Gia ñình và việc chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)

1.5.1. Mc tiêu

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ nhằm cải thiện tình trạng phát triển của trẻ ở các lĩnh vực: Thể chất (khả năng di chuyển, vận ñộng, nhìn và nghe,...), trí tuệ (khả năng nhận thức và tiếp thu), ngôn ngữ (khả năng hiểu lời, nói ra và diễn tả), quan hệ (khả năng tiếp xúc và chấp nhận người khác), thích ứng (khả năng tự phục vụ ăn, uống, tắm rửa và tự giúp mình). Đồng thời công tác cũng giúp cho các phụ huynh: Giải ñáp những thắc mắc về những vấn ñề trong sự phát triển của trẻ; hiểu và gần gũi với trẻ ñúng mức và hợp lý hơn.

1.5.2. Ni dung

Mục tiêu lớn nhất trong công tác giáo dục trẻ tự kỷ không phải là việc dạy chữ, dạy toán và giúp trẻ có thể theo học ở các trường bình thường. Mà chúng ta cần phải

giúp trẻ có ñược những kỹ năng cần thiết ñể có thể thích nghi với môi trường xung quanh, ñây là một ñiều không ñơn giản trong suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, vì họ luôn trông ñợi ở ñứa con của mình có ñược những kiến thức giống như các bạn cùng trang lứa, và ñó là ñiều khiến cho họ hao tổn rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc ñể tìm kiếm khắp mọi nơi. Có thể nói, các phụ huynh ñó muốn dạy cho trẻ cái họ cần chứ không phải giúp cho trẻ ñiều nó muốn, và vì thế sau một thời gian rất nỗ lực, mà kết quả lại không ñạt ñược bao nhiêu.

Vì vậy, trong chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ cần tập trung vào các nội dung rèn luyện kỹ năng, giúp cho trẻ có thể thích nghi với cuộc sống.

1.5.2.1. Phát triển thể chất

Phát triển thể chất giúp trẻ tự kỷ có cơ thể khoẻ mạnh, cân ñối, có khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường. Thông qua các trò chơi Tâm lý vận ñộng, trẻ sẽ trở nên khéo léo hơn và giải tỏa ñược những ức chế tâm lý. Việc phát triển kỹ năng vận ñộng cho trẻ, ngoài việc tham gia các giờ sinh hoạt Tâm vận ñộng (một buổi/ tuần) thì các em cũng có thể phát triển qua việc: Leo lên, bước xuống cầu thang, ném banh (hay ném quần áo vào giỏ !) ñá banh, tập ñi xe ñạp (3 bánh và 2 bánh) tập bơi… và tập làm các ñồ chơi ñơn giản. Cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi với trẻ qua ñó phát triển vận ñộng tăng cường thể lực.

Giáo dục thể chất có mối quan hệ với các nôi dung giáo dục khác như: giáo dục nhận thức, giáo dục giao tiếp. Vì vậy thông qua phát triển thể chất cho trẻ tự kỷ cha mẹ có thể tăng khả năng hiểu biết của trẻ về môi trừơng xung quanh và phát triển khả năng tương tác của trẻ ñối với mọi xung quanh

1.5.2.2. Phát triển kỹ năng nhận thức

Trong môi trường gia ñình vịêc phát triển khả năng nhận thức là rất quan trọng. Trẻ không chỉ học các chữ cái và số mà còn nhận thức về môi trường xung quanh trẻ. Trẻ học mọi thứ từ cái trẻ thích nhất ñến cái trẻ quen thuộc gần gũi nhất và tiếp ñến là cái bên ngoài xã hội.

1.5.2.3. Hình thành kĩ năng thích ứng

Hầu hết các trẻ tự kỷ không thể tự chăm sóc bản thân, còn phụ thuộc vào gia ñình, khó có thể thích nghi với môi trường xung quanh. Điều này tăng thêm gánh nặng cho cha mẹ trẻ, ñồng thời ñó chính là rào cản ngăn trẻ hoà nhập cộng ñồng. Hình thành kĩ năng thích ứng sẽ giúp trẻ tự kỷ có thể thích nghi với cuộc sống bên ngoài.

Dựa vào thang ño hành vi thích ứng ABS-2, nội dung hình thành kĩ năng thích ứng gồm các lĩnh vực: hoạt ñộng ñộc lập, phát triển thể chất, hoạt ñộng kinh tế, phát triển ngôn ngữ, số và thờii gian, hoạt ñộng hướng nghiệp, tự ñiều khiển, trách nhiệm, xã hội hoá, ứng xử xã hội, tuận lệnh, mực ñộ tin cậy, các hành vi rập khuôn- hiếu ñộng, liên kết xã hộivà hành vi quấy rối cá nhân. Cha mẹ có thể tuỳ thuộc vào khả năng và nhu cầu của trẻ mà chọn lực mục tiêu phù hợp cho trẻ.

Bên cạnh ñó chúng ta giúp trẻ tham gia vào các hoạt ñộng hàng ngày như làm việc nhà, phụ mẹ nấu nướng, phụ bố sắp xếp phòng ốc.. Điều ñó giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân và cảm nhận ñược vị trí của mình trong gia ñình.

1.5.2.4. Xây dựng các kỹ năng xã hội

Kĩ năng xã hội là những kĩ năng ñi cùng với kĩ năng giao tiếp, giúp trẻ có sự tác ñộng qua lại với những người xung quanh.

Các nhà khoa học ñã chứng minh rằng trẻ mắc hội chứng Tự kỉ bị khiếm khuyết “lý thuyết tâm trí”, nghĩa là trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc, suy nghĩ, dự ñịnh, tình cảm… của người khác. Vì vậy, trẻ không thể hoặc không biết cách phản ứng lại một cách phù hợp trong khi giao tiếp hay vui chơi, hoạt ñộng cùng các bạn. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên lạc lõng, tự ti và khó hoà nhập vào môi trường lớp học nói riêng và môi trường cộng ñồng nói chung. Cần tập cho trẻ biết giao tiếp một cách bình thường với những người chung quanh trong khi ñi chơi các nơi công cộng và học các tình huống giao tiếp xã hội thông qua các bài tập cũng như các trò chơi sắm vai.

1.5.2.5. Phát triển khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ

Kỹ năng giao tiếp là ñiều cơ bản góp phần vào quá trình phát triển cho một ñứa trẻ, những khó khăn do khả năng giao tiếp hạn chế sẽ tạo nên những tổn thất khá lớn về tâm sinh lý. Vì vậy phụ huynh cần hết sức quan tâm ñể tạo ra những ñiều kiện thuận lợi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Trẻ có thể sử dụng các hình thức giao tiếp không lời ñể tạo ra sự thông hiểu nơi bố mẹ, và khi bố mẹ tỏ ra không quan tâm ñến ý nghĩa của các dấu hiệu này, trẻ sẽ không muốn giao tiếp nữa, và như thế trẻ sẽ không thích nói nữa.

Vì vậy, bố mẹ trước tiên phải chú ý ñến ý nghĩa của các ngôn ngữ không lời, không phải ñể ñáp ứng , vì như vậy trẻ cũng không cần sử dụng ñến lời nói nữa. Sự quan tâm ở ñây là hiểu trẻ muốn gì, và sau ñó trao ñổi, diễn giải ý muốn của trẻ ra bằng lời nói.

Ví dụ: Trẻ dơ tay chỉ về phía bàn nước – Mẹ : À, con muốn uống nước! Con muốn uống nước phải không? Mẹ sẽ lấy cốc cho con, ñây mẹ rót nước vào cốc này.

Trẻ cũng có thể không nói, nhưng sẽ gây ra những tiếng ñộng ñể tạo sự chú ý, trong trường hợp này, ta cũng cần phải diễn giải và xem phản ứng của trẻ, chấp nhận (diễn giải ñúng) hay không chấp nhận (diễn giải sai) sự diễn giải của bố mẹ.

Chúng ta ñừng ñòi hỏi một trẻ chậm nói phải ñáp trả ngay, các câu hỏi hay sự diễn giải của mình, chỉ cần trẻ hiểu là bố mẹ có quan tâm ñến trẻ, trẻ hiểu ñược những từ (uống nước – cái ly…) ñáp ứng ñúng nhu cầu của mình là ñủ. Trẻ sẽ dần dần lĩnh hội và sẽ ñáp ứng sau một thời gian (ñôi khi cũng khá dài – ñừng lo lắng, nôn nóng)

Trong các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày, chúng ta sẽ giúp trẻ biết tự làm từng bước một, các hoạt ñộng từ dễ tới khó, từ ñơn giản cho ñến tương ñối phức tạp trong các kỹ năng về ăn uống (biết cách dùng thìa, ñũa, biết lau miệng và có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau) Trẻ cần ñược nhìn cách người khác ăn, vì thế nên cho trẻ ngôì ăn chung với bố mẹ, anh chị…mặc dù ñiều ñó có thể gây ra một vài ñiều phiền phức, gây ñổ vỡ, trở ngại…nhưng ñó là những kinh nghiệm mà trẻ cần phải ñược trải nghiệm, với ñiều kiện bố mẹ phải giữ ñược sự bình tĩnh, vui vẻ và kiên nhẫn ! Trẻ cũng cần ñược học cách ñi vệ sinh, tự tắm rửa, cách lau mặt, cách mặc quần áo ( học cởi ra trước khi học mặc vào ! học mặc áo trước khi học mặc quần) Cách mang giầy, xăng – ñan, mang vớ (bí tất).

Tóm lại, với trẻ có nhu cầu ñặc biệt nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng thì mọi ñiều trong cuộc sống thường nhật ñều phải học và học một cách liên tục từ ngày này qua ngày khác cho ñến khi ñạt ñược, trong khi trẻ bình thường có thể tự học hay chỉ cần chỉ dẫn một vài lần.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ tại gia đình ở thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)