Trong hoạt động ban hành văn bản pháp luật của Bộ, ngành và của địa phương

Một phần của tài liệu nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phươn (Trang 41 - 44)

Như đã phân tích ở chương II, hoạt động phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật giữa cơ quan quản lý ngành (Bộ) với chính quyền địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Hoạt động ban hành văn bản pháp luật nó là một trong những hoạt động quản lý hết sức quan trọng, do vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành với chính quyền địa phương khi tiến hành hoạt động này. Các cơ quan Bộ khi tiến hành ban hành những quy định của ngành để áp dụng ở địa phương hay khi địa phương ban hành những văn bản để hướng dẫn thực hiện các quy định của ngành tại địa phương thì cần phối hợp ngay từ giai đoạn đầu tiên của hoạt động ban hành văn bản quy phạm.

Trong các bước tiến hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì bước đầu tiên là đưa ra sáng kiến ban hành. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì hoạt động quản lý chỉ đạt hiệu quả thực sự khi những sánh kiến quản lý mang tính khả thi.Để sáng kiến của cơ quan quản lý ngành có thể áp dụng tại địa phương một cách hợp lý và khả thi thì sáng kiến đó phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Như vậy, cơ quan Bộ cần phải lấy ý kiến tham khảo của chính quyền địa phương cho mỗi chính sách quan trọng của ngành.

Nói cách khác, khi các Bộ, ngành ban hành các văn bản cần phải tính đến tính khả thi của văn bản đó có phù hợp với tất cả các địa phương trong cả nước, hay phải phân vùng để ban hành văn bản dễ thực hiện vì mỗi vùng lại có một vị trí địa lý khác nhau kéo theo có những ưu thế và hạn chế khác nhau vì vậy đôi khi Bộ, ngành cần phải quan tâm đúng mức hơn về những văn bản mang tính chất như thế này. Để giải quyết tình trạng này thì các Bộ, ngành cần xem xét kỹ lưỡng những đặc điểm mang tính đặc thù của mỗi vùng địa lý ứng với nó là những lợi thế và hạn chế của từng địa phương để từ đó ban hành những quy định chung của ngành tại các địa phương sao cho đáp ứng được nhu cầu chung của cả nước. Muốn làm được như vậy thì chúng ta cần thực hiện tốt công việc sau:

- Phải phù hợp với điều kiện chung của các địa phương, nếu không thì cần có những văn bản áp dụng đối với mỗi khu vực; tổ chức lấy ý kiến đóng

góp của địa phương để đảm bảo văn bản đó phù hợp với đặc thù của địa

phương. Do điều kiện tự nhiên của các địa phương khác nhau nên mỗi địa phương có những thế mạnh phát triển riêng đặc trưng cho địa phương mình, và những nét đặc trưng này còn hình thành theo từng khu vực và được phân bố khắp cả nước. Vì vậy, để thực hiện tốt yêu cầu này thì trước tiên các Bộ, ngành nên đưa ra những tiêu chí chung của ngành và xem những tiêu chí đó có thể áp dụng trên toàn quốc hay cần phải có những ngoại lệ đối với một số khu vực . Từ đó,khi ban hành văn bản các Bô, ngành nên xem xét tới tính thực tế của của văn bản khi ban hành có thể áp dụng cho tất cả các địa phương một cách thống nhất hay phải phân chia theo khu vực với những đặc trưng riêng trong việc phát triển ngành.

Đối với địa phương khi ban hành văn bản, phải có sự phối hợp với cơ quan quản lý ngành để đảm bảo các quy định của địa phương không trái với quy định ngành. Để thực hiện được điều này cũng cần phải có hoạt động phối hợp lấy ý kiến đóng góp từ phía các Bộ, ngành trong việc ban hành văn bản của các Bộ, ngành và các địa phương sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Tăng cường vai trò của các Sở, ban ngành tại địa phương trong việc

tham mưu cho Bộ, ngành và các địa phương trong việc ban hành văn bản mang tính thống nhất và đồng bộ trong việc quản lý hành chính nhà nước giữa Bộ, ngành và địa phương. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc kết hợp giữa các Bộ, ngành và các địa phương trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu các Sở, ban ngành làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa Bộ, ngành và địa phương thì hiệu quả trong việc kết hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương sẽ rất cao. Nó không chỉ giúp cho việc khắc phục những hạn chế trong khâu ban hành văn bản mà còn trong tất cả các mối quan hệ giữa Bộ, ngành và địa phương trong quản lý hành chính và trong việc thực hiện nguyên tắc quản lý ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương.

- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành trong việc hướng dẫn các địa phương trong việc ban hành văn bản sao cho phù hợp với quy định của ngành mình, thông qua các hình thức như: ban hành các quyết định, thông tư, chỉ thị hay mở các lớp tập huấn cán bộ chuyên trách cho các địa phương trong việc ban hành văn bản của mình phù hợp với quy định của ngành... ví dụ, đối với việc ban hành văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực quản lý môi trường tại các địa phương thì trong thời gian tới, các quy định về tiêu chuẩn môi trường cần được hoàn thiện theo các định hướng nhanh chóng ban hành tiêu chuẩn môi trường đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù. Tiếp tục ban hành các tiêu chuẩn môi trường mới, phù hợp với các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đồng thời, rà soát lại hệ thống tiêu chuẩn môi trường đã ban hành để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp…

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát việc ban hành các văn bản của

địa phương. Thực hiện tốt công việc này thì sẽ tránh được những sai phạm của

địa phương trong việc ban hành văn bản vi phạm quy định của ngành, cũng như những sai phạm trong hình thức ban hành văn bản của các địa phương.

Một phần của tài liệu nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phươn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)