III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẮC ĐÔ
b. Kỹ năng, tác phong thiếu chuyên nghiệp:
Những năm vừa qua, thị trường lao động ở nước ta đã hình thành và đang phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào, thể hiện trên các mặt. Về cung cấp lao động cho sự phát triển thị trường trong nước và quốc tế, đến năm 2005, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,4% dân số (trên 44 triệu người); chất lượng cung lao động ngày càng cao, lao động qua đào tạo chiếm 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.
Về cầu lao động, lực lượng lao động có việc làm năm 2005 là 43,46 triệu người, chiếm 97,9%, tỷ lệ tăng trưởng việc làm là 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 56, 79%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%, và khu vực dịch vụ chiếm 25,33%. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,09%, riêng khu vực thành thị là 5,31%. Tuy nhiên tất cả người lao động lại thiếu kỹ năng làm việc.
Theo ý kiến của bà Dương Thị Liên Hương phó tổng giám đốc phụ trách nhận sự thì nguyên nhân chính của thực trạng này nảy sinh ngay từ trong giảng đường, sinh viên chỉ được học kiến thức mà chưa được rèn luyện kỹ năng. Hầu hết công ty đã phải đào tạo lại sinh viên khi ra trường và vừa đào tạo vừa phải lo lắng vì nhân viên luôn có ý định nhảy việc, tìm công việc mới để có thêm "kinh nghiệm". Theo đánh giá sơ bộ của phó giám đốc thì hầu hết các lao động trong công ty đều không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất lượng lao động mà công ty đã đề ra.
Nhìn vào bảng số liệu đánh giá về tiêu chí chất lượng lao động của công ty ở trên ta thấy rõ một điều rằng, chất lượng lao động của công ty hiện nay không thể đảm bảo cho công ty thực hiện những dự định to lớn trong tương lai. Hầu hết khi tuyển dụng lao động vào công ty phải đào tạo họ lại bài bải từ A đến Z tuy nhiên sau khi đào tạo xong một phần họ không đủ trình độ theo làm và bị sa thải, một phần họ bỏ việc vì không chịu được sức ép trong công việc. Số còn lại thì nếu là chất lượng tốt thì kĩ năng quản lý lại kém hoặc thiếu tác phong trong công việc.
Tiêu chí Chất lượng chuyên môn tốt Tác phong nhanh nhẹn Kĩ năng quản Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
lý tốt Lực lượng lao động chính 12% 30% 1% 12% Lực lượng lao động phụ 30% 5,2% 0,2% 7,3% Lao động đào tạo lại 50% 31% 0,1% -
Bảng 11. Tiêu chí đánh giá lao động công ty.
Như vậy công ty cần phải tìm ra một hướng đi mới cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo rằng công ty sẽ có một lực lượng lao động đồi dào chất lượng đáp ứng đày đủ tiêu chí của công ty để công ty nâng cao chất lượng sản phẩm tìm ra sự khác biệt trong chiến lượng sản phẩm, chiến lược kinh doanh tạo lợi thế trong quá trình cạnh tranh của công ty trên thị trường trong nước và khu vực. Theo số liệu mà phó giám đốc cung cấp một ngày một công nhân làm viêc 8 giờ đồng hồ và tạo ra được một kết quả trung bình bằng 3 sản phẩm như vậy năng suất lao động của một công nhân sẽ là:
Năng suất lao động của 1 người = 3 8 = 0,375
Xét hệ số sử dụng lao động có mặt. Theo kết quả đánh giá lao động của phân xưởng dệt kim thì trung bình trong 1 ca làm việc có 1700 công nhân được phân công và con số có mặt thường là 1695 người. Như vậy hệ số sử dụng lao động có mặt là: 1.003 điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tương đối triệt để
nguồn lực mà mình đang có trong tay. Tuy nhiên nếu công ty muốn không lãng phí nguồn nhân lực thì công ty cần có sự đánh giá chính xác hệ số này và cần điều chỉnh kịp thời lực lượng tham gia lao động để có kết quả tốt nhất.
Hệ số sử dụng lao động có mặt = 1700 1695 = 1.003
Chính vì vậy, công ty cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để mọi người phát huy hết tài năng, trí tuệ vá sức sáng tạo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho đội ngũ lao động.
Bên cạnh đó phải tạo ra được sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với công ty bằng các chính sách như: bảo đảm công ăn việc làm ổn định, đầu tư cho đào tạo, áp dụng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.
Rõ ràng, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời điểm hiện nay công ty buộc phải có những thay đổi về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc thiết bị công nghệ, và phải có năng lực nhất định về tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Trong đó, yếu tố con người đặc biệt quan trọng, vì thiết bị và công nghệ có hiện đại đến mấy, nhưng nếu con người không đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng sẽ bị nhấn chìm. Công tác phát triển nguồn nhân lực đang là những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế xã hội vẫn còn rất nhiều tồn tại. Số lượng các trường đào tạo nghề tuy phát triển mạnh nhưng quy mô vẫn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Nhiều sinh viên ra trường còn thiếu những kỹ năng thực hành công việc, trình độ ngoại ngữ kém. Một số ngành nghề như cơ khí chế tạo, khai thác mỏ, và đặc biệt là dệt may vẫn còn thiếu trầm trọng và thiếu hụt lao động có trình độ tay nghề cao.
Là một trung tâm lớn của cả nước về chính trị, kinh tế và văn hoá, Hà Nội là nơi có trên 53 trường Đại học, hàng trăm trường cao đẳng và đào tạo nghề, hàng năm cung ứng hàng vạn lao động có tay nghề và trình độ cao cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh bạn như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên…Tuy nhiên, cũng như tình hình chung của cả nước, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao cũng đang là vấn đề cấp bách và nóng bỏng. Do vậy, để đáp ứng những nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tạo lập được những chính sách và cơ chế thích hợp cho việc phát triển nguồn nhân lực.
Nhìn vào bảng tiềng lương của người lao động trong công ty dưới đây ta thấy rõ sự ưu đãi của công ty với người lao động không phải là nhỏ. Ngoài lương mà người lao động nhận được trong tháng theo mức lao động mà họ đạt được họ còn được nhận thêm những phần thưởng ( Đối với lao động sản xuất ) và thưởng bổ sung (Đối với lao động bán hàng) nếu họ vượt qua chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Xét ở các tỉnh như Hải Phòng, Nam Định thì công nhân dệt ở các nhà máy ở đây mỗi tháng nhận được mức lương tương đối thấp khoảng 1.200.000 đến 1.500.000 VNĐ. So với các công ty khác thì công ty Bắc Đô đã có sự cố gắng không ngừng trong việc cải tạo điều kiện kinh tế cho người lao động.
Bảng 12. Tổng tiền lương bình quân của người lao động
Khi chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tham gia và điều tiết của nhà nước thì nhà nước ta đã coi tiền lương là giá trị sức lao động, là nguồn sống chủ yếu của người lao động. Chính vì điều này công ty đã chú ý hơn tới việc đưa tiền lương trở thành thu nhập chính của người lao động, mức lương gắn liền với kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Người lao động Bậc công nhân
1 2 3 4
Hệ số tiền lương 1,1 1,3 1,32 1,41
Bảng13. Hệ số tiền lương tính theo cấp bậc công nhân
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm. Có nghĩa là trả lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành. Với
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng tiền lương 7.885.962.335 10.537.432.550 12.635.013.124
Các khoản tiền thưởng 257.400.000 454.500.000 540.400.000
Tổng thu nhập 8.143.362.335 10.991.932.550 13.175.413.124
Tiền lương bình quân người/tháng 2.047.238 2.545.274 3.043.115
hìnhthức này thì chi phí kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm là không đổi và chi phí kinh doanh trên một đơn vị thời gian thay đổi tùy vào năng suất của người lao động. Ngoài ra để khuyến khích làm lương sản phẩm công ty đã quy định thêm hệ số
khuyến khích trả lương sản phẩm. Đơn giá lương sản phẩm được xác định căn cứ vào mức lương tối thiểu, cấp bậc công việc, định mức lao động và các hệ số phụ cấp lao động thích hợp: ĐGTL = MLTT*HCB*(1+Hi)*ĐMTG N*G*60 Hoặc: ĐGTL MLTT*HCB*1+Hi) N*G*ĐMsp Trong đó:
ĐGTL : Đơn giá tiền lương cho sản phẩm MLTT : Mức tiền lương tháng tối thiểu HCB : Hệ số cấp bậc đối với sản phẩm Hi: Hệ số phụ cấp i thích hợp.