PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu 308 Quản lý chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong thời gian tới và trước mắt Công ty sứ Thanh Trì chủ trương duy trì lực lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất tăng cường mối quan hệ giữa khối phòng ban nghiệp vụ với khối sản xuất để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty phục vụ mục tiêu chiến lược là giữa vững và ổn định thị trường trong nước với thị phần khoảng 30% thị trường nội địa. Đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu củng cố các thị trường đã có sẵn nhằm nâng cao doanh thu xuất khẩu. Trước mắt, trong năm 2006 mục tiêu đề ra cho doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm là khoảng 25 tỷ đồng Việt Nam.

Bên cạnh đó, đầu tư nhân lực, vật lực và hoàn thành việc đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất khoân mẫu để đưa voà sử dụng. Sắp xếp bộ máy quản lý, tuyển dụng thêm công nhân phục vụ cho nhà máy sứ Bình Dương năm 2006 với cơ cấu 70 % công nhân trong nam và 30 % bổ sung từ ngoài bắc.

Để thực hiện các mục têu trên, Công ty đã vạch ra các phương hướng và biện pháp tổng thể cũng như chi tiết cho từng lĩnh vực hoạt động của công ty như lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực tiêu thụ, công tác đầu tư mới...

Đặc biệt trong lĩnh vực quản trị nhân lực, Công ty đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010 như hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Trước mắt, trong năm 2006 công ty đã vạch ra phương hướng cho công tác tở chức và đào toạ như sau:

Kiện toàn một bước bộ mấy tổ chức của công ty sứ Thanh Trì theo tinh thần điều lệ tổ chúc và hoạt động của Công ty sứ Thanh Trì được hội đồng quản trị tổng Côngty phê duyệt tập trung vào các đơn vị: Nhà máy sứ Thanh Trì, Xí nghiệp sáu xuất khuôn mẫu và phòng kinh doanh.

Căn cứ nguồn cán bộ hiện nay có, kết hợp với việc tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có trình độ cao bổ xung xho nhà máy sứ Bình Dương đảm bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới , vận hành sản xuất đạt hiệu quả cao ngay từ những ngày đầu.

Dự thảo phương án trình Tổng Giám đốc Tổng công ty xem xét thành lập xí nghiệp kinh doanh theo mô hình đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty sứ Thanh Trì, làm đầu mối cho hạot động kinh doanh của công ty trong tình hình mới.

 Về công tác đào tạo - đào tạo lại.

Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của công ty, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ SXKD của Công ty trong những năm tới. Vì vậy trong năm 2006 cần làm tốt những nhiệm vụ cụ thể sau:

Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành cao đủ khả năng đảm nhiệm các vị trí côn việc theo yêu cầu của Công ty.

Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bán hàng của phòng kinh doanh về Marketing, tâm lý khách hàng...

Đào tạo bổ túc kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý từ Phó Quản đốc phân xưởng, phó phòng nghiệp vụ trở lên. Trong năm 2006 bắt buộc các chức danh từ trưởng phòng ban, Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải tốt nghiệp khoá quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức đào tạo lại và chuẩn hoá các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tốt việc đào tạo, thi tay nghề, thi thợ giỏi cho đội ngũ công nhân kỹ thuật trong Công ty.

Đồng thời với các việc làm trên Công ty sẽ tiến hành xây dựng và sửa đổi hệ thống định mức lao động, quy chế tiền lương đối với lao động trực tiếp sản

xuất. Sửa đổi, bổ xung thoả ước lao động tập thể cho phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và điều kiện thực tế của Công ty.

Một phần của tài liệu 308 Quản lý chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w