Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 58 - 59)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước

Thứ nhất: Nhà nước cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và lâu dài, tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể khác nhau trong xã hội chịu rất nhiều tác động bởi các chính sách kinh tế của Chính phủ. Để những hoạt động này phát triển ổn định, Nhà nước cần xây dựng những định hướng lâu dài, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế nước ta mà không quá xa rời với tình hình thế giới. Khi cần có những thay đổi, Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những biện pháp bảo đảm cho các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn; tránh tình trạng các chính sách thay đổi quá thường xuyên.

Thứ hai: Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý. Mặc dù các luật, văn bản dưới luật của nước ta đã được sửa đổi rất nhiều lần cho phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, song vẫn còn nhiều vướng mắc như sự chồng chéo, trùng lắp giữa quy định của các luật. Ngoài ra, việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật còn

chậm, công tác thực hiện của bộ máy thi hành luật còn quan liêu tuỳ tiện (thời gian giải quyết một vụ kiện khách hàng là cá nhân vi phạm hợp đồng tín dụng, không trả nợ ngân hàng thường kéo dài ít nhất một năm, chưa kể thời gian thi hành án). Hành lang pháp lý nói chung chưa ủng hộ công tác phục hồi nợ của ngân hàng và gián tiếp làm tăng mức tổn thất tín dụng.

Thứ ba: Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý nợ xấu. Cơ quan chính quyền các cấp, ngành liên quan nên phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn để tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ ngày càng cải thiện. Trước hết, tổng cục địa chính và bộ xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, triển khai nghị định 181/2004/NĐ- CP của chính phủ hướng dẫn Luật đất đai 2003 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình và cá nhân. Ngoài ra, bộ Tư pháp cần hướng dẫn các cơ quan thi hành án nhanh chóng giải quyết các bản án để ngân hàng có thể thu hồi được nợ trong thời gian ngắn.

Thứ tư: Cần sớm có các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật doanh nghiệp 2005 vì Luật doanh nghiệp 2005 sẽ thống nhất các quy định cho các mô hình doanh nghiệp khác nhau, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và tiến trình áp dụng với mỗi mô hình sẽ diễn ra vào từng thời điểm riêng. Hơn nữa, để đảm bảo tính thống nhất với các luật khác, Nhà nước phải có các văn bản, quy định cơ chế quản lý tài chính cũng như kế toán kiểm toán nhằm minh bạch tư cách pháp nhân cũng như tính chịu trách nhiệm của từng mô hình doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng giám sát cũng như kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Thứ năm: Nhà nước linh hoạt điều chỉnh lãi suất điều vốn đặc biệt đối với các Chi nhánh và có cơ chế quản lý khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giảm bớt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w