Khó khăn trong việc dạy phát â mở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt (Trang 28 - 31)

Xét về phương diện chính tả, còn nhiều các kiến giải khác nhau về vấn đề có hay không có âm đệm. Hoặc nói chính xác hơn là việc giữ ngưyên hoặc bỏ đi âm đệm xét trên bề mặt chữ viết. Về phương diện ngữ âm, một thực tế được đặt ra là việc dạy phát âm các tiếng chứa yếu tố được gọi âm đệm cho học sinh tiểu học đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Căn cứ trên tư liệu mà chúng tôi thu thập được về các tiếng chứa âm đệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2002, chúng tôi thấy : Có rất nhiều tiếng nếu trong trường hợp dạy phát âm cụ thể, chúng ta cũng rất khó đánh vần, nói gì đến việc dạy cho các cháu học sinh tiểu học. Chẳng hạn như một số từ sau:

chuếnh, chuệnh duềnh, doành

khoăm, khoằm, khoặm, khuếch, khuơ, khuýp... loắt, lúych, luýnh...

ngoai, ngoay, ngoắc, ngoăn, ngoao, ngoap, ngoeo... quặm, quạu, quẹo, quơ, quỷnh, quỵp, quýu...

tuếch, tuềnh, tuýp...

Việc học đã khó, dạy cho học sinh tiểu học càng khó hơn. Ngay bản thân người giáo viên nếu không có kiến thức về ngôn ngữ học nói chung và ngữ âm nói riêng, cũng rất khó phát âm các tiếng nêu trên. Nhưng ngay cả khi người giáo viên biết cách phát âm cũng rất khó mà truyền đạt được lại cho những học sinh (người không có chút ít kiến thức ngôn ngữ học nào) mà đặc biệt là hoc sinh tiểu học. Người giáo viên không thể giảng giải cho hoc sinh rằng những chữ cái [o] trong “hoắc, hoắm, ngoao, ngoap” hay [u] trong “chuếnh, chuệnh, quặm,...”là những chữ biểu thị yếu tố trong ngôn ngữ học được gọi là “âm đệm”. Với vốn hiểu biết ít ỏi của học sinh tiểu học, chắc chắn các em sẽ không thể nắm bắt được lời giảng của giáo viên. Do đó các giáo viên tiểu học đã gán cho “u” và “o” một chức năng tương đương vỡi chữ cái khác có trong từ và cùng với các nguyên âm khác tạo nên các vần. Đặc biệt là chữ cái “u” khi đi với “q”đã kết hợp với nó để tạo nên một âm “qu” được đọc là /kw/.

Mặc dù các giáo viên tiểu học đã gán cho “o”và “u” một chức năng mới nhưng việc dạy cho học sinh phát âm những tiếng này vẫn gặp nhiều khó khăn. Thông thường các em không biểu hiện được sự tròn môi của các yếu tố “o” và

“u”chẳng hạn khi phát âm các tiếng: chuếch, duềnh các em thường chỉ phát âm

được: chếnh, dềnh còn yếu tố “u” biểu thị sự tròn môi (theo quan niệm của Hoàng

Cao Cương, Phan Ngọc...) thì không được phát âm kèm theo.

Đặc biệt là có một số từ rất khó phát âm thì các em đã phát âm lẫn sang các âm khác.

Ví dụ:

quọ---cọ quyp---kịp

Từ những nhận xét ban đầu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 15 học sinh ở lớp 5B trường Tiểu học Trung Văn, kết quả thu được như sau:

STT Tiếng chứa âm đệm Số học sinh điều tra Phát âm Ghi chú Đúng Sai 1 Choắt 15 15 0 2 Chuệch 15 12 3 Chệch 3 Duềnh 15 15 0 4 Đoạt 15 15 0 5 Góa 15 15 0 6 Hoạnh 15 13 2 Hạnh 7 Khuỵu 15 9 6 Khịu 8 Luýnh 15 10 5 Lính 9 Ngoáo 15 8 7 ngáo 10 Ngoáp 15 11 4 Ngáp 11 Nguậy 15 15 0 12 Nhoẻn 15 15 0 13 Oăm 15 15 0 14 Quạu 15 12 3 Cạu

15 Quọ 15 9 5 Cọ Không biết đọc (1)

16 Quỵp 15 13 2 Kịp 17 Quýu 15 12 3 Kíu 18 Soát 15 15 0 19 Suỵt 15 15 0 20 Toèn 15 15 0 21 Tuýp 15 9 6 Típ 22 Truyền 15 15 0 23 Quơ 15 13 2 Cơ 24 Xúy 15 11 4 Xí 25 Xuề 15 10 5 Xề

Từ bảng số liệu thu được chúng tôi thấy rằng hiện tượng học sinh phát âm không có âm đệm không phải là không có. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao lại phát âm như vậy thì các em trả lời rằng: các em biết phát âm như vậy là sai nhưng do phát âm như vậy thì dễ hơn là phát âm những tiếng mà chúng ta gọi là tiếng có

chứ yếu tố tròn môi. Hơn nữa thấy nhiều người xung quanh phát âm như vậy nên các em cũng phát âm theo. Theo chúng tôi, điều đó là không phải là không có lí. Tâm lí chung của các em là thấy người xung quanh phát âm thế nào thì bắt chước như vậy. Hơn nữa trong những tiếng đưa ra, không phải tiếng nào cũng dễ đánh vần để có thể phát âm đúng được. Thậm chí trong tiếng Việt có những tiếng có chứa âm

đệm rất khó đánh vần như ngoeo, quào...

Như vậy, nhìn từ thực tế dạy và học phát âm, chúng tôi thấy rằng các tiếng chứa âm đệm đã gây nhiều khó khăn cho học sinh tiểu học. Thông thường, các em phát âm những tiếng này không có yếu tố mà được các nhà nghiên cứu gọi là âm đệm. Vấn đề được đặt ra là có nên giữ lại những yếu tố âm đệm này không?

Một phần của tài liệu mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w