địa phương.
Cùng với việc ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các quy định của ngành tại địa phương thì việc triển khai thực hiện các quy định này là vấn đề rất quan trọng. Đây là một trong những khâu đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp giữa các Bộ, ngành và các địa phương. Nếu các địa phương triển khai thực hiện các quy định của ngành tại địa phương mình không tốt, hay không đúng theo hướng dẫn của ngành thì hậu quả xảy ra như phần trên đã trình bày thì thật không chỉ làm cho địa phương lúng túng trong việc giải quyết mà còn làm cho các Bộ, ngành có liên quan cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra và khắc phục hậu quả. Việc phối hợp thực hiện giữa các địa phương và các Bộ, ngành cần được chú trọng trong một số nội dung sau:
- Trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn: Các Bộ, ngành và các
địa phương cần điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý chuyên môn tại địa phương nhằm phát huy mọi khả năng vật chất – kỹ thuật trong phạm vi lãnh thổ để phát triển sản xuất, đảm bảo lợi ích của Bộ, ngành và lợi ích của địa phương. Điều này thể hiện ở việc chỉ đạo thực hiện các quy định của Bộ, ngành của cấp chính quyền địa phương sao cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành tại địa phương.
- Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật: Bộ, ngành chỉ đạo xây dựng cơ sở
vật chất trong toàn ngành, cung cấp cho địa phương các loại vật tư kỹ thuật và thiết bị chuyên dùng trong phạm vi của Bộ, chính quyền địa phương đảm bảo kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi địa phương như: cung cấp điện, nước, xây dựng đường giao thông… cho các đơn vị của Bộ, ngành đóng tại địa phương mình. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong việc thực hiện các quy định của ngành tại địa phương. Một khi cơ sở hạ tầng được xây dựng ổn định thì việc thực hiện các quy định của Bộ, ngành và
địa phương sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, không chỉ địa phương được lợi mà ngành cũng được phát triển một cách đồng bộ trong cả nước,
Ngoài ra. để thực hiện quy định của ngành thì các địa phương cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn để có thể tiếp thu và thực
hiện các quy định của Bộ, ngành tại địa phương theo đúng những quy định
của ngành. Thực hiện tốt yêu cầu này thì sẽ giúp cho việc triển khai những công việc của Bộ, ngành và của địa phương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả mang lại cũng sẽ cao hơn.
- Triển khai thực hiện các quy định của Bộ, ngành theo đúng quy định
của Bộ, ngành nói riêng và của pháp luật nói chung. Tránh tình trạng cục bộ
địa phương, mạnh ai nấy làm. Để thực hiện được yêu cầu này thì ngay bản thân các địa phương phải tìm hiểu thật kỹ các vấn đề của Bộ, ngành tại địa phương mình trước khi thực hiện những quy định này. Từ đó có thể góp ý với các Bộ, ngành nếu thấy các quy định này có thiếu sót hay khả năng thực hiện tại địa phương mình không khả thi để từ đó các Bộ, ngành điều chỉnh các quy định cho hợp lý.
- Tăng cường học tập và trao đổi giữa các địa phương với nhau về việc
thực hiện các quy định của Bộ, ngành từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học quý báu trong việc thực hiện này.
- Phát huy cao độ những thế mạnh của địa phương để phát triển
ngành, nghề mà địa phương chiếm ưu thế, tuy nhiên cũng phải phát triển cân
đối và đồng đều tránh tình trạng khủng hoảng thừa, hoặc khủng hoảng thiếu. - Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trên địa bàn tỉnh mình quản lý
trong việc thực hiện các quy định của ngành, ngoài ra, tránh tình trạng “gà