Thực hiện chiến lược Marketing-mix

Một phần của tài liệu 100 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động truyền thông Marketing tại Công ty cổ phần kiến trúc miền Bắc (Trang 49 - 51)

Chiến lược Marketing-mix cần phải được thực hiện ngay vì hiện tại, tuy công ty đã có các thành phần của Marketing-mix nhưng thực tế là chưa có một chiến lược thống nhất nhằm phát triển hoạt động này nói chung

- Sản phẩm

Công ty nên đặc biệt chú ý đến các chức năng của sản phẩm như: Độ an toàn, vận hành ổn định và tuổi thọ sử dụng vì đây là đặc tính quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Công ty phải thật sự chú ý và luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi được tung ra thị trường .

Về nhãn hiệu: Công ty ngày càng phải khẳng định được uy tín và khắc hoạ được hình ảnh của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng.

Về sản phẩm mới: Công ty cần tìm hiểu thị trường từ đó tiến hành nhập khẩu hàng phù hợp thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Giá

Công ty nên nghiên cứu định giá sao cho giá là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Thường thì giá sản phẩm không chênh lệch với giá của thị trường là bao nhiêu, còn giá của các bản thiết kế công trình thì tự công ty định giá sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hang.

Công ty cần thực hiện việc quản lý giá bán đối với các đại lý bán lẻ. Hiện tại việc quản lý giá có thể không cần thiết nhưng xét trong thời gian dài thì nó sẽ tạo ra uy tín, lòng tin đối với khách hàng, công ty tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các thành viên trong kênh. Để quản lý giá công ty cần tạo được sự hợp tác của các thành viên trong kênh, công ty có thể niêm yết giá bán của mình và thông báo cho người tiêu dùng.

- Kênh phân phối

Để khuyến khích các thành viên trong kênh công ty nên tổ chức các cuộc gặp mặt các thành viên kênh vào các dịp cuối năm hoặc ngày thành lập công ty. Ở các cuộc gặp mặt này các thành viên kênh sẽ báo cáo doanh số bán của mình trong năm qua và có thể có những đề xuất với công ty.

Cũng có thể công ty tổ chức các cuộc thi bán hàng theo tháng, quý, năm bằng hình thức chấm điểm cho các cửa hàng bán hàng của công ty về các mặt: Doanh số bán hàng, trưng bày hàng đầy đủ hoặc thẩm mỹ, thái độ của nhân viên bán hàng với khách hàng… Cửa hàng nào đạt điểm cao nhất sẽ được nhận phần thưởng của công ty.

Hệ thống kênh có thể được coi là một hệ thống xã hội, trong đó mỗi thành viên phụ thuộc vào người khác. Mỗi thành viên có vai trò nhất định và có nhiều kỳ vọng nhất định vào các thành viên khác, nên để quản lý kênh công ty phải quản lý được các thành viên trong kênh. Quản lý dòng chảy trong kênh người quản lý phải phối hợp với các thành viên trong kênh, để dòng chảy trong kênh được thông suốt. Muốn vậy công ty phải phân chia các công việc rõ ràng cho các thành viên kênh và tổ chức bổ trợ để cùng phân phối sản phẩm ra thị trường. Công ty có thể giao cho các

chi nhánh của công ty để quản lý cửa hàng bán lẻ, công ty cũng cần phải có những ràng buộc nhất định đối với các trung gian để đảm bảo mối liên kết giữa các thành viên trong kênh và công ty. Công ty phải luôn chú ý đến mối quan hệ với các thành viên trong kênh bằng các mối quan hệ dài hạn hỗ trợ các thành viên kênh bằng vốn, hỗ trợ trang trí cửa hàng, công ty cũng nên đưa ra mẫu mã cửa hàng một cách đặc trưng đối với sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu 100 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phát triển hoạt động truyền thông Marketing tại Công ty cổ phần kiến trúc miền Bắc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w