I. CÁC CƠ SỞ HOÀN THIỆN
1. Chính sách của nhà nước về xuất khẩu.
Nhà nước đã đưa ra một số chính sách và biện pháp để khuyến khích xuất khẩu như:
- Khuyến khích đầu tư sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Điều này đã được thể hiện đầy đủ và rõ nét thông qua những ưu đãi của Luật khuyến khích đầu tư trong nước theo nguyên tắc: Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước phải bằng hoặc hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Để tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến, Chính phủ sẽ áp dụng một số chính sách sau:
+ Đầu tư cho nguyên liệu phụ để sản xuất hoặc chế biến hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế doanh thu để chế biến hàng xuất khẩu.
+ Hạn chế và cấm xuất khẩu nguyên liệu thô với nhiều mặt hàng. - Sử dụng tín dụng và tiền tệ như một công cụ quan trọng để thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Chính phủ xác định các cơ quan tài chính, ngân hàng có vai trò lớn trong việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu. Cụ thể là:
+ Tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Thực hiện rộng rãi chính sách lãi suất ưu đãi đối với vốn vay đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập
từ thuế xuất nhập khẩu và phụ thu. Quỹ này được dùng trong các trường hợp như xuất khẩu được sản phẩm mới, tìm kiến được thị trường xuất khẩu mới đối với sản phẩm xuất khẩu quan trọng, sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao.
+ Xây dựng và sử dụng “quỹ bảo hiểm xuất khẩu” nhằm bảo đảm ổn định việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng quan trọng có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn.
+ Bảo lãnh xuất khẩu trả chậm đối với vật tư, thiết bị phục vụ cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.