Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010-2015 của huyện Tứ

Một phần của tài liệu 38 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 40 - 44)

I. Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2010-2015 của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Kỳ, tỉnh Hải Dương.

1. Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 ở huyện Tứ Kỳ.

1.1. Mục tiêu tổng quát.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định tình hình nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung cao cho lúa lai, lúa chất lượng cao đi đôi với việc sản xuất theo vùng; chuyển đối cơ câu cây trồng; xây dựng cánh đồng cho giá trị kinh tế cao; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là công tác cải cách hành chính trong việc giải quyết các công việc của các doanh nghiệp, doanh nhân trong đó coi trọng các ngành thu hút nhiều lao động và không gây ô nhiễm môi trường. Đấy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, làng văn hóa gắn với lành mạnh hóa việc cưới, việc tang, xây dựng làng an toàn, làng sức khỏe và xây dựng xã đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Đảng. Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Tăng trưởng kinh tế bình quân: 7% năm; trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp-xây dựng tăng 12%, dịch vụ-thương mại tăng 10%.

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 58%, công nghiệp-xây dựng 23%, dịch vụ -thương mại 19%.

- Bình quân lương thực đầu người: 692kg - Thịt cá các loại bình quân: 63kg

- Tỷ lệ nhà xây kiên cố, bán kiên cố: 100%

- 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, 100% số thôn có cán bộ y tế. - Tỷ lệ tăng dân số: 0,85%

- Số máy điện thoại/100 dân: 2 máy

- Mỗi xã có ít nhất 1 làng văn hóa: 100% số thôn có quy ước. - 30% số trường trung học và THCS đạt chuẩn quốc gia.

1.2. Mục tiêu cụ thể.

* Về nông nghiệp:

- Phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 2.000-2.500 ha đất được chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chuyển 1.500 ha đất trũng không chủ động được tưới tiêu, cây lúa đạt hiệu quả thấp sang đào ao nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Chuyển 1.000 ha đất không cấy lúa chuyển sang trồng cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao.

- Mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất được một cánh đồng và vượt mức 50triệu/ha/năm.

- Xây dựng ít nhất một vùng lúa năng suất cao ở các địa phương trong huyện và mở rộng vùng lúa nhân dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, thực hiện chương trình sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn để đạt 100% đàn bò lai sinh, trên 50% đàn lợn được nạc hóa, phát triển đàn lợn đạt 95.000 con. Phấn đấu sản lượng thịt các loại đạt 7.840 tấn.

- Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt trên 71 tỷ đồng. Mỗi năm giải quyết thêm cho 6000 -7.000 lao động.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác cát, sản xuất vôi, xi măng… - Hoàn thành các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm: khuyến khích các cơ sở xay xát chế biến lương thực.

- Ngành thủ công mỹ nghệ: duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống như: thêu ren, đan nát…

- Ngành cơ khí: phấn đấu đạt 300 xưởng cơ khí.

* Về dịch vụ - thương mại:

- Chấn chỉnh và đổi cơ chế quản lý kinh doanh. Phát triển mạng lưới dịch vụ - thương mại, hình thức các tụ điểm kinh tế ở các xã, thị trấn; xây dựng, nâng cấp, quản lý tốt hơn hoạt động của các chợ nông thôn; mở rộng thị trường, hình thành mạng lưới thu mua của các thành phần kinh tế, nhằm tiêu thụ nông sản, giải quyết đầu ra, khuyến khích sản xuất phát triển, nhanh chóng khắc phục tình trạng thuần nông hiện nay.

2. Giải pháp.

- Tiếp tục thực hiện tốt 3 kết hợp trong phát triển kinh tế - xã hội và các đề án trên các lĩnh vực nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tăng cường các biện pháp chỉ đạo lúa lai, lúa chất lượng cao vào gieo cấy theo kế hoạch, tập trung cho công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật. Ban chỉ đạo của huyện, các nghành có liên quan phải thường xuyên bám sát địa bàn được phân công để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Tập

trung xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao. Khai thác diện tích mặt nước để nuôi thủy sản; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các vùng nuôi thủy sản tập trung đã được quy hoạch, đồng thời có giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đưa chăn nuôi thủy sản trở thành nghành sản xuất chính. Khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm đi đôi với công tác phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt phòng chống lũ lụt, bão, ứng và tìm kiếm cứu nạn.

- Tập trung phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh thu hút vào các cụm công nghiệp. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả.

- Thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục trong thẩm định, phê duyệt dự án. Thu hút mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường, thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thu ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu, chi ngân sách. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, mở rộng các nội dung thanh tra. Thực hiện tốt công tác về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, khám sức khỏe cho nhân dân. Tập trung xây dựng xã đạt chuẩn 10 quốc gia về y tế, xây dựng làng, gia đình sức khỏe. Đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa gắn liền với an toàn về an ninh trật tự. Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý về tôn giáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại, khiếu kiện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tránh tồn đọng.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức thi hành nhiệm vụ. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng và chương trình hành động của Ban chấp hành huyện khóa XXII về đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước; thực hiện áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam vào hoạt động các cơ quan Nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu 38 Thực trạng và giải pháp phân bố nguồn nhân lực huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2015 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w