Tình hình hoạt động Tín dụng tại NHNo&PTNT Láng Hạ trong những năm qua

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 32 - 36)

Tổ Nghiệp vụ thẻ Tổ tiếp thị

2.2.2. Tình hình hoạt động Tín dụng tại NHNo&PTNT Láng Hạ trong những năm qua

những năm qua

Trong những năm qua hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Láng Hạ chịu tác động của rất nhiều nhân tố như: Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác…Những nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Tuy nhiên NHNo&PTNT Láng Hạ đã biết phát huy được thế mạnh của mình và khắc phục những khó khăn.

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2003 Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng (%) So với năm 2005 Số

tiền % tiềnSố % tiềnSố %

Tổng dư nợ 1.515 100 2.20 0 100 695 45 1.876 100 -324 -15 2.057 100 181 8,87 1. Theo thời hạn: - Ngắn hạn 642 42 1.20 0 54 619 40,5 988 53 -212 -11,4 1.269 62 281 13,7 - Dài hạn và trung hạn 873 58 1.00 0 46 76 45 888 47 -111 -3,4 788 38 -100 -4,8 2. Theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước 1.238 81,6 1752 79 514 23,2 1.161 62 -529 -31,6 1.245 61 84 4,2 Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 276 17,6 400 19 172 8,17 660 35 260 13,8 757 36 96 4,5

Cho vay tiêu dùng đời sống

38 2,5 48 2 9 0,37

5

55 3 7 3,2 56 3 1 0,05

3.Theo loại tiền

- VNĐ 1.005 66,3 1.06

6

- Ngoại tệ 510 33,7 1.13

4 52 633 29 775 41 -370 -19,59 1.079 52 304 14,65

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Nhìn một cách tổng thể số liệu ở bảng 2.2 ta có thể nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ tương đối biến động trong 4 năm qua (2003 - 2006). Xét về mặt con số tuyệt đối thì năm 2003 mức dư nợ là 1.515 tỷ đồng; năm 2004 mức dư nợ tăng lên con số 2.200 tỷ đồng; nhưng đến năm 2005 mức dư nợ lại giảm xuống còn 1.876 (vẫn cao hơn mức dư nợ của năm 2003); đến năm 2006 mức dư nợ lại tăng lên con số 2.057 tỷ đồng

(thấp hơn mức dư nợ của năm 2004). Còn xét về mặt tương đối thì tốc độ tăng dư nợ của năm 2004 so với năm 2003 là 45%, tương đương với 695 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ năm 2005 giảm 15% so với năm 2004, tương đương với 324 tỷ đồng, dư nợ năm 2006 tăng 8,87% tương đương với 181 tỷ đồng. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chỉ đạo trong năm 2005 tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ có vấn đề, nợ quá hạn để không tăng dư nợ.

Để có thể thấy rõ hơn về tình hình tín dụng tại ngân hàng, ta xem xét qua một số khía cạnh sau:

 Xét theo thời hạn cho vay

Dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng dư nợ, trong 4 năm 2003 - 2006, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2006 là lớn nhất 62% tương ứng với 1.269 tỷ. Tuy nhiên, năm 2005 tỷ trọng này có xu hướng giảm, chỉ còn 53% tổng dư nợ. Đó là do định hướng phát triển của ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, các chương trình kinh tế lớn có tính khả thi. Trong 03 năm qua, dư nợ trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, dao động ở mức từ 46 - 58% riêng năm 2003 tỷ trọng này có tăng mạnh và đạt mức 58% tương đương với 1.000 tỷ đồng.

 Xét theo thành phần kinh tế

Trước đây, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ chủ yếu tập trung cho vay với thành phần kinh tế quốc doanh. Nhưng từ khi Chính phủ có các chính sách về kinh tế, luật pháp không phân biệt các thành phần kinh tế, cộng với việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng đã có những chuyển hướng rõ rệt. Năm 2003 dư nợ các thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng 81,6% thì đến năm 2004 tỷ trọng này là 79% và đạt 62% năm 2005, đến năm 2006 còn 61%, tương đương 1.752 tỷ đồng tăng 514 tỷ đồng so với năm

2003. Mặc dù tỷ trọng này vẫn còn cao nhưng khách hàng chủ yếu là tổng công ty lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xây lắp - đây là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy vậy, định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới vẫn tiếp tục giảm tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế quốc doanh trong tổng dư nợ.

Trong khi đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh – gồm doanh nghiệp khu vực tư nhân, hộ sản xuất, cá nhân thì ngày càng chiếm được lòng tin của ngân hàng. Cụ thể là dư nợ của khu vực này năm 2003 chiếm 17,4% tổng dư nợ thì năm 2004 đạt 19%, tương đương với 400 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với năm 2003, tổng dư nợ năm 2005 tăng so với năm 2004, nhưng tỷ trọng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng lên đến 35%, tương đương với 660 tỷ đồng, tăng 260 tỷ đồng so với năm 2004. Như vậy, năm 2005 là năm có sự thay đổi nhanh trong cơ cấu tín dụng giữa thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Theo ngân hàng thì đây là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất có quan hệ vay vốn với ngân hàng đều năng động trong những lĩnh vực kinh doanh mới, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, ngân hàng còn chưa cung cấp đủ vốn xứng với tiềm năng của khu vực này do còn gặp nhiều “rào cản”.

 Xét theo loại tiền

Thông thường, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, thường trên 60%. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tỷ trọng này có xu hướng giảm. Năm 2003, dư nợ bằng VNĐ chiếm 66,3% tổng dư nợ thì năm 2004, con số này chỉ còn 48% và năm 2005 tăng lên 59%, năm 2006 giảm xuống còn 48% tương đương với giảm 123 tỷ. Còn về cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng đã cố gắng trong việc cung cấp đủ ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w