Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 11 Hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần hóa dầu Petrolimex (Trang 90 - 92)

II. Một số giải pháp hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.

3.Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

của đội ngũ cán bộ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Muốn thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình, bất kỳ bộ máy quản lý nào cũng đều phải có quyền lực đủ mạnh. Để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhằm phát huy nguồn lực con người cho phát triển kinh tế, bộ máy QLNN cũng vậy. Sức mạnh quyền lực của bộ máy QLNN được hình thành bởi sức mạnh quyền lực hành chính – tổ chức, uy quyền của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ của bộ máy, bởi mức độ hiệu quả của luật pháp, bởi thực lực kinh tế và quyền lực thông tin…trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, để quyền lực của bộ máy Nhà nước thực sự có hiệu lực trong công tác đào tạo NNL, bồi dưỡng phát triển NLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, tại PLC nói riêng thì việc kiện toàn hợp lý bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy QLNN là hai vấn đề cần thiết.

Trong 10 năm qua, hệ thống QLNN về GD – ĐT ở nước ta có những thay đổi quan trọng. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về GD – ĐT đã nhập thành 2 bộ vào năm 1987, và đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một bộ duy nhất là Bộ GD – ĐT để thực hiện QLNN tất cả các cấp bậc học trong hệ thống GD quốc dân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc quản lý hệ thống một cách nhất quán, nhưng cũng làm cho phạm vi quản lý ngành trở thành phức tạp, rộng lớn và có những yêu cầu cao hơn trong quản lý.

Cơ chế quản lý ngành giáo dục hiện nay còn nhiều bất hợp lý, còn tập trung chức năng quản lý nhiều ở ngành. Mặc dù Bộ GD – ĐT đóng vai trò chủ đạo song nhiều cơ sở GD – ĐT lại trực thuộc các bộ chủ quản và các cơ quan chính phủ. Có đến trên hai chục bộ chủ quản và các cơ quản chuyên môn tham gia quản lý GD – ĐT ở Việt Nam. Việc có quá nhiều tác nhân có thể dẫn đến sự chông chéo, lẫn lộn và

lãng phí. Bên cạnh đó, Nhà nước chưa bảo đảm phân cấp toàn diện cho tỉnh, thành phố và phân cấp đúng mức cho các trường Đại học để phát huy quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và Nhà trường về lĩnh vực được giao.

Một nhân tố hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo NNL của đất nước là chất lượng của đội ngũ cán bộ QLNN về GD-ĐT. Đội ngũ cán bộ QLNN tuy đông nhưng không mạnh, thêm vào đó một số cán bộ thoái hóa biến chất đã gây trở ngại lớn trong đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước.

Vì mục tiêu “có được nguồn nhân lực vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát triển nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trường lao động, thị trừờng chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí tuệ cao” chúng ta nhất định phải vượt qua những trở ngại đó. Chỉ có kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong GD – ĐT NNL, Nhà nước mới nâng cao hiệu lực và năng lực phát huy nhân tố con người nhằm phát triển kinh tế.

Việc chấn chỉnh tổ chức và cơ chế quản lý Nhà nước về đào tạo tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân định rõ chức năng QLNN và Quản lý nghiệp vụ. Tăng cường vai trò QLNN của Bộ GD – ĐT.

Bộ GD – ĐT chủ trì, phối hợp với các ngành địa phương để xây dựng những kế hoạch đào tạo tổng thể với những nội dung, phương pháp, biện pháp và chính sách đào tạo thích hợp cho các đối tượng khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả công tác ĐTPTNNL cho đất nước.

Thứ hai, phân cấp hợp lý trên cơ sở tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của địa phương, của các trường Đại học và các cơ sở đào tạo khác. Chính quyền địa phương với cơ quan QLNN chuyên ngành về GD – sở GD-ĐT của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng GD – ĐT tại quận, huyện – có chức năng quản lý sự nghiệp GD – ĐT trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Các cơ quan quản lý chuyên ngành này chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách ngành của trung ương thông qua Bộ GD – ĐT.

Việc khắc phục những hạn chế trong đội ngũ cán bộ quản lý GD – ĐT sẽ được thực hiện bằng những giải pháp khác nhau, trong đó, việc nâng cao văn hóa quản lý cho đội ngũ cán bộ này có tầm quan trọng đặc biệt.

Trình độ văn hóa quản lý được biểu hiện ở khả năng nắm bắt kịp thời ý nguyện chính đáng của các doanh nghiệp và quần chúng ở khả năng nghe, biết nghe và xử lý đúng đắn ý kiến khác, ở năng lực kết hợp hài hòa giữa dân chủ trong quá trình ra và tổ chức thực hiện các quyết định với việc phát huy cao độ vai trò của người lãnh đạo, quản lý; điều đó được biểu hiện ở khả năng quyết đoán trong những thời điểm và những vấn đề cần thiết… liên quan đến đào tạo NNL.

Thái độ chân thành, cởi mở, tác phong quần chúng tốt, gắn bó với quần chúng, NLĐ… là những tư chất không thể thiếu trong văn hóa quản lý của Nhà quản lý.

Văn hóa quản lý của nhà quản lý đào tạo còn được đo bằng khả năng kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách, xác định rõ vai trò của thủ trưởng.

Không thể cho rằng chỉ trong một thời gian ngắn có thể hình thành một đội ngũ những nhà quản lý GD – ĐT có đầy đủ mọi yêu cầu của văn hóa quản lý đào tạo, mà phải coi đó là sự nghiệp lâu dài. Ý thức rõ sự cần thiết của yêu cầu đó và từng bước hiện thực hóa chúng là một bước tiến hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu 11 Hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần hóa dầu Petrolimex (Trang 90 - 92)