Giai đoạn sau 2010:

Một phần của tài liệu Thành lập Học viện Quản lý Giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (Trang 61 - 64)

Định hướng phát triển giai đoạn sau 2010 là xây dựng một Học viện QLGD trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng hàng đầu của đất nước về QLGD, sánh ngang tầm một số học viện có uy tín của khu vực. Học viên QLGD phải thực sự trở thành một đơn vị tham mưu, tư vấn có hiệu quả về lĩnh vực QLGD cho Bộ GD&ĐT và các cơ quan QLGD trong hệ thông quốc dân.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp trên, tuy nhiên cần bổ sung đội ngũ một cách toàn diện hơn để đáp ứng với sự đổi mới và phát triển của giáo dục và đào tạo, của sự mở rộng và thay đổi của các mã ngành đào tạo theo sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như kinh tế và xã hội.

Giai đoạn sau 2010 khi vị thế và tầm vóc hoạt động chuyên môn, uy tín và các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước của Học viện đã được xác lập, chắc chắn công tác xây dựng đội ngũ của nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi đã đủ khả năng đào tạo tại chỗ và đủ điều kiện liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập

Khi Học viện Quản lý Giáo dục được thành lập, trong thời gian trước mắt, từ nay đến năm 2010 Học viện sẽ sử dụng cơ sở vật chất hiện có trên diện tích 2 hecta của Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy đáp ứng với các nhiệm vụ của Học viện như: xây dựng thêm 01 khu ký túc xá 4 tầng với diện tích mặt sàn 800m2 và 01 khu giảng đường 10-12 tầng với diện tích mặt sàn 800m2, trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng, phòng học đa chức năng… Tiến tới tất cả các phòng học của Học viện đều là các phòng học đa chức năng, hiện đại đáp ứng được yêu cầu phục vụ đối tượng người học là CBQLGD; các phòng ở ký túc xá đều là các phòng đầy đủ tiện nghi, có công trình phụ khép kín.

Hiện nay, thư viện của Nhà trường đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đã quản lý sách bằng phần mềm máy vi tính; số lượng đầu sách hiện nay trong thư viện khoảng 7000 đầu sách chuyên ngành với hơn 15.000 bản sách; khoảng 60 đầu báo, tạp chí. Khi Học viện được thành lập, thư viện của Học viện sẽ được xây dựng theo hướng thư viện chuyên ngànhthư viện điện tử nhằm phục vụ tốt nhất cho người học với các khả năng lưu trữ tiên tiến, hiện đại, bảo vệ tốt các dữ liệu, tra cứu thông tin nhanh chóng các dữ liệu cần thiết phục vụ cho quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; phục vụ đồng thời cho nhiều người đọc, tăng đầu sách, lưu trữ lâu dài và giảm bớt sự lãng phí do lưu trữ sách thông thường. Đặc

biệt là xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho công tác quản lý đội ngũ CBQLGD, mà người có nhu cầu về tư liệu trên toàn quốc có thể tra cứu thông qua mạng Internet.

Giai đoạn sau năm 2010, Nhà trường sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện có: Xây dựng Học viện với các khối công trình, đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng chức năng, phòng hội thảo, khu học tập, khu ăn ở, khu vui chơi giải trí, thư viện điện tử, sân thể thao với cảnh quan sư phạm hiện đại… phục vụ tốt nhất cho người học.

Về nguồn đầu tư:

- Trước hết là nguồn đầu tư trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Huy động vốn đầu tư từ cộng đồng, bao gồm: học phí của người đi học và đóng góp của các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành (theo cơ chế hợp đồng đào tạo).

- Huy động vốn thông qua phối hợp thực hiện các dự án, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Chương III

Quy hoạch xây dựng HọC VIệN QUảN Lý GIáO DụC

Một phần của tài liệu Thành lập Học viện Quản lý Giáo dục trên cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w