Sự phân biệt giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở lứa tuổi vị thành niên qua ph ơng pháp giáo dục của cha và mẹ :

Một phần của tài liệu Thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên (Trang 71 - 82)

IV. ảnh hởng của bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên và sự phân

4.2. Sự phân biệt giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở lứa tuổi vị thành niên qua ph ơng pháp giáo dục của cha và mẹ :

Các cá nhân ngay từ khi sinh ra cho đến khi trởng thành và trong suốt cả cuộc đời luôn gắn liền với quá trình học hỏi và đóng vai. Quá trình này đồng nghĩa với quá trình xã hội hoá hay nói một cách chính xác nhất thì đó chính là quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Xét dới góc độ giới thì quá

trình xã hội hoá vai trò giới chính là quá trình mà con trai, con gái học hỏi những chuẩn mực, quy tắc và đóng những vai trò xã hội phù hợp với giới tính của mình là phụ nữ hay nam giới, phù hợp với những gì mà xã hội mong đợi. Các nhà xã hội học theo quan điểm học hỏi xã hội nh T.Parson và Anndrecva cho rằng giai đoạn trong gia đình là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành bản sắc giới của mỗi cá nhân. Môi trờng gia đình đợc coi là môi trờng xã hội hoá vai trò giới đầu tiên và quan trọng của mỗi cá nhân. Trong gia đình, vai trò giới và bản sắc giới biểu hiện một cách cụ thể và rõ ràng nhất trong các hoạt động sống của gia đình, trong quan hệ ứng xử giữa cha mẹ - những đại diện tiêu biểu cho hai giới. Con trai và con gái qua những hoạt động, những quan hệ ứng xử ấy hình thành những quan niệm và cách nhìn nhận về vai trò và bản sắc giới. Bên cạnh đó, sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ qua những nội dung giáo dục về chuẩn mực đạo đức, qua những phơng pháp giáo dục về khuôn mẫu, hành vi ứng xử đối với con cái sao cho phù hợp với giới tính cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hình bản sắc giới cho con cái. Khi trẻ còn nhỏ, việc định hình bản sắc giới cho con cái biểu hiện qua việc chọn đồ chơi, may quần áo cho con . . . Còn ở giai đoạn vị thành niên, khi trẻ đã có đợc nhận thức sâu sắc về Giới và Giới tính của mình thì sự giáo dục của cha mẹ trở nên cụ thể hơn, đi sâu hơn trong các nội dung giáo dục và có sự phân biệt hơn trong phơng pháp giáo dục thông qua việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên. ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ thờng có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Trong nghiên cứu này không đề cập đến khía cạnh phân biệt đối xử u tiên cho con trai hay con gái hơn mà chỉ muốn xác minh sự ảnh hởng của yếu tố bản sắc giới trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên qua sự phân biệt cách giáo dục cho con trai và con gái của các bậc cha mẹ. Trong bất kỳ một xã hội nào sự phân định cơ bản về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới đều giống nhau. Trong xã hội truyền thống, đã là nam giới thì cần phải mạnh mẽ, chủ động, năng nổ, xốc

vác để phù hợp với vai trò của một ngời trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội. Còn một ngời phụ nữ đợc coi là nữ tính thì phải có sự dịu dàng, mềm yếu, nhạy cảm và phục tùng các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Những đặc điểm, phẩm chất đợc quyết định cho mỗi giới là bất di bất dịch trong xã hội truyền thống. Ngày nay, khi xã hội đã phát triển, có những phẩm chất, tính cách vốn chỉ có ở nam giới thì xã hội cũng đòi hỏi phải có ở nữ giới và ngợc lại. Nói cách khác là đã có sự giao thoa về bản sắc giới giữa nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những đặc điểm, phẩm chất cơ bản đợc coi là đặc trng nhất thì vẫn đợc bảo lu và mong đợi nhiều hơn ở giới này hay ở giới kia. Xã hội vẫn mong đợi nhiều hơn ở nữ giới sự dịu dàng, ý tứ và mong đợi nhiều hơn ở nam giới sự mạnh mẽ, cơng quyết. Bởi vậy mà các bậc cha mẹ vẫn phân biệt những nội dung giáo dục đạo đức riêng cho con trai và con gái ngay cả trong phơng pháp giáo dục cũng có sự phân biệt giới tính nh vậy.

Song song với sự định hình tính cách ở tuổi vị thành niên thì sự phân biệt về giới tính cũng định hình rõ. Con trai có tính cách mạnh mẽ hơn con gái nên đối với con trai cần phải nghiêm khắc hơn, cứng rắn hơn trong cách giáo dục còn ở con gái, cách giáo dục có sự mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn.” Khi đợc hỏi “ Ông bà có sự phân biệt trong cách giáo dục giữa con trai và con gái không và sự phân biệt đó nh thế nào?”, Ông N.Q.T , 45 tuổi, là bộ đội đã bày tỏ quan điểm của mình về sự phân biệt trong cách giáo dục con trai và con gái của mình. Một ý kiến khác cũng tơng tự nh vậy:

Về giáo dục chung thì giống nhau nhng phơng pháp giáo dục phải khác nhau vì một bên là phái mạnh, một bên là phái yếu. Đối với con trai thì cha mẹ phải dạy bảo một cách trực tiếp, con trai mạnh mẽ thì có thể mắng, có thể nói nặng lời thậm chí những gia đình nào nghiêm khắc thì có thể đánh con nữa. Nhng đối với con gái thì phải dạy bảo gián tiếp vì con gái yếu đuối , nhạy cảm cả về thể lực lẫn tâm hồn nên cần phải dạy bảo sự dịu dàng, ý tứ qua những lời khuyên và tâm sự. Về khoản này thì tôi thấy

mẹ hợp hơn cha” (Ông N.V.A 47 tuổi, Hoạ sĩ thiết kế, Đài Truyền Hình Việt Nam),

trong việc giáo dục con cái, có việc thì phân biệt, có việc thì không, ví dụ nh với con trai phải mắng quát nhiều hơn, phải cấm đoán và ra lệnh vì con trai nh thờng khó bảo hơn con gái còn con gái thì cha mẹ phải khuyên bảo, phân tích cho những điều không nên làm và điều nên làm” ( Chị B.M.T, 39 tuổi, Viên chức Nhà nớc, phờng Thịnh Quang, Hà Nội). Các ý kiến trên cho thấy sự phân biệt trong phơng pháp giáo dục đạo đức cho con trai và con gái ở tuổi vị thành niên đều xuất phát từ sự khác nhau trong những đặc điểm, phẩm chất giới gọi chung là bản sắc giới của nam giới và nữ giới. Đối với mỗi giới, cha mẹ cho rằng cần phải có những phơng pháp giáo dục riêng sao cho phù hợp với những đặc điểm, phẩm chất đó.

Các bậc cha mẹ đợc hỏi đều có con trong độ tuổi vị thành niên nên trong quan niệm về khác biệt giới còn có cả nhận thức về những đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này. Đó là một nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt ph- ơng pháp giáo dục đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái ở tuổi vị thành niên. họ cho rằng tuy cùng trong một giai đoạn phát triển nhng lại có sự khác nhau trong từng thời điểm và cấp độ. Đối với con gái, sự phát triển tâm lý và cơ thể thờng diễn ra ngay từ những năm đầu của tuổi vị thành niên thậm chí còn sớm hơn một đến hai năm. Còn ở con trai, những biến đổi tâm sinh lí lại diễn ra muộn hơn con gái, thờng là 2 đến 3 năm sau khi bắt đầu bớc vào tuổi vị thành niên. nhận thức đợc cả sự quan trọng của việc định hình và sự khác biệt về bản sắc giới cũng nh sự phát triển không đồng đều về mặt tâm lý và sinh lý giữa con trai và gái nên các bậc cha mẹ cho rằng cần phải có những cách giáo dục riêng đối với con trai và con gái.

“ .. trong tuổi vị thành niên, biến đổi tâm sinh lý của con trai và con gái là khác nhau, theo tôi cũng cần phải áp dụng những phơng pháp khác nhau trong việc dạy dỗ con cái. đối với con trai thì cần phải định hớng

bằng những mệnh lệnh còn với con gái thì cần phải định hớng sớm hơn con trai bầng cách phân tích, khuyên bảo nhẹ nhàng, nhng lại thấm sâu vào trong suy nghĩ của nó..”

( Bà V.K.O, 43 tuổi, công tác tại Ngân hàng Ngoại Thơng)

Theo tôi, con trai và con gái có giới tính khác nhau, có nhận thức khác nhau, tiếp thu theo các phơng thức khác nhau và thể hiện tính cách cũng khác nhau. vả lại ở tuổi này chúng đã tự coi mình là ngời lớn, đòi hỏi cha mẹ phải tôn trọng mình vì thế mà cha mẹ phải là những ngời bạn lớn của con mình, phải hiểu đợc những diễn biến trong tâm lý và tính cách của con mình để giáo dục. Muốn giáo dục cho con trai thì cần phải kết hợp cả phân tích khuyên bảo nhng lại phải nghiêm khắc, dứt khoát, vừa mềm mỏng lại vừa có uy lực. Con gái thì dễ bảo hơn, tình cảm hơn nên cần phải nhẹ nhàng tâm sự, hớng dẫn cho con những cách ứng xử đúng mực..”

( Ông N.V.T, 50 tuổi, Buôn án, phờng Thịnh Quang, Hà Nội)

Các bậc cha mẹ đều cho rằng, đối với mỗi giới thì cần phải có những phơng pháp giáo dục phù hợp với bản sắc giới để có thể giúp trẻ định hình một cách rõ nết về những đặc điểm phẩm chất giới của mình. Yếu tố bản sắc giới đã ảnh hởng dẫn đến cả phơng pháp giáo dục mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục cho những đứa con trai và những đứa con gái trong tuổi vị thành niên của mình.

Các nhà Xã hội học nghiên cứu về giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hóa vai trò cũng nh trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em.

Mặc dù ngời cha chỉ tham gia “vai phụ” trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên. Nhng khi điều tra về sự phân biệt trong giáo dục đối với con trai và con gái thì số liệu thu thập đợc lại cho thấy rằng xu h- ớng ngời cha có phân biệt trong việc giáo dục đạo đức đối với con cái ở tuổi vị thành niên lại nhiều hơn ở ngời mẹ. Có một sự khác biệt về giới trong hiện

tợng này. nhìn vào biểu đồ dới đây ta thấy tỉ lệ % nam giới phân biệt con trai và con gái trong việc giáo dục đạo đức 64.1% gần gấp đổi so với tỉ lệ % nữ giới phân biệt giới tính của con trong việc giáo dục đạo đức 35.9% trong số những ngời trả lời là có phân biệt một lần nữa trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên ở các gia đình đô thị lại có mặt của yếu tố bản sắc giới.

Các nhà Xã Hội Học nghiên cứu về Giới đã chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong quá trình xã hội hoá vai trò cũng nh trong việc định hình bản sắc giới cho trẻ em. Trong quá trình này, ngời cha lại có ảnh hởng mạnh hơn ngời mẹ. Một nghiên cứu dựa trên phân tích 39 tài liệu về xã hội hoá vai trò giới ở trẻ em đã chỉ ra rằng sự đối xử của ngời cha đối với con cái rất có ý nghĩa trong khi đó sự đối xử của ngời mẹ không có nhiều ý nghĩa trong việc định hớng vai trò giới và bản sắc giới cho một đứa trẻ. Những đặc điểm phẩm chất giới của nam giới và nữ giới quyết định việc đối xử với con trong quan hệ cha, mẹ với con cái. đồng thời nó cũng quyết định việc định h- ớng cho con cái trong những hoạt động giải trí hay trong những hoạt động học tập do quan niệm của ngời cha về một đứa con trai là phải có tính cách mạnh mẽ, cứng rắn do đó ngời cha thờng khuyến khích con trai chơi những

bieu do 21: tuong quan gioi-phan biet gioi tinh cua con

64.1 35.9 35.9 34.2 65.8 0 10 20 30 40 50 60 70 nam nu gioi tinh % co khong

trò chơi mạo hiểm, phiêu lu và ngời cha sẽ có phản ứng mạnh nếu nh nó chơi những trò chơi của con gái. Ngợc lại, trong tâm trí của ngời mẹ chỉ cần con cái đợc khoẻ mạnh, bình yên là đủ do đó mà ngời mẹ thờng không muốn cho con chơi những trò chơi mạo hiểm và dù con trai có chơi trò chơi của con gái hay con gái chơi trò chơi của con trai đều không quan trọng. Hay trong việc giáo dục đạo đức con cái, ngời cha luôn là ngời có quyền uy cao nhất, có tính cách mạnh mẽ cho nên ngời cha thờng chú ý đến những đức tính thể hiện sự nam tính để giáo dục con trai và cách giáo dục con trai cũng thể hiện sự cứng rắn và nghiêm khắc. Chính vì sự đối xử của cha có ý nghĩa đối với con cái nên dới sự giáo dục đặc trng trong nội dung và phơng pháp của ngòi cha nh vậy mà đứa con trai sẽ chịu ảnh hởng rất lớn từ ngừời cha; sẽ học hỏi những phẩm chất, tính cách của ngời cha. Nh đã phân tích ở trên số liệu đã thu thập đợc trong quá trình điều tra biểu hiện xu hớng cha có sự phân biệt giáo dục đạo đức đối với con trai và con gái trong độ tuổi vị thành niên nhiều hơn mẹ. Bên cạnh đó, những phỏng vấn sâu vừa nêu trên cũng biểu hiện quan niệm về sự phân biệt rất rõ ràng bản sắc giới của con trai và con gái. Những ngời cha khi đợc hỏi đã trình bày rất cụ thể những đặc tính của một ngời con gái đợc coi là nữ tính, những đặc tính đó đối lập hẳn với đặc tính của một đứa con trai. Cũng từ đó mà ngời cha đã phân biệt rõ ràng từng nội dung giáo dục và cách thức giáo dục cho con gái nh thế nào để con gái có thể cảm nhận một cách đúng đắn về giới mà mình thuộc về hay nói cách khác là có thể định hình đúng bản sắc giới của mình. Với một ngời cha nh vậy thì những đứa con trai sẽ thể hiện rõ nam tính còn những đứa con gái sẽ thể hiện rõ nữ tính của mình. Ngợc lại hẳn với ngời cha, ngời mẹ đối xử hay giáo dục đứa con bằng tình yêu thơng của mình. Tình yêu thơng đó nếu đúng mực thì những đứa con đó sẽ đợc hởng một sự chăm sóc chu đáo nhng nếu ngòi mẹ yêu thơng con một cách quá mức thì tình yêu thơng đó sẽ trở nên vị kỷ, gây ra một sức ép, áp lực đối với con cái tạo ra cho những đứa con một t thế luôn luôn ở trong

vòng tay của mẹ. Những đứa con sẽ trở nên yếu đuối, không phát triển đợc một cách tự nhiên, không có đợc sự cọ xát ở bên ngoài xã hội, ít có sự tiếp xúc cả hai giới. Kết qủa của nó là ở những đứa con, cả phần nam tính và nữ tính đều bị mờ nhạt mà nh chúng ta đã biết, sự giao tiếp đầy đủ với cả hai giới sẽ làm cho đứa trẻ nhận thức đợc một cách đúng đắn về giới tính của mình, giúp cho đứa trẻ định hình một cách nhanh chóng những yếu tố thuộc về bản sắc giới, vai trò giới của mình. Có thể nói yếu tố bản sắc giới có ảnh hởng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên của các bậc cha mẹ. Giáo dục đạo đức trong gia đình là một quá trình nối tiếp và diễn ra liên tục. Trong quá trình này từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữa ngời trên và ngời dới, giữa cha mẹ và con cái ta luôn thấy sự có mặt của yếu tố bản sắc giới. Nó xuất hiện ở ngay đầu quá trình giáo dục ảnh hởng, chi phối đến nội dung, cách thức giáo dục trong suốt quá trình và một lần nữa lại xuất hiện ở cuối quá trình giáo dục. Bản sắc giới vừa đóng vai trò là nguyên nhân, vừa đóng vai trò là kết quả.

Ch

ơng III: Kết luận - giải pháp - khuyến nghị I. Kết luận:

Cho đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 này, nhân loại trên thế giới đã chứng kiến rất nhiều bớc phát triển nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nh KHKT, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, T tởng. Hoà chung với sự tiến bộ của toàn nhân loại, đất nớc ta cũng đang trên đà tiến lên

Một phần của tài liệu Thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w