8) Quyết định tuyển dụn g:
3.2.4. Kế hoạch đào tạo và phát triển phải phù hợp với chiến lược phát triển của công ty
năng cạnh tranh trong công việc.
3.2.3.3. Đối tượng là cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý được coi là đối tượng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, họ là những người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp, họ điều tiết nhịp độ làm việc, đưa ra phương thức làm việc và đề ra những chiến lược công tác cụ thể.
Từ đó có thể thấy cách thức hoạt động và tư duy làm việc của họ rất khác với hai đối tượng trên, do đó mà công tác đào tạo cũng khác.
Trong khoa học quản lý hiện đại có một phương thức đào tạo đối tượng này đang rất được sự quan tâm của nhiều nhà quản trị cao cấp đó là: Phương pháp sử dụng "mô hình Năng lực" để giáo dục và đào tạo nhà quản lý, công trình này là của nhà nghiên cứu Boyatzis được ông phát minh vào năm 1980.
Boyatzis đã xếp các năng lực của nhà quản lý thành năm nhóm như sau: 1) Quản lý mục tiêu và hành động: định hướng hiệu suất, chủ động hành động (proactivity), sử dụng các khái niệm để chẩn đoán, và quan tâm tới những ảnh hưởng;
2) Lãnh đạo: tự tin, sử dụng các trình bày bằng lời nói, tư duy logic, khái quát hoá;
3) Quản lý nguồn nhân lực: sử dụng quyền lực xã hội, quan tâm tích cực đến con người, quản lý các quá trình nhóm, tự đánh giá đúng đắn;
4) Chỉ đạo hoạt động của cấp dưới: phát triển người dưới quyền, sử dụng quyền lực đơn phương, không gò bó;
5) Quan tâm đến những người xung quanh: tự chủ, khách quan trong nhận thức, năng lực thích ứng và chịu đựng, quan tâm và gần gũi mọi người. Boyatzis còn phân biệt sự cần thiết của các năng lực này ở những nhà quản lý kinh doanh và quản lý công, cũng như ở những cấp độ quản lý khác nhau. Mô hình của Boyatzis có một ảnh hưởng rất rộng lớn trong những nghiên cứu về năng lực quản lý cũng như thực tiễn về giáo dục, đào tạo, và phát triển quản lý.
Tuy nhiên để việc áp dụng mô hình năng lực có hiệu quả thì phải có một danh mục các năng lực được thiết kế một cách cẩn thận, có cơ sở khoa học, và phù hợp với bối cảnh thực tế của đất nước và của công ty.
3.2.4. Kế hoạch đào tạo và phát triển phải phù hợp với chiến lược phát triển của công ty công ty
Một thực tế là công ty đã không có tuyên bố sứ mệnh, không có một chiến lược kinh doanh dài hạn hay ngắn hạn cụ thể tới mức có thể làm xuất phát điểm cho chiến lược phát triển NNL, và do vậy càng không thể nói tới sự phù hợp của chiến lược quản lý NNL và chiến lược đào tạo và phát triển NNL với chiến lược kinh doanh. Có thể giám đốc có hình dung về phương hướng mục tiêu chiến lược cho công ty trong đầu, nhưng rõ ràng các phương hướng đó không được cụ thể hoá bằng văn bản, và quan trọng hơn là không được truyền đạt một cách có chủ định cho toàn thể nhân viên của mình. Công ty chỉ có kế hoạch kinh doanh 5 năm và hàng năm, trong đó kế hoạch 5 năm không thể tính được là kế hoạch chiến lược dài hạn, vì đó chỉ là kế hoạch đặt ra theo yêu cầu một cách chung chung, không có được sự phân tích môi trường kinh doanh một cách cẩn thận, chưa có được định hướng bài bản cần có đối với doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa khi hiệu quả đào tạo của công ty không được như mong muốn.
Cần phải nhớ rằng Sứ mệnh của là phản ánh ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp và Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động của toàn công ty. Do đó chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng luôn cần có Sứ mệnh và Chiến lược phát triển của toàn công ty soi sáng. Điều này cũng có nghĩa công ty cần xác định một cách cụ thể, chi tiết chiến lược phát triển của công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn để qua đó mà xác định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, ví dụ: chiến lược ngắn hạn của công ty trong thời gian tới là phát tiển mạnh mảng xây lắp cầu đường ở thị trường miền Nam thì cần định rõ một cách chi tiết như: sẽ thực hiện bao nhiêu dự án, ở những vùng nào, đặc thù khu vực ấy ra sao, yêu cầu kỹ thuật ra sao,...Từ đó mà định ra chiến lược cho phát triển nguồn nhân lực cho công ty để đáp ứng kế hoạch này như: cần chú trọng đào tạo đối tượng nào nhất, số lượng là bao nhiêu, yêu cầu chất lượng ở mức độ nào,...Có như vậy đào tạo mới không đi chệch hướng và các chiến lược phát triển công ty mới luôn đạt được sự thuận lợi tốt nhất, ít nhất là về nguồn nhân lực.