II. Thực trạng Quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex.
2005 2006 2007 Tăng (giảm) 2007 so với
1.3.2.4. Xác định phương pháp đào tạo
Hiện nay, PLC áp dụng các phương pháp đào tạo sau: - Đào tạo tại chỗ (kèm cặp chỉ bảo)
Là hình thức đào tạo dành cho những công nhân viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm. Người lao động khi được tuyển chọn vào Công ty trong thời gian đầu sẽ được phân công bố trí làm kèm với các nhân viên cũ đang làm việc trong các cơ sở này để học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế trước khi làm việc chính thức. Bên cạnh đó, những trường hợp thay đổi vị trí công việc ở các bộ phận trong các đơn vị thường sử dụng hình thức kèm cặp để người cũ hướng dẫn người mới. PLC áp dụng phương pháp đào tạo này để đào tạo nhân viên xuất nhập khẩu, marketing, quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh.
- Luân chuyển, thuyên chuyển công việc
Hình thức này được sử dụng phổ biến trong PLC. Công ty chủ yếu áp dụng để đào tạo các nhà quản trị doanh nghiệp. Chẳng hạn như một nhân viên ở phòng kinh doanh được chuyển sang làm phó phòng tài chính kế toán sau khi người đó học xong văn bằng hai chuyên ngành tài chính kế toán. Phương pháp này giúp cho Công ty tận dụng được NNL sẵn có mà không mất công sức, chi phí tuyển dụng từ bên ngoài. Đồng thời, khắc phục sự nhàm chán trong công việc, tạo động lực cho người lao động.
- Đào tạo tập trung
Tại PLC, hình thức này cũng được áp dụng. Đối tượng tham gia đào tạo là các cán bộ nhân viên kinh doanh như: Quản lý bán hàng chuyên nghiệp, hướng dẫn sử dụng chứng từ xuất nhập khẩu, UCP 600, quản trị kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, thanh kiểm tra thuế…
- Đào tạo ngắn hạn hay dài hạn
Công ty cử một số nhân viên đi đào tạo những khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn, trong nước hoặc ra nước ngoài, thời gian có thể từ vài ngày, vài tháng hoặc vài năm tùy khóa học. Việc tham gia những khóa đào tạo này giúp cho nhân viên Công ty học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng mới cũng như củng cố thêm kiến thức cũ. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này đòi hỏi Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí đào tạo lớn.
Phương pháp này sử dụng rất phổ biến trong PLC. Công ty tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề với nội dung đa dạng, phong phú cùng với sự tham gia của các Công ty khác trong ngành Hóa dầu hoặc các đơn vị khác thuộc tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam để trao đổi, học hỏi, nâng cao hiểu biết cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, đặc biệt là những tin tức, sự kiện trên thị trường sản xuất kinh doanh. Hầu hết các cuộc hội thảo chuyên đề đều rất bổ ích, thiết thực cho công việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty, do đó Công ty nên tiếp tục phát huy và thu hút sự tham gia của nhiều người lao động hơn nữa.
1.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.
Sau khi PLC đã lên kế hoạch đào tạo rõ ràng và chuẩn bị đã hoàn tất, tức là Công ty đã xác định được mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và lựa chọn được giảng viên cho việc đào tạo thì lúc này PLC tiến hành phối hợp, triển khai đồng bộ hoạt động đào tạo trên tất cả các lĩnh vực của các đơn vị trong Công ty.
Phòng Tổ chức hành chính báo cáo kế hoạch đào tạo lên cho ban lãnh đạo Công ty xem xét phê duyệt. Công ty quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các nhân viên được đào tạo theo qui định. Song mức phí chi cho đào tạo bình quân một lao động còn hạn chế, chủ yếu người lao động muốn được đào tạo phải tự lo kinh phí để đảm bảo hoạt động đào tạo được thực thi hiệu quả có chất lượng. Và do PLC luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe trong việc lựa chọn giáo viên giảng dạy nên các giảng viên đều là những chuyên gia, giáo viên có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực chuyên môn, đến từ các trờng chính quy hay các trung tâm đào tạo.
Công ty luôn theo dõi sát sao tiến độ đào tạo và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Số lượng và cơ cấu học viên được duy trì đầy đủ, đều đặn, cơ sở vật chất cùng các phương tiện giảng dạy được cung cấp trang bị đáp ứng kịp thời cho việc dạy và học.
Bảng thống kê thực thi cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007
Tổng chi phí ĐTPTNNL Triệu đồng 800 1084,457 269,163
Lao động được đào tạo Người 300 209 37
Lao động bình quân Người 543 553 562
Mức chi phí đào tạo bình quân/ lao động được đào tạo
Triệu đồng/
người 2,67 5,19 7,27
Mức chi phí đào tạo bình quân/ lao động
Triệu đồng/
người 1,47 1,96 0,48
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của PLC)
Qua bảng trên cho thấy mức chi phí đào tạo bình quân cho mỗi lao động được đào tạo có xu hướng ngày càng tăng, tăng từ 2,67 triệu đồng/người (năm 2005) lên 7,27 triệu đồng/người (năm 2007) tức là tăng 4,6 triệu đồng/người. Đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện chiến lược của Công ty theo hướng ngày càng đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Song mức chi phí đào tạo bình quân cho mỗi lao động trong Công ty có xu hướng giảm, giảm từ 1,47 triệu đồng/người xuống 0,48 triệu đồng/người. Điều này làm sáng rõ nguồn tài chính cung cấp cho đào tạo rất ít; quỹ ĐTPTNNL của PLC còn hạn hẹp. Đòi hỏi cần phải có sự can thiệp của Nhà nước đối với công tác ĐTPTNNL tại PLC. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kinh phí đào tạo cho PLC để góp phần bồi dưỡng NNL PLC đồng thời cũng là việc để nảy nở nhân tài cho đất nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty đã tập trung đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên những kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học mới để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nghiệp vụ mới của Công ty. Công tác đào tạo đã đem lại những hiệu quả thiết thực, có tác động tích cực tới sự phát triển của Công ty hiện nay.
Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2007
STT Nội dung khóa đào tạo Đối tượng Số lượng (người) Hình thức Địa điểm Thời gian Kinh phí (triệu Ghi chú Được Công ty phê duyệt Đã thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
I Các khóa học của Tổng Công ty 1 Đào tạo Giám đốc chuyên