tư cho ngành quảng cáo. Bởi càng có đông doanh nghiệp tham gia vào cùng một thị trường thì cạnh tranh càng khốc liệt, các công ty đều phải có những biện pháp và chiến lược để bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có cũng như tìm kiếm những đoạn thị trường cho mình nếu không muốn bị đè bẹp. Và quảng cáo lại luôn là sự lựa chọn trước tiên với những hình thức đa dạng khác nhau, mà trong đó, quảng cáo ngoài trời vẫn được quan tâm vì hiệu quả cao mà chi phí lại không lớn. Đó chính là cơ hội và thị trường rộng mở cho ngành quảng cáo có thể phát triển.

Tuy nhiên, sự tham gia vào thị trường quảng cáo Việt Nam của những doanh nghiệp nước ngoài mặc dù làm gia tăng mức độ khốc liệt của thị trường này và giành giật khách hàng của các công ty trong nước nhưng họ đem đến cho thị trường quảng cáo những màu sắc mới mẻ và đa dạng, đồng thời, sự hợp tác với các công ty này có thể đem đến sự chuyên nghiệp trong hoạt động quảng cáo của các công ty trong nước.

b, Môi trường nhân khẩu:

Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2005 ước tính khoảng 83,12 triệu người, tăng 1,33% so với năm 2004, trong đó dân số nam 40,86 triệu người, chiếm 49,2% dân số; dân số nữ là 42,2 triệu người, chiếm 50,8% dân số. Với dân số đông như vậy thì Việt Nam là nước có đông lực lượng lao động nhất Đông Nam Á. Và hơn phân nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 20 nên rất dễ đào tạo và huấn luyện. Nhưng vì nhiều lý do thì tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Với dân số đông, Việt Nam được xem là một thị trường lớn có nhiều triển vọng.

Nói về tính cách người Việt Nam thì so với những nước láng giềng, người Việt Nam có tính cần cù chịu khó, quyết tâm đạt mục đích trong cuộc sống, điều này là một yếu tố quan trọng cho sự thành công và thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỉ 21. Tỷ lệ biết chữ của dân số Việt Nam khá cao, khoảng 90% dân số Việt Nam đều có thể đọc và biết chữ, số lượng trường học ngày càng tăng: năm 2005 cả nước có 239.000 phòng học tiểu học, tăng 1,5% so với năm trước (Số phòng học kiên cố là 95.900 phòng, tăng 4,35%); 130.000 phòng trung học cơ sở, tăng 8,5% (Kiên cố là 79.600 phòng, tăng 3,9%); 59.100 phòng học trung học phổ thông, tăng 25,7% (Kiên cố là 45.900 phòng, tăng 21,1%), 149 trường đại học, học viện, khoa trực thuộc và 136 trường cao đẳng. Số thí sinh trúng tuyển các trường đại học, cao đẳng, học viện năm 2005 nguyện vọng 1 là 158.000 người (đại học là 110.000 người; cao đẳng là 47,1 nghìn người). Tất cả điều này cho thấy Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của trình độ học vấn trong cuộc sống và trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Hơn nữa, trình độ học vấn của dân cư tăng lên ảnh hưởng đến những nhận thức về sản phẩm dịch vụ và sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.

Việt Nam có 54 dân tộc, đa số trong đó là người Kinh (chiếm đến 85% dân số cả nước, tôn giao phổ biến là Đạo Phật (chiếm 56%). Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn (Dân số khu vực thành thị là 22,23 triệu người, chiếm 26,8% và dân số nông thôn 60,89 triệu người, chiếm 73,2% - theo số liệu của Tổng cục thống kê Quí I năm 2006) và nhiều gia đình vẫn sống trong tình trạng đói nghèo. Do đặc điểm như vậy nên thị trường người tiêu dùng Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, việc quảng cáo đến người tiêu dùng theo đó mà càng khó khăn. Các công ty trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu tc596 (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w