4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2020 thì mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả. Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD vào năm 2010, 18 USD tỷ vào năm 2015, 20 USD tỷ vào năm 2020, sử dụng 2,5 triệu lao động đến năm 2010, 3 triệu lao động đến năm 2020 v.v... Tập trung sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp và phụ liệu để
giảm dần nhập liệu, tiết kiệm ngoại tệ, tăng cường đầu tư phát triển ngành may xuất khẩu. Điều này cũng phần nào giúp cho những chiến lược phát triển của Công ty dệt may Hoàng Dũng trong thời gian tới được thực hiện một cách triệt để và có nhiều thuận lợi hơn. Việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử B2B nói chung và bán hàng B2B qua website của Công ty nói riêng là một vấn đề cấp thiết cần đẩy mạnh.
Với sự phát triển ổn định của công ty dệt may Hoàng Dũng hiện nay, cũng như với sự ứng dụng triệt để hơn nữa TMĐT B2B vào bán hàng, chắc chắn doanh thu của Công ty sẽ được gia tăng, lượng khách hàng mới của doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên nhờ việc hoạt động hiệu quả trên các sàn giao dịch trong thời gian tới cũng như hoạt động marketing điện tử đạt hiệu quả cao như hiện nay.
Ngoài ra, công ty sẽ có thêm một kênh bán hàng mới hiệu quả, giảm thiểu chi phí bán hàng, có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng trong nước cũng như quốc tế. Giúp cho chiến lược xuất khẩu của công ty sớm được triển khai.
4.2.2 Định hướng phát triển của Công ty
Công ty dệt may Hoàng Dũng luôn cố gắng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, là một trong số các doanh nghiệp dệt may có uy tín và chất lượng tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Công ty có định hướng xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên có một môi trường làm việc tốt, thoải mái và có những phúc lợi tốt cho người lao động. Công ty luôn luôn gắn liền lợi ích của khách hàng với lợi ích của doanh nghiệp và của người lao động. Đồng thời luôn phấn đấu hướng tới một sự phát triển bền vững, đảm bảo các yếu tố về môi trường, tham gia các chiến dịch xã hội để nâng cao tính cộng đồng.
Công ty luôn có xu hướng tiếp đổi mới công nghệ trong giới hạn cho phép, tiếp thu những công nghệ mới để có thể cải thiện quy trình sản xuất kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, tin học hóa quá trình quản lý là mục tiêu trọng điểm của Công ty trong thời gian tới. Qua đó giúp Công ty tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và tích cực quảng bá hình ảnh thương hiệu Công ty với các khách hàng, đối tác.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu vẫn là thị trường trong nước. Trong giai đoạn phát triển tới, công ty có dự định nâng cấp website với một số tính năng vượt trội hơn, giúp hoạt động bán hàng B2B qua website sẽ thuận tiện hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Đặc biệt, với định hướng là xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường trong khu vực Đông Nam Á thì việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua trang web là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các khách hàng quốc tế có thể tìm đến công ty một cách nhanh nhất.
4.2.3 Phạm vi vấn đề giải quyết
Đề tài nghiên cứu về hoạt động bán hàng B2B qua website của công ty Dệt may Hoàng Dũng, từ đó đưa ra những giải pháp để có thể giúp công ty sử dụng một cách hữu ích nhất trang web của mình để tiêu thụ được nhiều hàng hóa, giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm được chi phí bán hàng nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
4.3 Các giải pháp để phát triển và hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua website
www.detmayhoangdung.com.vn
4.3.1 Một số kiến nghị về phía Chính phủ
4.3.1.1 Đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT B2B:
Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này như Thông tư số 09/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác,v.v…
Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử.
Bên cạnh việc tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TMĐT, cần quan tâm đến việc rà soát các văn bản đã ban hành. Thực tế chỉ ra rằng nhiều hoạt động liên quan đến TMĐT B2B đã được quy định tại một số văn bản pháp quy, nhưng khi ban hành chưa tính đến những đặc thù của môi trường mạng nên không đáp ứng được yêu cầu trong TMĐT và trở thành lực cản cho doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến quản lý, chuyển nhượng tên miền, quản lý website, quản lý quảng cáo thương mại thông qua các phương tiện điện tử cần phải được thay đổi để tạo thuận lợi hơn nữa cho TMĐT B2B phát triển.
4.3.1.2. Xây dựng hành lang pháp lý cho các sàn giao dịch TMĐT B2B
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, xây dựng những chế định pháp lý giúp định hướng cho các sàn giao dịch thương mại điện tử phát triển là một yêu cầu cấp thiết. Nếu coi sàn giao dịch TMĐT giống như một môi trường ảo cho các hoạt động họp chợ, trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp thì cần phải có những quy định pháp lý tương ứng như đối với loại hình chợ truyền thống.
Trước hết, cần có những quy định chung về “chợ ảo”. Văn bản pháp lý này sẽ xác lập các điều kiện đối với những tổ chức cá nhân muốn cung ứng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, đưa ra các đòi hỏi về trang thiết bị cần thiết, yêu cầu thông tin trên sàn phải chính xác, tránh gây nhầm lẫn, những yêu cầu về việc xây dựng quy chế hoạt động, tuân thủ cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc bảo vệ quyền lợi khách hàng…
Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia sàn giao dịch và bản thân tổ chức, cá nhân quản lý sàn, cần thiết hình thành quy chế mẫu hướng dẫn hoạt động của các DN tham gia sàn và giới hạn trách nhiệm cơ quan quản lý sàn.
4.3.1.3. Hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT
Tại Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về thương mại điện tử B2B và thành lập Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng này. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Cục là triển khai hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử B2B.
Do hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đều có những đặc điểm riêng, để nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ DN, trong thời gian tới Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT tại địa phương (Sở Công Thương) để xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp.
4.3.1.4. Hợp tác quốc tế về TMĐT
Trong giai đoạn 2009 – 2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào UNICITRAL, WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử B2B, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về TMĐT mà Việt Nam tham gia. Trong năm 2009, chủ động tham gia sâu vào Chương trình Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT của APEC, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dần với thương mại điện tử quốc tế. Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chế về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử B2B nước ta trong thời gian tới.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tham gia hoạt động của tổ chức quốc tế về thương mại điện tử như Liên minh các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín Châu Á – Thái Bình Dương, Liên minh Thương mại điện tử Châu Á – Thái Bình Dương... từng bước nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thương mại điện tử B2B.
4.3.2 Một số đề xuất về phía Công ty Dệt may Hoàng Dũng
4.3.2.1. Nâng cao nhận thức và chủ động tham gia vào TMĐT B2B:
TMĐT nói chung và TMĐT B2B nói riêng là một xu thế tất yếu trong nền kinh tế mở và hội nhập, được hỗ trợ bởi các thành quả công nghệ thông tin ngày càng cao. Đây là một hình thức đã phát triển khá mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù nhà nước đã tỏ ra khá quan tâm đến lĩnh vực này nhưng có một bộ phận lớn doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá thờ ơ trước vai trò và triển vọng của TMĐT B2B. Tâm lý hoài nghi thiếu tin tưởng và không dám chấp nhận mạo hiểm của một bộ phận doanh nghiệp đã phần nào làm cho TMĐT B2B Việt nam đến nay vẫn chỉ ở mức tiềm năng mà chưa thực sự phát triển. Nhiều doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch chỉ vì trào lưu và vì được miễn phí mà chưa có kế hoạch và mục tiêu dài hạn cho mình. Thực tế cho thấy để tìm được một đối tác thông qua Internet doanh nghiệp cũng phải mất nhiều thời gian và phải trải qua rất nhiều các giao dịch, trao đổi thông tin giữa hai bên. Tuy nhiên xét đến cùng thời gian và chi phí bỏ ra khi áp dụng TMĐT B2B vẫn không thể so sánh với mức chi phí phải bỏ ra khi tiến hành giao dịch trực tiếp. Do đó, ngay trong bản thân Công ty phải có sự nhận thức đúng đắn, rõ ràng hơn về vai trò của TMĐT nói chung và TMĐT B2B nói riêng. Việc tham gia và áp dụng hình thức này không phải là một trào lưu thời thượng mà là một xu thế tất yếu của hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế.
Thương mại điện tử nói chung và TMĐT B2B nói riêng không tạo ra sản phẩm mới, không tạo ra thị trường mới mà đơn giản là dùng phương tiện điện tử để làm thương mại. đằng sau nó là cả một sự thay đổi về thói quen phong cách tập quán làm việc và kinh doanh. TMĐT B2B lập nên một phương thức kinh doanh mới góp phần làm thúc đẩy hoạt động kinh doanh hơn và góp phần tăng kim ngạch mặt hàng, mở rộng thị trường, xóa dần khoảng cách địa lý giữa các quốc gia.
Nhận thức về TMĐT B2B và lợi ích của nó là cản trở lớn nhất đối với việc tham gia vào TMĐT của các DN. Nhiều DN cho rằng hoạt động kinh doanh B2B không phải là sân chơi dành cho họ vì nó quá lớn, họ thiếu tự tin khi phải cạnh tranh với các đối thủ quá mạnh trên thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp đã cố gắng
thực hiện giao dịch B2B nhưng chỉ ở mức độ sơ khai. Xét cho cùng, TMĐT B2B là phương tiện để kinh doanh tốt hơn mà doanh nghiệp là chủ thể đầu tiên có nhu cầu tận dụng những lợi ích đó và có điều kiện đầu tư vào trang, thiết vị cần thiết để áp dụng. Do vậy, doanh nghiệp phải là lực lượng tham gia TMĐT B2B quan trọng và tích cực nhất. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần mạnh dạn nhập cuộc chơi sớm để tạo tên tuổi công ty mình trên thị trường thế giới. Không nên coi TMĐT B2B như là một cứu cánh cho tài chính doanh nghiệp, chỉ nên coi TMĐT B2B như là một phương tiện mới hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận thức đó các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nên áp dụng như thế nào, lựa chọn các giải pháp mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể chủ động tham gia.
4.3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực về TMĐT
Nhân lực chính là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp khi tham gia vào TMĐT B2B. Bởi vì, nếu không có nhân lực khai thác thì những đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ trở nên rất lãng phí. Nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT B2B phải là những người hiểu biết sâu sắc về công nghệ thông tin để quản lý kiểm soát các giao dịch qua mạng, đồng thời phải có kiến thức về thương mại, về kinh tế.
Như vậy, ngoài một bộ phận nhân viên thực sự tham gia vào những liên lạc trực tiếp qua mạng, các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị kiến thức cho mình. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần hiểu cách thức vận hành của một tổ chức TMĐT để có thể nắm vững hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó có thể có những quyết sách đúng đắn để phát triển kinh doanh.
Việc đầu tiên phải làm là phải gắn kết Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần có chương trình đào tạo, tập huấn cụ thể cho đội ngũ nhân viên, trang bị cho họ những kiến thức về TMĐT và các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình, để ngược lại họ có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ và tìm ra chiến lược phát triển cho Công ty.
Công ty nên tạo ra một môi trường làm việc cho phép nhân viên được tiếp xúc nhiều hơn với thông tin trong phạm vi công ty. Đồng thời, công ty cần đào tạo những nhân viên với kiến thức chuyên dụng và có trình độ về Anh ngữ. Đây là điều rất quan
trọng đối với việc tự động hóa và chuyên môn hóa trong từng khâu của quá trình kinh doanh buôn bán trên mạng. Xét về lâu dài, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể để thu hút nhân tài. Để thu hút được những nhân viên tốt nhất, doanh nghiệp có thể có nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích khác nhau như: đưa ra một mức lương hấp dẫn đối với những người làm trong lĩnh vực TMĐT B2B, có chế độ thưởng, thăng