Về công tác tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 70)

Ở nhà khách tổng liên đoàn áp dụng các phương pháp khác nhau đối với từng bộ phận.

Đối với bộ phận lễ tân, phòng kinh doanh, thị trường thì nhà khách sau khi sàng lọc để loại những hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Người phỏng vấn là trưởng bộ phận, các chuyên gia được mời đến. Đối với trưởng phòng các bộ phận thì sau khi loại hồ sơ sẽ tiến hành hai vòng thi là thi viết và phỏng vấn. Những người qua vòng thi viết sẽ được phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ là ban giám đốc, các trưởng bộ phận khác. Đối với các bộ phận khác như bàn, bếp , buồng, giặt là thì chủ yếu chỉ xét tuyển qua việc nghiên cứu hồ sơ của phòng tổ chức hành chính , hình thức này có ưu điểm là đơn giản và ít tốn kém nhưng nó không đem lại kết quả như mong muốn vì thiếu khách quan, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

Ở nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam thì những người được tuyển chủ yếu là con em trong ngành công đoàn, việc tuyển dụng không được thông báo rộng rãi ra bên ngoài. Chính vì thế nó có ảnh hưởng lớn tới việc phân bố nhân lực cũng như hiệu quả công việc.

Hiện nay hầu hết các bộ phận trong nhà khách đều ở tình trạng dư thừa nhân lực, tuy nhiên lại thiếu những người có trình độ chuyên môn để lãnh đạo. Việc tuyển những người giỏi trong nhà khách là rất cần thiết nhưng có cản trở lớn là số lượng nhân viên hiện tại đang dôi dư,và lại là con em trong ngành, nằm trong diện biên chế. Vì vậy rất khó cho nghỉ việc, mấy năm gần đây việc tuyển người ở nhà khách hầu như không có.

Nhìn chung việc tuyển chọn nhân lực trong nhà khách đã có những bước tiến đáng kể, song công tác này vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày càng lớn, xu hướng phát triển không ngừng của ngành khách sạn, thì nhà khách cần có sự cải tiến, hoàn thiện công tác này, góp phần nâng cao nguồn nhân lực của mình.

Việc sắp xếp công việc tốt cho người lao động đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các bộ phận trong nhà khách. Với số lượng lao động là 121 người thì việc sử dụng, bố trí,sắp xếp nhân lực trong nhà khách được bố trí phân công cho từng bộ phận như sau:

Người lao động thuộc khối văn phòng làm việc theo giờ hành chính theo quy định của cơ quan tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Buổi sáng từ 7 h30 đến 11h30 , buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 và làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

Trong trường hợp đặc biệt tùy theo tình hình mà các nhân viên trong khối này có thể làm việc vào các ngày thứ 7, chủ nhật, các ngày lễ tết, nhưng trưởng phòng phải đảm bảo cho họ được nghỉ bình quân mỗi tháng 6 ngày Giám đốc nhà khách và các trưởng bộ phận phải thay phiên nhau cắt cử trực đến 23 h mỗi ngày. Trong ca trực họ phải đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh, giám sát hoạt động của nhà khách.

Đối với khối kinh doanh

Do đặc điểm riêng mà chỉ có ở ngành khách sạn là phục vụ 24/24 giờ trong ngày, do vậy nhà khách tổng liên đoàn đã chia thời gian lao động làm 3 ca trong một ngày.

Ca 1: từ 6h-14h Ca 2: từ 14h-22h

Ca 3: từ 22h-6h sáng hôm sau

Thời gian theo ca này được áp dụng đối với các bộ phận buồng, lễ tân, bảo vệ, sửa chữa… vì đây là những bộ phận nhằm duy trị hoạt động liên tục của nhà khách. Riêng đối với bộ phận nhà hàng mà bao gồm bàn và bếp và bộ phận phục vụ hội nghị , hội thảo thì nhà khách thường sắp xếp lao động làm việc theo hai ca là

Ca 2: từ 14h-22h

Trong trường hợp mà những hôm nhà khách có tiệc lớn hay có cả ba hội nghị thì số lao động của hai ca được gộp lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhằm giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với những bộ phận nhận khoán theo những khối lượng công việc, định mức lao động, đã làm việc đủ 8h /ngày nhưng chưa hoàn thành công việc được giao thì phải làm thêm giờ, nhưng không vượt quá 4h/ ngày.

Như vậy quy định về thời gian làm việc trong nhà khách là khá chặt chẽ. Mọi nhân viên đều phải tuân thủ đúng giờ làm việc bất kể là người quản lý hay nhân viên. Do đó khiến cho nhà khách tận dụng được lao động mà không phải tăng thêm số lượng lao động khi khối lượng công việc nhiều.

2.2.2.5. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Như chúng ta đã biết trong xã hội ngày nay đầu tư cho con người luôn là sự đầu tư có lợi nhất so với các ngành và lĩnh vực khác. Đầu tư cho con người là sự đầu tư cho tương lai. Trong những năm vừa qua nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam luôn luôn khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức của mình qua nhiều hình thức đào tạo như học việc, đào tạo mới, tham gia các khóa bồi dưỡng và cả tự học. Thông qua đó để nhà khách mong muốn xây dựng, củng cố, nâng cao khả năng, kỹ năng làm việc của nhân viên nhằm nầng cao chất lượng phục vụ khách. Nhà khách đã tổ chức nâng cao tay nghề cho nhân viên bằng cách:

Học việc:Chương trình này nhằm áp dụng cho nhũng nhân viên mời vào làm việc, họ được kèm cặp bởi những nhân viên có kinh nghiệm ở trong bộ phận kèm cặp, chỉ dẫn trong một thời gian nhất định trước khi giao các công việc một cách độc lập để họ có thể tự làm và tránh những sai lầm xảy ra do không có sự hiểu biết.

Mở các lớp học về nghiệp vụ khách sạn ngay tại nhà khách bằng cách mời các chuyên gia về giảng dạy.

Cử nhân viên của các bộ phận tới các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các trường dạy về du lịch như cao đẳng du lịch, viện đại học mở khoa du lịch, từ đó giúp nhân viên củng cố kiến thức, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ.

Nhà khách cũng luôn khuyến khích nhân viên củng cố khả năng ngoại ngữ để có thể phục vụ khách một cách tốt nhất khi mà nó là công cụ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

Một phần của tài liệu 20 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam & Một số giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w