Chủ trương, phương hướng và biện pháp phân bố lao động giai đoạn

Một phần của tài liệu 38 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 44 - 52)

2010 – 2015.

1. Về chủ trương.

- Phân bố lao động hợp lý để giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người. Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.

- Người lao động được tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước bảo vệ và khuyến khích các chủ doanh nghiệp, kể cả chủ tư nhân, gia đình và mọi người làm giàu chính đáng, tạo được nhiều chỗ làm mới và thu hút được nhiều lao động.

- Phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác đến mức tối đa tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn…) đồng thời tranh

thủ và phân bố có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình thu hút lao động làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp lớn đặc biệt là chương trình dãn dân làm kinh tế vườn trại.

2. Phương hướng.

* Phương hướng cơ bản là gắn việc phân bố lao động với nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; kết hợp giữa giải quyết phân bố lao động giữa các xã với việc đưa lao động ra nước ngoài.

* Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề lao động cho xã hội để dòng di dân giữa các xã hợp lý.

* Hướng trọng điểm phân bố lao động là khuyến khích, thu hút các lực lượng lao động, kể cả lao động “ chất xám”, nhằm khai thác tiềm năng vùng đất chiêm trũng để ổn định đời sống, phát triển sản xuất hàng hóa; đồng thời tổ chức cho lao động dư thừa trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh đã tốt nghiệp các trường, lớp đào tạo thanh niên đã đến tuổi lao động, người đi lao động nước ngoài về vào việc phát triển sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống thị trấn, vùng đông dân, trong đó chú ý đúng mức phân bố lao động ở thị trấn và các vùng ven thành phố.

* Đổi mới cơ chế tổ chức và cơ chế hoạt động của các ngành nông, lâm nghiệp theo hướng giao đất cho người lao động; các ngành nông, lâm nghiệp tập trung làm các dịch vụ như: cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tổ chức chế biến sản phẩm, tìm thị trường và tiêu thụ sản phẩm làm cho các ngành nông, lâm nghiệp quốc doanh trở thành trung tâm tổ chức lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa.

- Ủy ban nhân dân các xã cần tổ chức đánh giá tình hình sử dụng đất đai của từng ngành nông, lâm nghiệp, có kế hoach di dân đến sử dụng đất các vùng dân cư thưa.

* Tập trung thực hiện các Chương trình quốc gia về phân bố lao động trong kế hoạch 5 năm 2010-2015 và các năm tiếp theo, bao gồm:

- Chương trình phân bố lao động gắn với đất đai và tài nguyên huyện nhà hướng vào mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả cánh đồng cho giá trị cao, tiềm năng nuôi trồng thủy sản để phát triển việc làm trong các xã như sau:

+ Các xã đông dân ít đất (Minh Đức, Quang Khải,…) chủ yếu là phát triển hộ kinh tế gia đình, thu hút lao động vào thâm canh, nâng hệ số sử dụng đất lên trên 2 vòng năm, tận dụng các mảnh đất chiêm trũng, đất sình lầy cải tạo thành đất nông nghiệp để tạo thêm việc làm tại chỗ, phát triển chăn nuôi; phát triển ngành nghề ở nông thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sinh học để nuôi trồng thủy sản cho giá trị cao.

+ Các xã có nhiều có nhiều vùng đất bỏ hoang (xã An Thanh, xã Nguyên Giáp) cần đặc biệt quan tâm thông qua các dự án khai hoang, trồng cây di dân, nhanh chóng ổn định cuộc sống cho xã ít người.

+ Các xã có nhiều vùng đất chiêm trũng (xã Tây Kỳ, xã Tiên Động), huyện cần chủ động khuyến khích và tạo điều kiện thông qua các chính sách như: vay vốn ưu đãi, thuế…để người nông dân có vốn để phát huy thế mạnh đào ao nuôi trồng thủy sản,trồng cây ngắn ngày của huyện nhà.

+ Các xã ven đô (Kỳ Sơn, Ngọc Sơn, Hưng Đạo…) là nơi tập trung nhiều nhà máy và công ty, thông qua các chương trình phối hợp khai thác tiềm năng sẵn có của vùng. Huyện cần chỉ đạo và có phương hướng phân bố lao động vào khu vực này.

- Chương trình tổng thể phân bố lao động, đặc biệt là khu vực thị trấn huyện, khu công nghiệp tập trung, hướng vào giải quyết việc làm cho lao động dôi ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại lao động trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nước ngoài trở về, thanh niên mới đến tuổi lao động thông qua thực hiện các kế hoạch cụ thể sau:

+ Tiếp tục sắp xếp việc làm cho lao động giảm biên chế trong khu vực Nhà nước theo Quyết định 111/HĐBT, 176/HĐBT và 315/HĐBT.

+ Chương trình đào tạo, đào tạo lại và dạy nghề gắn với dịch vụ việc làm (giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động…) thông qua các dự án phát triển các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của tỉnh. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ ở một số xã và thị trấn. Từ đó, có thể điều chỉnh lao động giữa các xã, thị trấn và có phương hướng cụ thể cho người lao động hoạt động trong các lĩnh vực.

+ Chương trình phân bố lao động theo các dự án nhỏ linh hoạt ở các xã, thị trấn; khôi phục và phát triển nghề cổ truyền. Đây là thế mạnh của huyện cần được quan tâm đúng mức và có biện pháp cụ thể để phân bố nguồn lao động vào các làng nghề truyền thống một cách hợp lý.

+ Chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là địa bàn có thể lập khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm trong nước thông qua gia công xuất khẩu, liên doanh, các dự án viện trợ (kể cả dự án viện trợ nhân đạo) cho mục đích phát triển gắn với chương trình phân bố nguồn lao động.

+ Chương trình kết hợp việc chữa bệnh, giáo dục với dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng tệ nạn xã hội, thông qua dự án phát triển của các trung tâm.

+ Chương trình phân bố lao động cho lao động nước ngoài trở về vào các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng vốn ngoại ngữ có được trong thời gian lao động, học tập ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục tìm và mở rộng thị trường đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Biện pháp.

3.1. Biện pháp chung.

* Lập Quỹ quốc gia về phân bố và giải quyết việc làm từ các nguồn: Trích một tỷ lệ nhất định trong ngân sách Nhà nước; một phần từ nguồn thu do đưa lao động làm việc ở nước ngoài; từ sự tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước hoặc Chính phủ nước trong việc phân bố và định hướng cho người lao động.

Quỹ được sử dụng trên nguyên tắc bảo tồn và tăng lên; trước hết cho vay với lãi xuất nâng đỡ hoặc bảo tồn giá trị cho vay đối với hộ tư nhân, hộ gia đình cá nhân, doanh nghiệp tạo được chỗ làm việc mới hoặc thu hút thêm lao động trợ giúp cho các chương trình, dự án tạo việc làm mới.

* Xây dựng chương trình phân bố và định hướng cho người lao động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, nội dung dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế, các điều kiện thực hiện.

* Bổ sung và sửa đổi một số chính sách cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân tạo thêm chỗ làm mới, thu hút thêm lao động, trước hết là các chính sách định canh, định cư và di dân, xây dựng các vùng kinh tế-xã hội mới; phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn; phát triển kinh tế quy mô nhỏ và linh hoạt ở thành thị; chính sách tự do di chuyển lao động và hành nghề; chính sách và việc làm thích hợp đối với thương binh và người tàn tật; chính sách phát triển hình thức thanh niên xung phong làm kinh tế; hình thức hội, hiệp hội làm kinh tế; hình thức giáo dục cải

tạo gắn với dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng tệ nạn xã hội; chính sách cho vay với lãi xuất nâng đỡ hoặc bảo tồn vốn, miễn giảm thuế đối với hộ mới kinh doanh, thời kỳ đầu v.v…

Ngoài hệ thống đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề chính quy cần mở rộng và phát triển các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm ở một số nghành nếu có thể, không thì phải phối kết hợp với Liên đoàn lao động cấp tỉnh.

3.2. Biện pháp cụ thể.

Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động ở tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế.

Phấn đấu tạo thêm việc làm cho 8.000 lao động trở lên, nâng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn từ 80,1% năm 2007 lên 82% giai đoạn 2010-2015. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị trấn từ 5,2% xuống còn 5,% giai đoạn 2010-2015. Xuất khẩu lao động 3.300 lao động.

Tiếp tục triển khai công tác cho vay vốn từ Quỹ quốc gia phân bố nguồn lao động, phấn đấu đạt 10 dự án với số tiền 9 tỷ đồng, thu hút 1.700 lao động. Không để vốn tồn đọng, giảm nợ đọng quá hạn xuống 2%. Hướng dẫn tốt các doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ luật lao động. Phối hợp các ngành giải quyết các vướng mắc dôi dư. Tập huấn cho tất cả các cán bộ lãnh đạo, cán bộ Lao động thương binh và xã hội của 27 xã, thị trấn, đặc biệt là công tác đào tạo lại cán bộ từ cấp xã .

Tập trung dạy nghề từ cấp xã để từ đó quản lý và định hướng cho người lao động thông qua việc phân bố lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tuyển người thuận lợi, đặc biệt chú trọng dạy nghề phù hợp cho lao động lớn tuổi sau khi giao đất.

Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Đào tạo, đào tạo lại các cán bộ chủ chốt của cấp

xã có trình độ từ trung cấp trở lên và có trình độ lý luận chính trị, có đủ trình độ lãnh đạo, điều hành quản lý nguồn nhân lực từ đó có những chính sách phân luồng nguồn nhân lực 1 cách hợp lý giữa các vùng.

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề tư nhân, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện thực hiện dạy nghề cho nông dân sau khi giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị, phấn đấu dạy nghề cho 3.000 lao động.

Đặc điểm của lao động nông thôn là trình độ thấp, lao động tự do chiếm tỷ trọng cao. Việc cần thiết và quan trọng là nhanh chóng triển khai công tác xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015. Triển khai thực hiện đề án phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện gắn với việc phân bố lao động vào các cụm, khu công nghiệp.

Đẩy mạnh sự phân công lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động bằng mọi biện pháp tăng nhanh tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Phát huy vai trò then chốt của khoa học, kỹ thuật công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn bằng việc ngày càng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, lao động chính trong gia đình có thể tham gia lao động vào các lĩnh vực kinh tế khác để tăng nguồn thu nhập, ngày càng ổn định đời sống nông thôn và giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Qua thời gian thực tập tại phòng Nội vụ LĐTB & XH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sau khi nghiên cứu vấn đề “ Thực trạng phân bố nguồn nhân lực ở huyện Tứ Kỳ”. Em càng hiểu thêm, giá trị phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước đạt được phụ thuộc vào việc phân bố cũng như trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, để nguồn nhân lực phát huy hết khả năng thì chúng ta phải biết phân bố nguồn nhân lực đó, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay còn chậm phát triển và đang trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, phân bố hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có để phát triển kinh tế, lấy đó làm nguồn tài nguyên xã hội, của đất nước là vô cùng quan trọng.

Đối với một huyện thuần nông như huyện Tứ Kỳ, lao động trong độ tuổi chiếm 54,4% dân số và tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Thì việc phân bố nguồn nhân lực hợp lý có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ áp dụng cho riêng Tứ Kỳ mà cho mọi nơi, nhất là những vùng kinh tế còn khó khăn.

Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên việc tìm hiểu và đề ra những phương hướng giải quyết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Xuân Cầu và Cán bộ Phòng Nội vụ LĐTB&XH huyện Tứ Kỳ đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Hải Dương, Ngày 14/04/2008.

Sinh viên thực hiện Bùi Quang Hùng

1. Giáo trình kinh tế lao động, chủ biên TS. Mai Quốc Chánh, PGS.TS Trần Xuân Cầu, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, NXB Lao động-Xã hội năm 2000.

2. Phòng Thống Kê huyện Tứ Kỳ: Niên giám thống kê huyện năm 2004-2006. 3.Chương trình việc làm giai đoạn 2000-2007 của Sở Lao Động TB&XH tỉnh Hải Dương.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của nghành Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương.

5. Báo cáo tổng quan điều kiện tự nhiên-tình hình kinh tế- xã hội huyện Tứ Kỳ.

6. Báo cáo lao động việc làm của phòng Nội vụ lao động thương binh & xã hội huyện Tứ Kỳ 2004-2006.

Một phần của tài liệu 38 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w