Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 87)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.4. Phân tích các chỉ số tài chính

4.4.1. Tỷ số khả năng thanh toán

Bảng 27: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Bảng 28: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2007 2008 2009

Tài sản lưu động (TSLĐ) (1) Triệu đồng 257.956 314.074 375.384 Hàng tồn kho (2) Triệu đồng 91.569 124.782 112.276 TSLĐ – Hàng tồn kho (3) Triệu đồng 166.387 189.292 263.108 Nợ ngắn hạn (4) Triệu đồng 123.645 170.449 241.109

Tỷ lệ thanh toán hiện hành(1)/(4) Lần 2,09 1,84 1,56

Tỷ lệ thanh toán nhanh (3)/(4) Lần 1,35 1,11 1,09

Chỉ tiêu ĐVT Năm

6 tháng 2009 6 tháng 2010

Tài sản lưu động (TSLĐ) (1) Triệu đồng 357.762 458.934 Hàng tồn kho (2) Triệu đồng 123.431 161.459 TSLĐ - Hàng tồn kho (3) Triệu đồng 234.331 297.475 Nợ ngắn hạn (4) Triệu đồng 211.319 325.380

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (1)/(4) Lần 1,69 1,41

4.4.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 liên tục giảm. Năm 2007, tỷ số này là 2,09 lần, sau đó giảm xuống còn 1,56 lần vào năm 2009.

Năm 2007, tổng tài sản lưu động của công ty cao gấp hơn 2 lần nợ ngắn hạn, vì vậy tỷ số thanh toán hiện hành ở mức 2,09, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2007 được đảm bảo bằng 2,09 đồng tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Đây là năm công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao nhất trong 3 năm 2007 – 2009.

Sang năm 2008, 2009, tỷ số này giảm xuống còn 1,84 vào năm 2008 và 1,56 vào năm 2009. Trong năm 2008, nợ ngắn hạn của công ty hơn 170,45 tỷ đồng, tăng 37,85% so với năm 2007, trong khi đó, tài sản lưu động là 314,07 tỷ, tăng 21,75%. Tỷ lệ tăng nợ ngắn hạn của công ty quá nhanh, nhanh hơn tỷ lệ tăng của tài sản lưu động đã làm cho tỷ lệ thanh toán chỉ còn 1,84 lần. Nợ ngắn hạn tăng là do công ty đã vay ngân hàng Sacombank tỉnh Vĩnh Long hơn 2,72 tỷ và ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long hơn 79,69 tỷ để phục vụ cho hoạt động sản xuất và xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ thanh toán hiện hành trong năm 2008 tuy có giảm, song khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn ở mức cao.

Năm 2009, tỷ lệ thanh toán giảm xuống chỉ còn 1,56 lần, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,56 đồng tài sản lưu động. Đây là tỷ lệ thanh toán hiện hành thấp nhất trong 3 năm qua (2007 – 2009). Tỷ lệ tiếp tục giảm do nợ ngắn hạn tăng quá nhanh, tăng đến 41,45% so với cùng kì, trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 19,52%. Năm 2009, công ty tiếp tục xây dựng và mở rộng nhà xưởng, đẩy mạnh đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh. Nợ ngắn hạn tăng là do công ty đã vay vốn từ nhiều ngân hàng để phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh như ngân hàng Á Châu, ngân hàng HSBC – thành phố Hồ Chí Minh… Tuy tỷ lệ thanh toán trong năm 2009 tiếp tục giảm, nhưng vẫn còn ở mức khá an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hoạt động sản xuất đã ổn định, công ty cần nhanh chóng giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, để đảm bảo khả năng

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

75

6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty chỉ còn 1,41, giảm so với 6 tháng đầu năm 2009. Nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2010 tiếp tục tăng mạnh, tăng 53,97%, gấp đôi tốc độ tăng của tài sản lưu động, chỉ tăng 28,27%. Với tỷ lệ thanh toán này, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn, vì vậy, công ty cần có những điều chỉnh nợ ngắn hạn, không để tình trạng nợ quá hạn tăng quá cao, ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Tuy tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn đang giảm dần, nhưng khả năng thanh toán nợ của công ty vẫn còn cao. Trong tương lai, khi các nhà máy đi vào hoạt động ổn định, nợ ngắn hạn của công ty sẽ giảm dần, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ tăng trở lại.

4.4.1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 giảm dần, từ mức 1,35 lần giảm xuống còn 1,11 lần vào năm 2008, 1,09 lần năm 2009 Tỷ lệ thanh toán nhanh trong 3 năm tuy có giảm, song vẫn ở mức an toàn.

Năm 2008, hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, tăng hơn 36,27% so với năm 2007, trong khi tổng tài sản lưu động tăng 21,75%, làm cho tài sản lưu động có tính thanh khoản cao chỉ tăng 13,77%, bằng 1/3 tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 37,85%). Hàng tồn kho tăng mạnh là do năm 2008, một số thành phẩm và hàng hóa của công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, dẫn đến tình trạng bị ứ động, một số hàng hóa khác tồn kho trong những tháng cuối năm, thực hiện tiêu thụ trong năm 2009. Hàng tồn kho tăng quá nhanh làm cho tỷ lệ thanh toán nhanh giảm so với năm 2007.

Năm 2009, nhờ việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho của công ty đã giảm nhẹ, chỉ còn 112,276 tỷ, giảm 10,02% so với cùng kỳ. Tài sản lưu động của công ty tăng mạnh, tăng 19,52%, vì vậy tài sản lưu động có tính thanh khoản cao của công ty tăng cao (39%). Vì vậy, mặc dù tỷ lệ tăng của nợ ngắn hạn rất cao (tăng 41,45%), nhưng do tài sản lưu động có tính thanh khoản cao cũng tăng tương ứng, nên tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty giữ ở mức ổn định (1,09 lần) so với năm 2008 (1,11 lần), đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ thanh toán nhanh trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ là 0,91 lần, giảm so với cùng kì năm 2009 (1,11 lần). Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn trong 6

tháng đầu năm 2010 tăng quá nhanh, tăng đến 53,97%, trong khi tài sản lưu động có tính thanh khoản cao chỉ tăng 26,94%. Như vậy, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0,91 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản, đây là mức thấp so với nhiều năm qua. Công ty cần có những giải pháp để giảm dần tình trạng tăng lên quá nhanh của nợ ngắn hạn, và cần duy trì mức tỷ lệ thanh toán nhanh lớn hơn 1 để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Nhận xét chung:

Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, tỷ lệ thanh toán của công ty tuy có nhiều biến động, song vẫn giữ ở mức khá ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy vậy, công ty cần có những điều chỉnh cụ thể để đảm bảo sự ổn định đó vì trong 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ thanh toán ở mức thấp do tình trạng nợ ngắn hạn tăng quá nhanh.

4.4.2. Tỷ số hoạt động

Bảng 29: CÁC CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008 VÀ 2009

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2007 2008 2009

Doanh thu thuần (1) Triệu đồng 356.733 474.908 573.648 Tổng tài sản (2) Triệu đồng 399.617 551.410 640.719 Tài sản cố định bình quân (3) Triệu đồng 139.019 188.532 250.402 Phải thu bình quân (4) Triệu đồng 105.050 157.066 192.658 Giá vốn hàng bán (5) Triệu đồng 268.680 351.098 436.117 Hàng tồn kho bình quân (6) Triệu đồng 76.027 108.175 118.529

Vòng quay tổng tài sản (1)/(2) Lần 0,89 0,86 0,89

Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) Lần 2,57 2,52 2,29

V.quay các khoản phải thu(1)/(4) Lần 3,4 3,02 2,98

Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 3,53 3,25 3,68

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

77

Bảng 30: CÁC CHỈ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

4.4.2.1. Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm 2007, 2008 và 2009 khá ổn định. Năm 2007, vòng quay tổng tài sản là 0,89 tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,89 đồng doanh thu. Năm 2008, tỷ lệ này là 0,86 và năm 2009 là 0,89, tương đương với năm 2007. Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm khá ổn định là do tỷ lệ tăng của doanh thu thuần tương đương với tỷ lệ tăng của tổng tài sản (trung bình từ năm 2007 đến 2009, mỗi năm doanh thu thuần tăng 26,95%, trong khi tổng tài sản tăng 27%). Vòng quay tổng tài sản còn ở mức thấp là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư tài sản vào một số lĩnh vực kinh doanh, nên mức doanh thu thuần tạo ra từ các loại tài sản nảy chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm tới, vòng quay tổng tài sản sẽ tăng lên do các lĩnh vực đầu tư đi vào sản xuất ổn định, phát huy hiệu quả.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, vòng quay tổng tài sản của công ty giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2009. Vòng quay tổng tài sản đạt 0,41 vòng, thấp hơn 0,01 vòng so với 6 tháng đầu năm 2009. Với tỷ lệ này, trong 6 tháng đầu năm, 1

Chỉ tiêu ĐVT Năm

6 tháng 2009 6 tháng 2010

Doanh thu thuần (1) Triệu đồng 250.449 298.766 Tổng tài sản (2) Triệu đồng 602.372 724.235 Tài sản cố định bình quân (3) Triệu đồng 217.792 253.986 Phải thu bình quân (4) Triệu đồng 182.281 238.015 Giá vốn hàng bán (5) Triệu đồng 187.601 232.484 Hàng tồn kho bình quân (6) Triệu đồng 132.145 142.445

Vòng quay tổng tài sản (1)/(2) Lần 0,42 0,41

Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) Lần 1,15 1,18

V.quay các khoản phải thu(1)/(4) Lần 1,37 1,26

Vòng quay hàng tồn kho (5)/(6) Lần 1,42 1,64

đồng tài sản tạo ra được 0,41 đồng doanh thu, giảm so với mức 0,42 đồng doanh thu của 6 tháng 2009. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu thuần tăng 19,29% so với cùng kỳ, trong khi tổng tài sản tăng đến 20,23%.

Doanh thu thuần tạo ra từ tài sản của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 vẫn còn thấp, vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư tài sản vào hoạt động kinh doanh, nhằm gia tăng số vòng quay tổng tài sản, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn.

4.4.2.2. Vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản trong 3 năm qua có nhiều biến động, song vẫn khá ổn định. Năm 2007, vòng quay tài sản cố định là 2,57, tức là 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,57 đồng doanh thu thuần. Năm 2008, tỷ lệ này giảm còn 2,52 và giảm xuống mức 2,29 vào năm 2009. Vòng quay tài sản cố định giảm dần cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định ngày càng thấp. Năm 2007, việc sử dụng tài sản cố định của công ty đạt hiệu quả cao nhất, mang lại doanh thu thuần lớn nhất trong 3 năm. Trong năm 2008, 2009 trong khi tài sản cố định tăng, nhưng doanh thu thuần không tăng tương ứng, khiến số vòng quay giảm. Nguyên nhân là do công ty mới bắt đầu đưa vào khai thác nhiều tài sản cố định như nhà xưởng, trang thiết bị mới, nên doanh thu tạo ra chưa nhiều. Tuy vòng quay tài sản cố định qua 3 năm giảm, song vẫn ở mức khá tốt.

6 tháng đầu năm 2010, vòng quay tài sản cố định là 1,18 vòng, tăng 0,03 vòng so 6 tháng đầu năm 2009. Do doanh thu thuần của công ty trong 6 tháng qua đã tăng hơn 19% so với cùng kỳ, trong khi tổng tài sản cố định bình quân chỉ tăng 16,61%, nên vòng quay tài sản cố định đã tăng so với cùng kỳ. Mức tăng này tuy còn thấp nhưng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong công ty đã tăng lên. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ này, nhằm đưa hiệu quả sử dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao hơn.

4.4.2.3. Vòng quay các khoản phải thu

Trong 3 năm, từ năm 2007 đến năm 2009, vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm dần, kỳ thu tiền bình quân liên tục tăng. Năm 2007, vòng quay các khoản phải thu là 3,4 vòng, kỳ thu tiền bình quân là 107 ngày. Sang năm

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

79

ngày để thu hồi các khoản nợ, tăng thêm 14 ngày. Nguyên nhân là do các khoản phải thu bình quân của công ty tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (phải thu bình quân tăng 49,5%, doanh thu thuần tăng 33,12%). Với tỷ lệ này, việc thu hồi các khoản phải thu là khá chậm, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2009, vòng quay phải thu bình quân tiếp tục giảm, chỉ còn 2,98 vòng, kỳ thu tiền tăng thêm thêm 2 ngày, lên 123 ngày. Tỷ lệ tăng của phải thu bình quân tiếp tục tăng nhanh hơn doanh thu thuần, làm cho vòng quay phải thu bình quân tiếp tục giảm. Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của công ty cũng giảm dần, vì mất tới 123 ngày để thu được các món nợ.

Qua 3 năm, vòng quay phải thu bình quân đang giảm dần, cho thấy công ty đang bị chiếm dụng tiền bán hàng khá lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty phải nâng cao hơn nữa nguồn doanh thu thuần, cũng như giảm các khoản phải thu bình quân, không để tình trạng tiền bán hàng bị chiếm dụng quá nhiều, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

Vòng quay các khoản phải thu trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm so với 6 tháng đầu năm 2009, ở mức 1,26 vòng, giảm 0,11 vòng, kỳ thu tiền bình quân cũng lên đến 144 ngày, tăng 14 ngày so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân là do phải thu bình quân tiếp tục tăng cao, đến 30,57% so với thời điểm 6 tháng đầu năm 2009, gấp 1,6 lần tốc độ tăng của doanh thu thuần, vì vậy, vòng quay các khoản phải thu giảm so với cùng kỳ. Phải thu bình quân tăng mạnh cho thấy công ty đang bị chiếm dụng tiền hàng khá lớn, đòi hỏi công ty cần có những giải pháp cụ thể để tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu trong thời gian hợp lý, tránh tình trạng phải thu bình quân tiếp tục tăng quá cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

4.4.2.4. Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của công ty từ năm 2007 đến 2009 có nhiều biến động. Năm 2007, số vòng quay hàng tồn kho là 3,53 vòng, sang năm 2008 là 3,24 vòng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 giảm là do hàng tồn kho bình quân tăng quá nhanh, tăng đến 42,28%, trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 30,67%. Sang năm 2009, vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên 3,68 vòng, cao hơn cả năm 2007, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty ngày càng cao. Nguyên nhân là do năm 2009, hàng tồn kho bình quân của công ty chỉ tăng 9,6%, thấp hơn tốc

độ tăng của giá vốn hàng bán, cho thấy công ty đã có những giải pháp hữu hiệu để giảm sự tăng lên của hàng tồn kho. Hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn năm 2009 đã giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

6 tháng đầu năm 2010, vòng quay hàng tồn kho của công ty tiếp tục tình hình khả quan, số vòng quay là 1,64 vòng, tăng 0,22 vòng so với 6 tháng đầu năm 2009. Công ty tiếp tục có những giải pháp phù hợp làm giảm đi tốc độ tăng của hàng tồn kho, vì vậy, hàng tồn kho bình quân chỉ tăng 7% so với 6 tháng đầu năm 2009, trong khi đó, mức tăng của giá vốn hàng bán là 24% so với cùng kỳ, gấp 3 lần tỷ lệ tăng của hàng tồn kho. Vì vậy, vòng quay hàng tồn kho tăng lên, giúp công ty thiết giảm được nhiều chi phí, hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Như vậy, trong những năm qua, hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)