Như đã nói ở trên, phải thu hết can đảm để nói với ai đó về ý tưởng của mình. Và nếu nhận được sự mỉa mai khinh thường, hãy cứ tiếp tục tiến tới. Nhưng nếu ý tưởng của mình được ngợi khen thì sao? Hãy luôn sống chung với những giả định tích cực thay vì cứ lặng lẽ gặm nhấm những kiểu tư duy tiêu cực.
Chúng ta có ý tưởng, nên nói cho mọi người biết và mọi người đều khen ngợi: “Ồ, quá hay!” rồi họ lại làm công việc gì khác và không bao giờ đá động đến cái ý tưởng tuyệt vời mà ta đề cập đến. Như vậy, dẫu kết quả chưa như ý muốn nhưng chắc chắn đó là những tín hiệu tích cực. Câu nói “Ồ quá hay!” đã đủ làm phần thưởng rồi. Nó mang đến một cảm giác ấm áp, dễ chịu vì biết rằng mình đã nảy sinh ra một ý tưởng hay, rằng mọi người biết chúng ta có khả năng tìm ra ý tưởng. Nhưng nếu sau đó không còn gì tiếp diễn nữa; nếu ý tưởng không mang lại lợi ích cho ai; nếu nó không giúp ích thiết thực để tiết kiệm, sửa chữa hoặc tạo ra điều gì; nếu nó không giúp cho điều gì đó tốt hơn hoặc giải quyết vấn đề nào… thì thật ra nó hay là hay ở điểm nào?
Sự thật là: không có gì khác nhau giữa việc (a) nảy sinh ra ý tưởng rồi không áp dụng nó với việc (b) không có ý tưởng nào cả. Vì vậy, nếu không dự định làm gì cả sau khi phát sinh ý tưởng thì trước hết chúng ta đừng phát sinh làm gì, chỉ phí thời gian và năng lượng mà thôi. Giữa (a) không nói ai biết về ý tưởng của mình với (b) không để cho cái câu “Ô,quá hay !” là quá đủ, thì cũng không có gì khác nhau. Vậy tại sao không hướng đến một lựa chọn tích cực và có lợi cho mình trong cuộc sống?
Nếu có được ý tưởng, nên hứa với chính mình rằng sẽ thu hết can đảm một lần nữa và thực hiện các bước tiếp theo. Sau đây là vài điều có ích cho việc biến ý tưởng thành hành động:
1. Bắt đầu ngay lập tức
Để sáng hôm sau hay đến tuần tới thì nhiệt tình của chúng ta tăng hay giảm? Vậy còn chờ làm gì? Càng có nhiệt tình càng tốt. Hơn nữa, nếu làm việc gì mà còn chần chờ thì luôn sai. Tiến hành ngay lúc này, thời điểm này. Mỗi khi ta phá vỡ được sức ì và làm nó chuyển động, sẽ giúp cho ý tưởng có sức sống riêng và bắt đầu tiến vào những lĩnh vực mà ta chưa bao giờ ngờ có thể áp dụng.
Ý tưởng sẽ tạo ra cơ hội, lăn qua rào cản, vượt lên trên trở ngại và áp đảo logic để trở thành một sự thật được hành động có đích đến bằng sự quyết tâm. Việc bắt đầu ngay lập tức sẽ đem đến một nguồn lực có sức mạnh vô biên, khơi gợi những đam mê của chính bạn cũng như mọi nỗ lực của bạn được phát huy một cách tối đa. Lẽ dĩ nhiên bắt đầu ngay không hẳn là không có sự chuẩn bị hay đó là sự vội vã mà tất cả đều được hết lòng bằng những đáp ứng kỹ thuật và nhận thức nghiêm túc.
2.Hành động và tránh tiếc nuối
Nếu không dấn thân vào việc ứng dụng ý tưởng của mình thì chỉ vài tuần hay vài tháng sau, sẽ dễ dàng tiếc nuối khi nhìn lại và tự nhủ rằng “Phải chi mình làm phứt nó đi cho rồi”. Một trong những cách dấn thân hay nhất là đầu tư thời gian, đầu tư tiền bạc và đầu tư công sức để ứng dụng ý tưởng. Đó là sự dấn thân. Và dấn thân tạo ra hành động.
Việc làm ngay không đồng nghĩa với sự hấp tấp hay “điếc không sợ súng”. Vấn đề là ở điểm trong suy nghĩ của con người đã hướng đếnmột sự lựa chọn mà trong nó có sự tham gia chặt chẽ của ý thức thì con người luôn có thể hướng đến sự quyết tâm khi thực hiện ngay lập tức. Nó sẽ tránh khỏi những căng thẳng không đáng có hay sự cân nhắc quá đáng để làm mọi thứ trở nên rối tung và phức tạp.
Nếu biết rằng mình buộc phải làm thì ta sẽ rất ngạc nhiên về kết quả công việc. Những giả định về con người sáng tạo là được quyền tự do, được thoải mái về tâm lý. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là người chuyển ý tưởng thành hành động không bị áp chế về mặt thời gian. Mỗi người cần quản lý khung thời gian mình đang có để sáng tạo. Trong khoảng thời gian chỉ có 24 giờ hay 7 ngày trong tuần và trên dưới 30 ngày trong tháng, người sáng tạo muốn tạo thành sản phẩm thì hãy hết lòng với khoảng thời gian mình đang có và luôn đặt cho mình thời hạn hoàn thành theo hướng càng sớm càng tốt hay càng ngắn càng hay.
Việc đặt ra thời gian hoàn thành đó là một thói quen rất tích cực của con người trong cuộc sống. Nó liên quan đến kỹ năng quản lý thời gian nhưng đồng thời nó cũng thúc đẩy con người biết làm việc có kế hoạch và việc thực thi ý tưởng sáng tạo sẽ được giải quyết bằng những hành động rốt ráo, quyết chí, quyết tâm. Đó cũng chính là một kỹ năng khá phổ biến của người làm việc chuyên nghiệp mà người sáng tạo chuyên nghiệp không phải là ngoại lệ.
4. Tuần tự và nghiêm túc hành động với ý tưởng:
Nếu phải ứng dụng ý tưởng, hãy lập ra một danh sách những gì cần phải làm và mỗi ngày hãy thực hiện ít nhất một việc trong danh sách đó. Có thể bạn sẽ vất vả khi sở hữu quá nhiều ý tưởng nhưng mọi thứ đều có thể giải quyết nếu chính bạn quyết tâm và thực hiện rốt ráo cho từng ý tưởng.
Không ai phủ nhận những ý tưởng rộng rãi và phong phú của bạn. Với những trường hợp bạn cảm thấy “quá khớp” bởi vì ý tưởng vượt ra ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, hãy đến thư viện tìm đọc sách hữu quan hoặc hỏi người khác, hoặc theo học một khóa chuyên ngành. Mỗi cá nhân có thể gia tăng sự tự tin của mình về ý tưởng đang hành động ấy bằng nhiều nguồn thông tin sao cho thật lý thú và hấp dẫn.
Mỗi ngày, hãy làm điều gì đó liên quan đến ý tưởng của mình. Mở máy vi tính, mở sổ ghi chép và hãy làm một điều gì đó. Mỗi ngày, mỗi ngày và ngay cả dù chỉ để mở ra xem lại những gì ngày hôm qua đã làm, cũng cứ mở ra. Đến cuối tháng, ta sẽ ngạc nhiên trước lượng công việc đã thực hiện. Và đến cuối năm thì chúng ta sẽ sững sờ vì những đóng góp và những thành phẩm mà mình có được.
6. Hãy chuyển giao nếu có thể
Có đôi lúc, bạn phải đặt câu hỏi và tự trả lời rằng bạn thực sự tin vào ý tưởng của mình không? Câu hỏi sẽ được bạn trả lời một cách mạnh mẽ. Vậy tại sao lại để cho người khác chỉ suy nghĩ và gia công chúng chừng một phần mười công sức bỏ ra, tại sao lại để họ cản trở mình? Tiến công đi chứ và bằng hết sức mình, bạn sẽ thành công một cách đúng nghĩa.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bạn cảm thấy chính bản thân bạn không quyết chí hành động với ý tưởng ấy, bạn vẫn có thể hành động mới với ý tưởng ấy bằng cách chuyển giao. Đừng lo lắng vì đó là cách hành động cũng có ý nghĩa với đứa con tinh thần của bạn. Hãy cho đứa con ấy lớn lên bằng hành động này hay hành động khác nhưng tất cả đều phải thực sự hữu ích với chúng.
6. Học chữ nhẫn
Ai ai cũng có chuyện để kể về việc tìm ra ý tưởng của mình cho một dự định đầu tư hoặc cho một sản phẩm mới, hoặc cho một dịch vụ mới, hoặc một chương trình khuyến mãi, hoặc một cơ hội cho… nhưng tiếc thay họ lại không bao giờ làm nên điều gì với ý tưởng đó mà đôi khi còn để người khác “đánh cắp” mất ý tưởng để làm giàu từ đó. Chắc chắn là ta đã từng biết và từng nghe về những chuyện như thế.
Những ý tưởng vụt mất tầm tay hoặc những hành động bị ngưng trệ chỉ vì nhiều người thiếu hẳn chữ nhẫn. Sự kiên trì và hết lòng về những gì cần
đạt được sẽ đạt được thông qua hành động. Chữ nhẫn làm cho người sáng tạo quyết tâm hành động. Chữ nhẫn làm cho người chuyển từ ý tưởng sáng tạo sang hành động biết kiên trì và không bi quan trước những thách thức và những áp lực nảy sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Xuân Bảo, Hãy vượt qua tính ì tâm lý, NXB GD, 2006
2. Dương Xuân Bảo, Những mẩu chuyện về phương pháp luận sáng tạo, NXB GD, 2006
3. Phan Dũng, Phương pháp luận tư duy sáng tạo, NXB TP HCM, 1998 4. Jack Foster, Bí quyết sáng tạo, Nguyễn Minh Hoàng (biên dịch), NXB
Trẻ, 2005
5. Trần Kiều (chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB CTQG, 2005
6. Lê Nguyên Long, Hãy trở thành người thông minh tài trí, NXB GD, 2006 (tái bản)
7. Michael Michalko, Đột phá sức sáng tạo - Bí mật của những thiên tài sáng tạo, NXB Tri thức, 2006
8. Nhóm Eureka, Bốn mươi thủ thuật sáng tạo, NXB Trẻ, 2007
9. Huỳnh Văn Sơn và nhiều tác giả, Phương pháp tổ chức giáo dục -Tư duy sáng tạo, Trường Đoàn Lý Tự Trọng, 2004
10. Huỳnh Văn Sơn, Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo, 2004 11. Huỳnh Văn Sơn, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB GD, 2009 12. Nguyễn Huy Tú, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, Viện KHGD, 2000 13. Nguyễn Huy Tú, Tài năng - quan niệm, nhận dạng và đào tạo, NXB GD,
2004
14. Nguyễn Hữu Thụ, Tâm lý học tuyên truyền quảng cáo, NXB ĐHQGHN, 2006
15. Trần Trọng Thủy, Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB GD, 1992
16.Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005) Khơi dậy tiềm năng sángtạo, NXB GD
17. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP HN, 1999
18. Đức Uy, Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, 1999 19. Dorothy Cohen, Advertising, Hofstra University, 1988 20. Guilford J.P, Creative American Psychologist, 1950
21. Getzels. J anhJackson. P, Creativity and inteligence: Explorations with gifted student, NewYork, 1962.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ……….……….2
CHƯƠNG 1. THẾ NÀO LÀ MỘT Ý TƯỞNG……….5
I. Ý tưởng và ý tưởng sáng tạo………..…….5
II. Sức mạnh của ý tưởng ………..17
III. Ngọn nguồn của ý tưởng ……….20
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ Ý TƯỞNG ƯƠM MẦM………..27
I. Điều kiện để ý tưởng ươm mầm ………27
II. Một số điều kiện để ý tưởng được phát kiến ………...……29
CHƯƠNG 3. CÁC CON ĐƯỜNG ĐI TÌM Ý TƯỞNG…………43
I. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng hình ảnh...43
II. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng sự kích hoạt ...56
III. Những con đường sáng tạo ý tưởng bằng sự chế biến ......72
IV. Những con đường sáng tạo ý tưởng toàn phần...99
CHƯƠNG 4. BIẾN Ý TƯỞNG THÀNH HÀNH ĐỘNG ...124
I. Những cản trở trong việc chuyển ý tưởng thành hành động...124
II. Biến ý tưởng thànhhành động………...126