- Thực trạng về chủ thể:
3.3.3. Giáo dục pháp luật thông qua các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, khi nói đến sinh hoạt văn hóa dân gian cũng có nghĩa là nói đến sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc.
Truyền thống theo quan niệm chung là những giá trị kinh tế văn hóa xã hội, đạo đức, tư tưởng, phong tục tập quán, lối sống... được tạo ra trong quá khứ đã trở nên ổn định, có sức sống mạnh mẽ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống tác động đến xã hội và tất cả các lĩnh vực khác trong xã hội.
Mỗi dân tộc có quá trình phát triển liên tục từ quá khứ - hiện tại - tương lai. Và quá trình ấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu biết phát huy mặt tích cực của truyền thống chính là khai thác một nguồn động lực quan trọng vào công cuộc xây dựng xã hội mới, đồng thời giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặt vấn đề như vậy, vì phổ biến GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người không thể tách rời truyền thống mà phải vận dụng, kết hợp các yếu tố truyền thống trong đó có văn hóa dân gian để phục vụ cho công tác GDPL.
Văn hóa dân gian hiện nay vẫn tồn tại và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các dân tộc như: Trường ca Đam San, Múa Kồng Chiêng, lễ ăn cơm mới, lễ cúng bến nước, lễ uống rượu cần mừng năm mới, lễ cúng nhà mới của dân tộc Êđê và H’Mông tại Đăk Lăk. Nếu có dịp thức suốt đêm cùng đồng bào dân tộc, nghe kể sử thi M’Nông, thì chúng ta mới thấy được giá trị văn hóa truyền thống của người M’Nông.
+ Một số loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc bản địa ở Đăk Lăk (dân tộc Êđê và M’Nông).