Thực trạng hoạt động định biên

Một phần của tài liệu 15 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 57 - 61)

Định biên là công tác đặc biệt trong quá trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào. Công tác này nếu được thực hiện tốt sẽ không những giảm bớt được thời gian, chi phí mà còn thu hút và tuyển dụng được những nhân tài cho tổ chức.

Hoạt động định biên ở ngân hàng Công Thương Chương Dương không được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp song có thể mô tả công tác định biên của ngân hàng như sau:

Sơ đồ 6: Công tác định biên của NH Công Thương Chương Dương

* Công tác tuyển mộ người lao động

Trong quy trình tuyển chọn cán bộ của ngân hàng Công Thương Chương Dương thì giám đốc ngân hàng có quyền quyết định tối đa. Bên cạnh đó thì

Ký hợp đồng thử việc

Kiểm tra sức khỏe Thông báo tuyển

dụng và nhận hồ sơ

Thi đầu vào

Lưu hồ sơ nhân viên

Đào tạo chuyên môn cơ bản Ký hợp đồng

chính thức Xác định nhu cầu

các phòng ban nghiệp vụ đưa ra các nhu cầu tuyển dụng sau đó gửi lên phòng tổ chức hành chính để trình lên giám đốc căn cứ vào đòi hỏi thực tế và được sự thông qua của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Những ứng viên có nhu cầu được tuyển dụng vào ngân hàng Công Thương Chương Dương sẽ nộp hồ sơ sau đó Ngân hàng tiến hành thu nhận hồ sơ phân loại đánh giá. Sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn và thi tuyển với các bài kiểm tra được đưa ra nhằm kiểm tra năng lực các ứng viên. Những ứng viên tốt nhất sẽ được chọn ra.

Những ứng viên này sẽ được ký hợp đồng thử việc và tiến hành thử việc trong một thời gian nhất định. Sau một thời gian căn cứ vào kết quả thử việc ngân hàng sẽ thông báo kết quả cho các ứng viên. Những ứng viên có kết quả đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng sẽ được ký hợp đồng chính thức. Trong công tác tuyển dụng của ngân hàng ta thấy có những điểm bất cập sau đây

Thứ nhất, công tác công bố thông tin trên các phương tiện truyền thông hầu như là không có. Các thông tin về tuyển dụng chỉ có các nhân viên trong ngân hàng được biết. Điều này khiến cho nguồn tuyển dụng rất hạn chế không tuyển dụng, thu hút được nhiều nhân tài tham gia. Những người tham gia tuyển dụng đều là những người thân quen, con ông cháu cha. Trong khi đó người thực sự có tài năng và mong muốn tuyển dụng thì lại không có thông tin.Khác với các ngân hàng ngoài quốc doanh – việc tuyển dụng luôn được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.Việc tuyển dụng ở ngân hàng Công Thương Chương Dương lại thường diễn ra khi không có các thông tin được công bố. như vậy đem lại kết quả không cao.

Thứ hai, phương thức tuyển dụng của ngân hàng còn quá đơn giản. Các khâu kiểm tra chưa bám sát tình hình thực tế mà thường là đánh đố các ứng viên tham gia, kết quả còn mang nặng sự ưu tiên cá nhân dành cho con em trong ngân hàng. Qua đây ta có thể thấy rằng công tác tuyển dụng cán bộ

nhân viên của ngân hàng còn có nhiều hạn chế, vừa lãng phí tiền bạc mà kết quả lại không cao

Thứ ba, một thực tế bất thành văn ở ngân hàng là các bài thi tuyển dụng các ứng viên đều có độ khó rất cao gần như là đánh đó các ứng viên điều này là một khe hở để xảy ra tình trạng tiêu cực khi mà các ứng viên dự tuyển đều là “ con ông cháu cha”

* Công tác tuyển chọn nguồn nhân lực

Trên lý thuyết thì công tác tuyển chọn là rất quan trọng, nếu như có bất cứ sai xót gì trong khâu tuyển chọn nguồn nhân lực sẽ gây ra hậu quả khó lường đối với tổ chức. Nói một cách đơn giản thì tuyển mộ là tập hợp các ứng viên lại thì tuyển chọn là xem trong số những người được chọn ai sẽ là người có đủ tiêu chuẩn để trở thành nhân viên của tổ chức. Thực tế ở ngân hàng Công Thương Chương Dương hai quá trình này không có sự tách biệt nói một cách khác đi là người ta đã gộp hai quá trình này làm một. Trên lý thuyết công tác tuyển chọn nhân viên phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất của tổ chức nhưng thực tế lại diễn ra không giồng như vậy, đôi khi nhu cầu về nhân lực không thực sự bức thiết nhưng người ta vẫn tuyển chọn lao động vì đó là ý kiến của cấp trên, tại ngân hàng thì không có việc xác minh những vấn đề liên quan đến người tuyển dụng thông qua điện thoại hay thư xác minh…Bản thân ngân hàng cũng không có bộ phận chuyên trách để làm việc này. Đó là điều hiếm thấy ở các ngân hàng ngoài quốc doanh hiện nay. Các ngân hàng ngoài quốc doanh rất năng động trong việc thu hút các nhân tài từ các trường đại học ngay từ khi họ còn chưa tốt nghiệp, họ có tổ chức các ngày hội tuyển dụng …(ví dụ như ngân hàng ACB, SEA bank, SHB…) Qua đây có thể thấy rằng có một khoảng cách quá xa giữa ngân hàng công thương Chương Dương với các ngân hàng ngoài quốc doanh hiện nay. Công tác tuyển chọn người lao

động được làm không tốt nên dẫn đến các hậu quả sau này cho công tác của ngân hàng nhưng tiếc rằng thực tế này vẫn diễn ra và chưa có dấu hiệu của sự thay đổi

* Công tác làm hòa nhập người lao động

Công tác làm hòa nhập người lao động là việc làm cho các nhân viên mới thích nghi và phù hợp với tổ chức hay bộ phận mà họ làm việc. Tại bất cứ một tổ chức nào thì cũng đều có công tác này. Đây là một việc làm không thể thiếu vì đơn giản là không có nhân viên nào khi mới trở thành người lao động của một tổ chức mà đã có thể thích nghi ngay được với công việc. Tại ngân hàng công thương chương dương cũng vậy, khi một nhân viên mới được tiếp nhận vào làm việc họ sẽ có một khoảng thời gian để thích nghi với công việc cũng như môi trường làm việc. Thời gian này khoảng ba tháng, sau ba tháng này thì 100% những người này trở thành nhân viên chính thức của ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hòa nhập trong môi trường mới cũng có không ít các vấn đề phát sinh và các nhân viên mới sẽ phải thích nghi dần dần, đó có thể là thái độ không thiện cảm của các nhân viên cũ…Nhưng đây là những điều không tránh khỏi trong bất kỳ một tổ chức nào. Thực tế tại ngân hàng Công Thương Chương Dương, công tác làm hòa nhập người lao động được thực hiện một cách chiếu lệ, nhân viên không được học về truyền thống của ngân hàng, còn các buổi học và tìm hiểu về quy chế làm việc và các nội quy khác thường rất sơ sài và thường bị bỏ qua.

* Công tác lưu chuyển nguồn nhân lực

Công tác lưu chuyển nguồn nhân lực diễn ra thường xuyên tại ngân hàng Công Thương Chương Dương. Hàng năm, căn cứ vào thời gian công tác, kết quả lao động và tình trạng sức khỏe của các cán bộ công nhân viên, ngân hàng công thương Chương Dương thường xét những đối tượng mất sức hoặc

hết tuổi lao động để cho nghỉ theo đúng chế độ. Song song với công tác đó ngân hàng cũng chọn ra những cán bộ điển hình có năng lực để đè bạt lên các chức vụ cao hơn nhằm bổ sung vào vị trí những cán bộ đã nghỉ hưu. Hiện nay công tác lưu chuyển nguồn nhân lực của ngân hàng Công Thương Chương Dương chủ yếu là lưu chuyển theo chiều dọc (tức là được đề bạt lên cấp cao hơn), ngân hàng chưa có hình thức lưu chuyển theo chiều ngang. So sánh với các ngân hàng khác ví dụ như ngân hàng ACB, các nhân viên trong ngân hàng thường xuyên được trao đổi qua các phòng ban, điều này làm cho trình độ chuyên môn của nhân viên được nâng cao, nhân viên có lỹ năng toàn diện và quan trọng là tránh sự nhàm chán cho nhân viên, nâng cao hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu 15 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w