Chăn nuôi lợn luôn phải đối mặt với lượng chất thải rất lớn và mùi khó chịu. Nguyên nhân là do lợn thải khoảng 2 kg phân /con/ngày nhưng hiện naychăn nuôi lợn với quy mô công nghiệp, lượng thức ăn tinh nhiều nên phân thường có mùi hôi nồng nặc, rất khó chịu. Chưa kể chất độn chuồng trong chăn nuôi lợn không được xử lý triệt để sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đàn lợn và đặc biệt là sức khỏe người chăn nuôi, dân cư xung quanh đồng thời ảnh hưởng tới thành phần cơ giới đất, gây hiện tượng phì dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm, ô nhiễm không khí,...
Do những yêu cầu cấp thiết đó cần phải có những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của việc xử lý chất thải trong chăn nuôi.
Trước hết nên tổ chức các lớp tập huấn về việc sử dụng công nghệ biogas trong xử lý chất thải, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân nơi đây.
Đã có nhiều biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn như phương pháp sử dụng khí sinh học bằng hầm Biogas, ủ phân yếm khí,... nhưng mỗi phương pháp đều có những nhược điểm của nó nên chưa thực sự giải quyết triệt để và thuận tiện trong việc sử dụng. Hiện có một phương pháp được giáo sư Ngô Kế Sương (Viện Sinh học nhiệt đới) cùng các cộng sự giới thiệu với nhiều điểm ưu việt. Đây là phương pháp không hề sử dụng hóa chất, hoàn toàn dựa vào sự lọc tự nhiên nhờ vào vai trò của các vi sinh vật dựa trên sự thiết kế các bể lọc để chất thải tự chảy qua từng khâu xử lý nhằm giảm dần sự ô nhiễm, cuối cùng là có thể tái sử dụng sản phẩm an toàn.
Đầu tiên phải thu gom phân, nước tiểu, nước rửa chuồng và nước tắm lợn vào một bể lớn. Trong bể này, các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí sẽ phân huỷ một phần chất thải rắn trong phân. Việc phân huỷ này sẽ tạo thành một màng vi sinh cùng với chất thải rắn nổi lên, vớt lọc chất thải này, phơi khô để có thể làm phân bón cho cây trồng rất tốt.
Nước thải còn lại được bơm vào hệ thống xử lý sinh học kỵ khí gồm 14 túi lọc có giá thể bên trong để vi sinh vật có khả năng phân huỷ chất hữu cơ trong nước thải nhanh hơn.
43
Tiếp đến nước thải được xử lý sinh học hiếu khí bằng cách phun mưa trong một bể có sức chứa 192 m3để loại Ammoniac và một phần COD còn lại.
Sau cùng nước thải chảy vào hồ có các loài sinh vật như bèo cám, lục bình, tảo... hút thu các chất lơ lửng, vụn hữu cơ,... tạo cho nguồn nước trong hồ trở nên ổn định, đạt tiêu chuẩn nước thải loại B, có thể tưới tiêu cho nông nghiệp. (Theo Khoa Học Kỹ Thuật – Ngọc Trang).
Dưới đây là một số kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn ở một số trang trại chăn nuôi quy mô lớn trong và ngoài nước.
- Thực hiện dọn phân khô trước khi dùng nước để xối, cọ rửa tắm trâu bòvệ sinh
chuồng trại. Riêng đối với lợn nái sinh sản đang nuôi con cần thực hiện quy trình lợn bài tiết phân ra nên dọn sạch ngay cho vào tải nilon. Còn nước thải cọ chuồng, tắm lợn được dẫn ra hồ, ao nuôi cá hoặc đưa vào hệ thống bể ba ngăn để lọc phân. Các ngăn lọc này thông nhau bằng các lỗ chéo hình chữ chi, các lỗ ở ngãn thứ hai thấp hơn 15 cm so với miệng bể, lỗ của ngăn thứ 2 thông sang ngăn thứ 3 thấp hơn 10 – 15 cm so với miệng bể để ngăn không cho phân trôi đi.
Dùng bể ba ngãn lọc phân thì cứ 2 - 3 ngày phải vớt phân nổi ra nhà ủ phân,cứ một lớp phân dày 10 – 15 cm rắc một lớp vôi bột với đất bột, đến khi phân dày 1,2 - 1,5 m thì dùng rõm rác, cỏ khô nhào với đất bùn trát bao kín ủ yếm khí. Trong quá trình ủ yếm khí phân và chất hữu cơ được phân huỷ sinh ra nhiệt bên trong đống phân tới 60 - 700C có thể diệt được các vi khuẩn, trứng giun sán. Nếu không có nhà ủ thì phơi ráo nước cho vào các bao tải nilon....
Tại các trại nuôi gia cầm cũng được thực hiện dọn phân khô. Xây chuồng kiểu nhà sàn, sàn cao 70 – 80 cm dưới láng nền ximăng, phân gà rơi xuống cứ 2 – 3 ngày dùng bàn trang cào dọn phân rác cho vào các tải nilon. Các bao tải phân đầy dùng dây buộc kín lại xếp vào nơi có mái che hay một góc dưới nền chuồng... để bán cho các trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (cao su, cà phê,...).
- Xây bể chứa phân hủy nước thải tập trung: Hằng ngày dùng vòi phun tắm lợn làm cho phân thối rữa ra trôi xuống cống ngầm và có hệ thống dẫn ra bể chứa. Hoặc xây hầm biogas lớn (40 – 60 m3).
44
- Sử dụng cây có hệ thống mọc tự nhiên: Nơi có địa hình dốc, ruộng bậc thang, đất ruộng thì có thể cho phân và nước thải chảy ra hệ thống ruộng bậc thang 4 bậc, như trang trại lợn hạt nhân của PIC xây dựng ở bang Kentucky Mỹ. Mỗi thửa rộng khoảng 150 m2, trên ruộng trồng các loại cây lác (giống cây niễng ở ta,nhưng không có củ,có bộ rễ chùm phát triển).
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là nước thải lẫn phân được các bộ rễ của các cây lác trên ruộng giữ lại và đến ruộng thứ tư thì trong hoàn toàn. Nước này cho qua một hệ thống lọc được bơm lên bể chứa nước của trại, nước lại được dùng vào sinh hoạt và chăn nuôi.
45
Chương 3 KẾT LUẬN
Qua kết thu thập số liệu cho thấy Hóc Môn ngành chăn nuôi của huyện Hóc Môn đang có xu hướng phát triển rất nhanh nhưng tình trạng xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn chưa được quan tâm. Các hộ chăn nuôi chủ yếu cho chất thải ra môi trường bên ngoài thông qua ao hồ, sông rạch… Việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas chưa được đánh giá cao.
Hiện tại, các hộ chăn nuôi chủ yếu dưới quy mô nhỏ lẻ nên việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ biogas chưa được người dân tập trung thực hiện. Người dân còn khá lạ lẫm với công nghệ biogas nên chưa thể ứng dụng công nghệ này một cách rộng rãi.
Do thói quen và phương thức chăn nuôi truyền thống đồng thời tận dụng chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý nhằm có thêm thu nhập cũng như làm phân bón để giảm chi phí trong nông nghiệp làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân.
Cần có các biện pháp tức thời nhằm giải quyết tình trạng sử dụng chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc tận dụng chất thải chăn nuôi như xử lý chất thải bằng bể lọc sinh học, công nghệ biogas.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Số liệu do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tp. Hồ Chí Minh cung cấp.
2. TS. Hồ Chí Tuấn
3. Ngọc Trang (2008). Giải quyết chất thải trong chăn nuôi lợn theo phương pháp mới. Tạp chí chăn nuôi số 6 – 08.
47
PHỤ LỤC
Bảng Kết quả phiếu điều tra tình hình chăn nuôi ở huyện Hóc Môn
STT Tên thị trấn/Xã Số phiếu điều tra Số lượng vật nuôi Loại vật nuôi Lượng chất thải bình quân Công nghệ biogas Phương pháp truyền thống
1 TT Hóc Môn 10 80 Bò sữa Vừa X
2 Xã Nhị Bình 10 190 Bò sữa+Heo Cao X
3 Xã Đông Thạnh 10 90 Bò sữa Vừa X X
4 Xã Thới Tam Thôn 10 120 Bò sữa Cao X
5 Xã Bà Điểm 10 68 Bò sữa+Heo Vừa X X
6 Xã Tân Hiệp 10 61 Bò sữa+Heo Cao X
7 Xã Tân Thới Nhì 10 63 Bò sữa Vừa X
8 Xã Tân Xuân 10 53 Bò sữa Cao X
9 Xã Trung Chánh 10 56 Bò sữa Vừa X
10 Xã Xuân Thới Đông 10 96 Bò sữa Vừa X X
11 Xã Xuân Thới Sơn 10 68 Bò sữa Vừa X X
48 Bảng Bảng tổng hợp số liệu VSMT STT Tên huyện/Xã Số hộ Chăn nuôi gia súc Số hộ chăn nuôi HVS Tỷ lệ % I HUYỆN HÓC MÔN 68,632 2,899 772 26.63 1 Thị trấn Hóc Môn 3,903 60 51 85.00 2 Xã Bà Điểm 10,026 231 94 40.69 3 Xã Đông Thạnh 7,964 819 3 0.37 4 Xã Nhị Bình 2,585 197 74 37.56 5 Xã Tân Hiệp 5,577 240 5 2.08 6 Xã Tân Thới Nhì 4,417 121 52 42.98 7 Xã Tân Xuân 2,727 262 4 1.53
8 Xã Thới Tam Thôn 10,047 418 252 60.29
9 Xã Trung Chánh 6,567 122 6 4.92
10 Xã Xuân Thới Đông 4,785 68 7 10.29
11 Xã Xuân Thới Sơn 3,510 176 40 22.73
12 Xã Xuân Thới