7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.2.1. Phân tích tình hình tổng chi phí
Tổng chi phí của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: giá vốn hàng bán (Giá vốn HB), chi phí bán hàng (CP bán hàng), chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QL DN), chi phí tài chính (CP tài chính) và 1 số chi phí khác (CP khác).
Bảng 11: TỔNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Số tiền % Số tiền %
Giá vốn HB 268.680 85,6 351.098 82,1 436.117 84,3 82.418 30,6 85.019 24,2 CP bán hàng 19.753 6,3 36.776 8,6 33.477 6,5 17.023 86,1 -3.299 -8.97 CP QL DN 14.103 4,5 17.887 4,2 18.623 3,6 3.784 26,3 736 4,11 CP tài chính 9.285 2,9 19.935 4,7 25.516 4,9 10.650 114 5.581 27,9 CP khác 1.814 0,7 1.936 0,4 3.343 0,7 122 6,72 1.407 72,6 Tổng chi phí 313.635 100 427.632 100 517.076 100 113.997 36,3 89.444 20,9
Qua bảng trên, ta thấy tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng liên tục qua từng năm. Năm 2007, tổng chi phí của công ty là 313.635 triệu đồng, sang năm 2008 tổng chi phí đã đạt 427.632 triệu đồng, tăng đến 36%. Đây cũng là năm tổng chi phí có mức tăng cao nhất trong 3 năm 2007, 2008 và 2009. Năm 2009, tổng chi phí của công ty là 517.076 triệu đồng, tăng thêm 89.444 triệu đồng, tương đương tăng 20,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn so với mức tăng của năm 2008.
Trong cơ cấu tổng chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình qua 3 năm là 84%, trong đó năm 2007 có tỷ trọng cao nhất 85,6%. Do giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí sản xuất chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất, chi phí sản xuất chung, nên giá vốn hàng bán chiếm đến hơn 80% tổng chi phí. Các chi phí còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tổng chi phí, trong đó đứng thứ hai sau giá vốn hàng bán là chi phí bán hàng, thứ ba là chi phí tài chính, còn lại là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế và chi phí khác.
Trong năm 2008, tổng chi phí của công ty tăng rất cao. Trong năm này, do hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phát triển mạnh, các nhà máy cần khối lượng nguyên liệu sản xuất lớn, số lượng nhân công sản xuất tăng, nên chi phí sản xuất đầu vào tăng cao so với trước. Chính vì vậy, giá vốn hàng bán của công ty đã tăng 30,6% so với năm 2007. Trong năm, do nhân viên tại bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý tăng, cộng với tình hình lạm phát khiến cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc sử dụng tại các bộ phận tăng, làm cho chi phí bán hàng của công ty tăng mạnh (86,1%). Bên cạnh đó, công ty tiến hành vay vốn rất lớn phục vụ cho đầu tư, xây dựng nhà xưởng, nên chi phí tài chính của công ty tăng mạnh đến 114%. Vì vậy, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính tăng mạnh đã khiến cho tổng chi phí của công ty tăng cao trong năm 2008.
Năm 2009, tổng chi phí của công ty đã tăng chậm lại so với mức tăng của năm 2008, nguyên nhân là do hầu hết các loại chi phí của công ty tăng chậm lại so với trước, thậm chí là giảm. Trong năm, giá cả nguyên vật liệu dược phẩm thế giới ít biến động, tình hình lạm phát trong nước ổn định, cùng với đó là chính sách tiết kiệm chi phí để gia tăng hiệu quả kinh doanh nên các chi phí của công ty
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
49
2008, chi phí bán hàng giảm 8,97%, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 4,11%. Trong năm, nguồn vốn vay của công ty phục vụ cho sản xuất kinh doanh không lớn như năm 2008, nên chi phí tài chính chỉ tăng 27,9%, bằng 1/5 so với mức tăng của năm 2008. Vì vậy, tổng chi phí trong năm 2009 của công ty đã tăng chậm lại so với năm 2008, gia tăng lợi nhuận của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng 12: TỔNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng, ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng chi phí đạt 270.471 triệu đồng, tăng 22,03% so với 6 tháng đầu năm 2009. Tỷ trọng các loại chi phí trong cơ cấu tổng doanh thu không có thay đổi so với 6 tháng đầu năm 2009, giá vốn hàng bán tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (85%), tiếp theo là chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và 1 số chi phí khác.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng doanh thu của công ty tăng mạnh là do các chi phí chính như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng cao. Do hoạt động sản xuất của công ty tiếp tục phát triển mạnh, nên khối lượng nguyên, vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, số lượng nhân công được tuyển dụng cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2009, vì vậy giá vốn hàng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng 2010/6 tháng 2009
Giá trị % Giá trị % Số tiền %
Giá vốn HB 187.601 84,6 232.484 85,9 44.883 23,92 CP bán hàng 11.414 5,1 12.866 4,8 1.452 12,72 CP QL DN 6.482 2,9 9.579 3,5 3.097 47,78 CP tài chính 14.974 6,8 14.875 5,5 -99 -0,66 CP khác 1.170 0,6 667 0,3 -503 -42,9 Tổng chi phí 221.641 100 270.471 100 48.830 22,03
bán tăng hơn 23%. Do giá vốn hàng bán chiếm 85% tổng chi phí, nên khi giá vốn hàng bán tăng mạnh đã đưa tổng chi phí tăng theo. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng tới 47% so với cùng kỳ, do công ty tăng đội ngũ nhân viên quản lý doanh nghiệp, nâng tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài trong hoạt động quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nguồn chi phí giảm như chi phí tài chính giảm 0,66%, chi phí khác giảm mạnh 42% nhưng do giá trị giảm nhỏ, nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí.
Như vậy, qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, tổng chi phí của công ty đều tăng cao. Tổng chi phí tăng chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, bên cạnh đó do một số yếu tố bên ngoài tác động như lạm phát trong nước và tình hình biến động giá nguyên vật liệu thế giới.
4.2.2. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu (CP nguyên vật liệu), chi phí nhân công trực tiếp sản xuất (CP nhân công), chi phí mua ngoài (CP dịch vụ mua ngoài), khấu hao tài sản cố định (CP KH TSCĐ) và 1 số chi phí khác.
Bảng 13: GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008 VÀ 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % CP nguyên vật liệu 104.379 151.706 191.024 47.327 45,34 39.318 25,91 CP nhân công 18.287 24.016 30.201 5.729 31,32 6.185 25,75 CP KH TSCĐ 12.786 16.731 22.658 3.945 30,85 5.927 35,42 CP dịch vụ mua ngoài 1.064 1.971 1.412 907 8,52 -559 -28,36 Các chi phí khác 132.164 156.674 190.822 24.510 18,54 34.148 21,79 Giá vốn hàng bán 268.680 351.098 436.117 82.418 30,67 85.019 24,21
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
51
Qua bảng trên, ta thấy trong 3 năm 2007 – 2009, giá vốn hàng bán đều tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng đến 27,44%. Năm 2008, giá vốn hàng bán có mức tăng cao nhất trong 3 năm, đạt hơn 351.098 triệu đồng, tăng 30,67% so với năm 2007. Năm 2009, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng mạnh, đạt 436.117 triệu tăng 24,21% so với năm 2008.
Giá vốn hàng bán luôn tăng cao là do hoạt động sản xuất các sản phẩm dược phẩm, capsule, dụng cụ y tế được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Vì vậy, số lượng nguyên vật liệu sản xuất, nhân công sản xuất, khấu hao tài sản cố định đều tăng mạnh để đáp ứng sự phát triển sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, yếu tố giá cả cũng tác động không nhỏ đến việc gia tăng các loại chi phí đầu vào của công ty.
Phân tích cụ thể sự biến động của các chi phí trong giá vốn hàng bán:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng: nguyên vật liệu là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng nhất, chiếm trên 40% giá vốn hàng bán của công ty, vì vậy nếu chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh sẽ tác động đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán. Trong 3 năm qua, chi phí nguyên vật liệu của công ty tăng mạnh qua hàng năm, như năm 2008 tăng 45,34%, năm 2009 tăng 25,91%, điều này đã đưa giá vốn hàng bán không ngừng tăng cao.
Nguyên vật liệu sản xuất đầu vào của công ty phần lớn là nhập khẩu từ các công ty Hóa Dược nổi tiếng thế giới tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Á. Cụ thể như nguyên liệu gelatin cho sản xuất capsule nhập từ Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, hạt nhựa và kim cho nhà máy Vikimco với Hàn Quốc, Singapore, các nguyên liệu sản xuất thuốc nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.
Chi phí nguyên vật liệu luôn tăng cao là do khối lượng nhập khẩu tăng về số lượng và chủng loại. Do trong 3 năm qua, các nhà máy dược phẩm, capsule 1 và 2, nhà máy Vikimco luôn hoạt động hiệu quả, công suất sản xuất luôn tăng qua hàng năm để đáp ứng sản phẩm nhu cầu tiêu dùng của thị trường, nên khối lượng nguồn nguyên liệu đầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, nhà máy capsule 2 đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2008 nên nguồn nguyên liệu gelatin nhập khẩu tăng mạnh để đáp ứng cho nhà máy mới. Vì vậy, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh là phù hợp do sản xuất được đẩy mạnh. Tuy nhiên, yếu tố giá cả nhập khẩu cũng tác động mạnh đến việc gia tăng chi phí nguyên vật liệu. Trong năm 2008,
ngoài yếu tố tăng do khả năng sản xuất được mở rộng, thì yếu tố tăng giá nguyên liệu cũng tác động mạnh. Do trong năm này, giá dầu mỏ thế giới có biến động mạnh, vượt hơn 100 USD/thùng nên các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ tăng mạnh, cùng với đó các quốc gia tăng giá xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm, khiến cho 1 số nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng giá mạnh, làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu. Chính vì vậy, do cả 2 yếu tố sản xuất tăng và giá nhập tăng đã khiến cho chi phí nguyên vật liệu năm 2008 tăng đến 45,34%. Tuy nhiên, trong năm 2009, do công ty chủ động ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu từ trước, cùng với đó là biến động tăng giá nguyên liệu không mạnh như trong năm 2008, nên chi phí tăng chủ yếu do sản xuất tăng. Chi phí nguyên vật liệu năm 2009 chỉ tăng 25,91%, bằng 1/2 so với mức tăng của năm 2008.
- Chi phí nhân công cũng tăng cao: qua 3 năm 2007 – 2009, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất luôn tăng cao, trung bình mỗi năm tăng 28,53%, trong đó năm 2008 có mức tăng mạnh nhất 31,32%. Nguồn chi phí này tăng mạnh do 2 nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, để đáp ứng khả năng mở rộng sản xuất của các nhà máy dược phẩm 1 và 2, cũng như nhà máy mới capsule 2 (năm 2008) nên công ty đã tuyển dụng hàng chục nhân công mới, cụ thể như năm 2008 nguồn nhân công lao động trực tiếp là 474 người, tăng 43 nhân công so với năm 2007, năm 2009 số nhân công là 498 người, tăng thêm 24 người so với năm 2008. Thứ 2, công ty thực hiện chính sách nâng lương cho công nhân theo từng năm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, đồng thời chi khám sức khỏe định kỳ cho 100% công nhân. Theo đó, mức lương trung bình của người lao động tại công ty đã tăng mạnh, như năm 2007 là 2,7 triệu đồng/người, sang năm 2008 là 3,5 triệu đồng/người, năm 2009 là 4 triệu đồng trên người. Vì vậy, chi phí nhân công của công ty hàng năm đều tăng do số lượng nhân công tăng và tiền lương tăng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định gia tăng qua hàng năm. Tài sản cố định phục vụ sản xuất của công ty bao gồm máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng, tài sản cố định vô hình khác. Tài sản cố định phục vụ sản xuất của công ty qua hàng năm đều tăng do công ty tiến hành bổ sung nhiều trang thiết bị, máy móc mới phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, nâng cao sức sản xuất. Cụ thể như,
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
53
Dược phẩm, 8 dây chuyền máy sản xuất cho nhà máy capsule 1 và 2, 20 dàn máy chính phụ và các hệ thống phụ trợ cho nhà máy Vikimco, đồng thời mua sắm các loại máy móc mới như máy ép vĩ, máy nghiền WP-30B... Vì vậy mức khấu hao tài sản cố định của công ty đều tăng (năm 2008 tăng 30,85%, năm 2009 tăng 35,42%. Năm 2009, khấu hao tăng mạnh nhất do tài sản cố định có giá trị lớn nhất trong các năm, nhà máy capsule 2 hoạt động trong năm 2009, các trang thiết bị mới được sử dụng trong năm 2009, khiến mức khấu hao tài sản cố định tăng cao.
- Phân tích về tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu qua các năm 2007 - 2009
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khá ổn định, dao động quanh mức 72% đến 75%. Năm 2007, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu là 74,05%, sang năm 2008, tỷ trọng giảm chỉ còn 72,51%. Đây là năm tỷ trọng giá vốn/doanh thu đạt mức thấp nhất trong 3 năm. Tỷ trọng giảm cho thấy giá vốn hàng bán tuy có tăng, nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn, lợi nhuận gộp đạt được ở mức cao. Năm 2009, tỷ trọng là 75,48%, cao nhất trong 3 năm. Tỷ trọng tăng lên là do tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán đã tăng nhanh hơn doanh thu.
Tuy nhiên, khoảng chênh lệch tỷ trọng giá vốn hàng bán qua các năm chỉ là 2,97%. Điều này cho thấy tỷ trọng vẫn khá ổn định, không có mức tăng đột biến, tuy giá vốn hàng bán có tăng, song doanh thu bán hàng của công ty vẫn tăng tương ứng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, lợi nhuận công ty đạt được vẫn tăng trưởng qua hàng năm.
Bảng 14: GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Trong 6 tháng đầu năm 2010, giá vốn hàng bán của công ty tăng khá cao so với 6 tháng đầu năm 2009, đạt 232.484 triệu đồng, tăng 23,92%.
Giá vốn hàng bán trong 6 tháng đầu năm tăng cao chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu tăng rất mạnh, đến 65,03% so với 6 tháng đầu năm 2009. Chi phí nguyên vật liệu tăng chủ yếu do khối lượng nhập khẩu tăng, giá cả nguyên vật liệu khá ổn định so với 6 tháng đầu năm 2009. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đặc biệt là nhà máy thuốc kháng sinh đã đưa vào sử dụng năm 2010, nên nguyên phụ liệu, bao bì nhập khẩu đều tăng chủng loại và khối lượng so với năm 2009. Do chiếm hơn 46% giá vốn hàng bán, nên khi chi phí nguyên vật liệu tăng đến 65% đã đưa giá vốn hàng bán của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng cao.
Bên cạnh đó, một số khoản chi phí khác tăng như chi phí nhân công và chi phí dịch vụ mua ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2010, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của công ty tăng do công ty tiến hành tuyển nhân viên làm việc làm tại nhà máy thuốc kháng sinh, đồng thời tiếp tục thực hiện nâng lương cho người