I. NHỮNG CẢN TRỞ TRONG VIỆC CHUYỂN Ý TƯỞNG THÀNH HÀNH ĐỘNG: THÀNH HÀNH ĐỘNG:
Con người luôn có thể “sản sinh” ra những ý tưởng. Tuy nhiên, hành trình đi tìm ý tưởng không phải dễ dàng theo kiểu có thể thực hiện được nếu những ông chủ của ý tưởng cứ chần chừ và không biết chuyển ý tưởng thành hành động. Việc cản trở ý tưởng chuyển thành hành động sẽ làm cho mọi vấn đề sẽ trở nên phức tạp và đôi lúc ý tưởng chưa chắc được trở thành ý tưởng, chứ đừng nói đến chuyện trở thành hành động.
Có thể đề cập đến những yếu tố hay những điều kiện sau có thể cản trở quá trình chuyển ý tưởng thành hành động:
Thứ nhất, tâm lý lo sợ và mặc cảm là yếu tố đầu tiên cản trở việc xuất hiện và thực thi những ý tưởng. Không ít người cảm nhận rằng mình đang có một ý tưởng nhưng lo ngại rằng ý tưởng này sẽ bị phản đối hoặc ý tưởng này sẽ không được chấp nhận. Từ đó, sự lo lắng sẽ đánh rơi những ý tưởng đang được tượng hình. Ngay cả khi ý tưởng đã manh nha, cũng vì mặc cảm và thiếu hẳn niềm tin, chính chủ thể sẽ để ý tưởng chết mòn trong vô vọng hoặc thậm chí trở nên “trễ tràng” khi đã có một ý tưởng khác được soi sáng hay bước ra ánh sáng. Cũng không thể không đề cập đến sự mặc cảm có thể làm cho cá nhân giấu nhẹm ý tưởng mãi trong ký ức rất mông lung và mọi thứ trở nên lãng phí khi ý tưởng ấy chưa bao giờ có cơ hội công bố và chủ thể cũng không có niềm tin để biến nó thành sự thật hay một kết quả hữu hình bằng hành động.
Thứ hai, sự đòi hỏi một cách quá chi tiết và đầy đủ về điều kiện xung quanh để thực thi ý tưởng sẽ làm cho ý tưởng mãi mãi trở thành những thách thức và rồi mọi thứ sẽ chìm vào quên lãng. Thông thường, khi có một ý tưởng không ít người cứ than vãn rằng ý tưởng thì quá tốt nhưng điều kiện thực hiện thì lại quá hạn chế nên khó có thể làm cho ý tưởng này tỏa sáng. Nhu cầu chờ đợi và thói quen kiên nhẫn trong những trường hợp cụ thể lại thực sự không có giá trị và mọi thứ sẽ trở nên “giậm chân tại chỗ”. Trong khi ý tưởng mới sẽ có thể trở nên cũ và những ý tưởng cũng chỉ có một thời gian nhất định để tỏa sáng sẽ làm cho mọi thứ trở nên mất lửa nếu như ý tưởng không được thực thi. Thế mới thấy việc mong chờ một cách đầy đủ và trọn vẹn về những điều kiện để biến ý tưởng thành hành động xem chừng có vẻ thiếu tính thực tế mà đôi lúc lại trở nên rất lãng phí...
Thứ ba, một vài đặc điểm về tâm lý của chính mình như không chấp nhận cái mới, khó có thể thay đổi những thói quen cũ, những hành động quen thuộc làm cho ý tưởng cũng chỉ tồn tại ở ý tưởng hoặc hành động tạo ra ý tưởng bị nghẽn ở một điểm nào đó. Đấy có thể là một trong những đặc điểm tâm lý làm cho hành động thực thi ý tưởng thiếu hẳn những động lực hay những điểm đến an toàn. Thử hình dung rằng nhiều người trong chúng ta có thói quen dùng một kiểu sản phẩm nào đó và dù không hài lòng về nó nhưng việc thay đổi thì chính chúng ta cũng không muốn. Hay ngay cả khi biết rằng sản phẩm mới đã cải tiến nhưng sự nghi ngờ vẫn xảy ra và những giả định rằng không biết sản phẩm này thực sự có hiệuquả hay không sẽ làm cho khá nhiều người đẩy quá trình biến ý tưởng thành hành động sẽ trở nên “chơi vơi”. Ở một góc độ khác, cũng dễ dàng nhận ra rằng thói quen không chấp nhận cái mới sẽ làm cho chính mình trở nên ì và việc tạo ra những cái mới dễ dàng trở thành thách thức tối thượng và chính con người cũng không cảm nhận cái mới một cách đúng nghĩa để sử dụng nó...