Thực trạng phân bố lao động ở huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu 263 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015  (Trang 36 - 38)

II. Phân tích đánh giá thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ

2. Thực trạng phân bố lao động ở huyện Tứ Kỳ

Bảng 18: Phân bố nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế năm 2006.

Ngành Số lao động (người) Tỷ lệ %

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 69.592 77,7

Công nghiệp và xây dựng 12.125 13,5

Dịch vụ 7.849 8,8

Tổng số 85.185 100

(Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ)

Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế còn chưa hợp lý. Lực lượng lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ rất lớn, trong khi đó diện tích đất canh tác thì có giới hạn dẫn đến việc sử dụng thời gian lao động không hiệu quả, năng suất lao động thấp, thu nhập bình quân đầu người giảm.

Do vậy, huyện cần có những chính sách giải quyết việc làm phù hợp để việc phân bố lực lượng lao động đạt kết quả cao. Kết quả điều tra suy rộng

cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% xuống còn 5-7%, thời gian sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp tăng từ 70% năm 2006 lên 73% năm 2007.

Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2005 là 3.800 người so với năm 2004 tăng 700 người, tiêu biểu là các xã; Quang Khải, Minh Đức…

Năm 2006 tổng số lao động có việc làm là 4.200 người, được bố trí trong các ngành như sau:

Bảng 19: Sự phân bố lao động trong các ngành kinh tế Ngành Số lao động được bố trí

việc làm (người) Tỷ lệ %

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.800 66,6

Công nghiệp và xây dựng 900 21,4

Dịch vụ 420 10,0

Quản lý Nhà nước, giáo dục Y tế 80 2,0

(Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTB &XH)

Theo điều tra điều tra 1/7/2007 của Phòng Nội vụ LĐTB&XH thì huyện có tỷ lệ thất nghiệp là 5-7%, tỷ lệ thời gian lao động là 70- 73% so với năm 2006 tăng 0,78%.

Năm 2007 số lao động được giải quyết việc làm là 5.767 người và được phân bố trong các ngành sau:

- Lao động Nhà nước : 80 người - Lao động các xã : 3.800 người

+ Lao động nuôi trồng thủy sản: 2.200 người

+ Lao động mới trong huyện (do vay vốn xóa đói giảm nghèo): 900 người

+ Lao động được giải quyết trong quá trình vay vốn giải quyết việc làm là 700 người.

Từ đó, cho ta thấy lao động được giải quyết việc làm trong năm chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp, trong đó lao động nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó là lao động ngoài huyện.

Một phần của tài liệu 263 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015  (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w