Đánh giá tình hình phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu 263 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015  (Trang 38 - 40)

II. Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ

3. Đánh giá tình hình phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ

* Ưu điểm:

Trong mấy năm qua, do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, các tổ chức xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, đã giải quyết được một bước yêu cầu về phân bố nguồn nhân lực, biểu hiện bằng việc làm và đời sống người lao động ngày một tăng, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Đối với lao động nông nghiệp ngày càng tăng tỷ lệ có việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thiếu việc làm. Nhất là các xã có vùng đất chiêm trũng, đã khắc phục khó khăn bằng cách đưa mô hình vườn ao chuồng, đặc biệt là đã phát huy được thế mạnh nuôi trồng thủy sản như xã: Đông Kỳ, Tây Kỳ…

Những người có trình độ chuyên môn thì được sử dụng, những người không có chuyên môn cũng được sử dụng vào những công việc giản đơn.

Tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.

* Nhược điểm:

Tuy nhiên, do dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh nên việc làm luôn là điều cấp thiết, đồng thời một số nhỏ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy trong khu vực Nhà nước, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về… đang có nhu cầu bố trí việc làm, dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức bách hơn đồng nghĩa với việc phân bố lại nguồn lao động này cũng hết sức khó khăn.

Mặt khác, lao động đã có xu hướng chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước nhưng nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu quy hoạch, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc phân bố lao động còn tùy tiện, không đúng nghề, đúng việc gây ra lãng phí lớn.

Chất lượng lao động còn thấp, phân bố lao động giữa các vùng còn nhiều bất cập, cụ thể là lượng lao động tập trung quá nhiều ở khu vực thị trấn và các vùng ven thị xã như: Ngọc Sơn, Hưng Đạo…

Tình hình phân bố lao động chủ yếu tập trung chủ yếu trong ngành nông lâm nghiệp ở các xã của huyện. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp còn rất thấp chỉ bằng khoảng 180/năm, còn lại là lãng phí. Tỷ lệ sử dụng thời gian trong nông nghiệp khoảng 70- 73%. Vì vậy, huyện cần tăng cường phát huy những chính sách, dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kéo nhiều dự án đầu tư nước ngoài để tạo thêm nhiều chỗ làm mới.

* Nguyên nhân:

- Việc thu hút và phân bố có hiệu quả nguồn nhân lực chưa cao.

- Những cơ chế và chính sách đã ban hành trong thời gian qua chưa thực sự được phát huy.

- Chất lượng nguồn lao động được quan tâm nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thiếu, giáo dục chưa phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn.

- Di dân vẫn trong tình trạng tự phát, dẫn đến các khu vực thị trấn, các xã ven đô dư thừa lao động.

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu 263 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015  (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w